khách
kè ㄎㄜˋ

khách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khách, người ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Khách" , đối lại với "chủ nhân" . ◎ Như: "tân khách" khách khứa, "thỉnh khách" mời khách. ◇ Cổ nhạc phủ : "Khách tòng viễn phương lai, Di ngã song lí ngư" , (Ẩm mã trường thành quật hành ) Khách từ phương xa lại, Để lại cho ta cặp cá chép.
2. (Danh) Tiếng xưng hô của người bán (hoặc cung cấp dịch vụ) đối với người mua (người tiêu thụ): khách hàng. ◎ Như: "thừa khách" khách đi (tàu, xe), "khách mãn" 滿 đủ khách.
3. (Danh) Phiếm chỉ người hành nghề hoặc có hoạt động đặc biệt. ◎ Như: "thuyết khách" nhà du thuyết, "chánh khách" nhà chính trị, "châu bảo khách" người buôn châu báu.
4. (Danh) Người được nuôi ăn cho ở tại nhà quý tộc môn hào ngày xưa (để giúp việc, làm cố vấn). ◇ Chiến quốc sách : "Hậu Mạnh Thường Quân xuất kí, vấn môn hạ chư khách thùy tập kế hội" , (Tề sách tứ , Tề nhân hữu Phùng Huyên giả ) Sau Mạnh Thường Quân giở sổ ra, hỏi các môn khách: Vị nào quen việc kế toán?
5. (Danh) Người ở xa nhà. ◇ Vương Duy : "Độc tại dị hương vi dị khách, Mỗi phùng giai tiết bội tư thân" , (Cửu nguyệt cửu nhật ức San Đông huynh đệ ) Một mình ở quê người làm khách lạ, Mỗi lần gặp tiết trời đẹp càng thêm nhớ người thân.
6. (Danh) Phiếm chỉ người nào đó. ◎ Như: "quá khách" người qua đường.
7. (Danh) Lượng từ: suất ăn uống. ◎ Như: "nhất khách phạn" một suất cơm khách.
8. (Danh) Họ "Khách".
9. (Động) Ở trọ, ở ngoài đến ở nhờ. ◇ Tam quốc chí : "Hội thiên hạ chi loạn, toại khí quan khách Kinh Châu" , (Ngụy thư , Đỗ Kì truyện ) Biết rằng thiên hạ loạn, bèn bỏ quan, đến ở trọ tại Kinh Châu.
10. (Động) Đối đãi theo lễ dành cho tân khách. ◇ Sử Kí : "Ngũ niên, Sở chi vong thần Ngũ Tử Tư lai bôn, công tử Quang khách chi" , , (Ngô Thái Bá thế gia ) Năm thứ năm, bề tôi lưu vong nước Sở là Ngũ Tử Tư đến, công tử Quang đối đãi như khách.
11. (Tính) Lịch sự xã giao. ◎ Như: "khách khí" khách sáo.
12. (Tính) Thứ yếu. ◇ Cố Viêm Vũ : "Truyện vi chủ, kinh vi khách" , (Nhật tri lục , Chu Tử Chu dịch bổn nghĩa ) Truyện là chính, kinh là phụ.
13. (Tính) Ngoài, ngoài xứ. ◎ Như: "khách tử" chết ở xứ lạ quê người.
14. (Tính) Có tính độc lập không tùy thuộc vào ý muốn hoặc cách nhìn sự vật của mỗi người. ◎ Như: "khách quan" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khách, đối lại với chủ .
② Gửi, trọ, ở ngoài đến ở nhờ gọi là khách.
③ Mượn tạm, như khách khí dụng sự mượn cái khí hão huyền mà làm việc, nghĩa là dùng cách kiêu ngạo hão huyền mà làm, chớ không phải là chân chính. Tục cho sự giả bộ ngoài mặt không thực bụng là khách khí , như ta quen gọi là làm khách vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khách, môn khách, thực khách, khách khanh, khách khứa: Tiếp khách; Tân khách, khách khứa; Thần nghe các quan đề nghị đuổi khách khanh, trộm nghĩ như vậy là lầm (Lí Tư: Gián trục khách thư);
② Hành khách: Xe hành khách;
③ Khách (hàng): Khách hàng;
④ (văn) Ở trọ, ở nhờ, làm khách, sống nơi đất khách: Năm năm làm khách (ở nhà) nơi Thục Quận (Đỗ Phủ: Khứ Thục);
⑤ (cũ) Người, kẻ...: Người hào hiệp; Thuyết khách;
⑥ [Kè] (Họ) Khách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ngoài tới nhà mình. Td: Chủ khách — Người đi đường. Td: Hành khách , Lữ khách . Td: Chính khách — Gửi tạm. Nhờ.

Từ ghép 75

ấp khách 揖客bạo khách 暴客bô khách 逋客chiêu khách 招客chính khách 政客chủ khách 主客chưởng khách 掌客cố khách 顧客dạ khách 夜客dã khách 野客dị khách 異客du khách 遊客đãi khách 待客điển khách 典客điếu khách 弔客hành khách 行客hiệp khách 俠客khách địa 客地khách điếm 客店khách đường 客堂khách hộ 客戶khách hộ 客户khách khí 客气khách khí 客氣khách nhân 客人khách quán 客舘khách quan 客觀khách quan 客观khách quán 客館khách sạn 客栈khách sạn 客棧khách sảnh 客厅khách sảnh 客廳khách sáo 客套khách thể 客體khách thương 客商khách tinh 客星khách tử 客死khách xa 客車khách xa 客车khê khách 溪客kiếm khách 劍客lữ khách 旅客lưu khách 畱客mặc khách 墨客mị khách 媚客nhã khách 雅客phát khách 發客phiêu khách 鏢客quá khách 過客quan khách 官客quý khách 貴客sinh khách 生客tạ khách 謝客tác khách 作客tạm khách 暫客tản khách 散客tàn khách 殘客tao khách 騷客tao nhân mặc khách 騷人墨客tân khách 賓客thanh khách 清客thích khách 刺客thục khách 熟客thuyết khách 說客thừa khách 乘客thực khách 食客thượng khách 上客tiếp khách 接客tố khách 做客tri khách 知客trích khách 謫客ưu khách 憂客viễn khách 遠客vũ khách 羽客
phì
bǐ ㄅㄧˇ, féi ㄈㄟˊ

phì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

béo

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Béo, mập. ◎ Như: "phì bàn" mập mạp, "phì trư" lợn béo. ◇ Âu Dương Tu : "Khê thâm nhi ngư phì" (Túy Ông đình kí ) Ngòi sâu mà cá mập.
2. (Tính) Có nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ. ◎ Như: "vật dụng phì thực vật" đừng dùng thức ăn nhiều dầu mỡ.
3. (Tính) Đầy đủ, sung túc. ◇ Lễ Kí : "Gia chi phì dã" (Lễ vận ) Nhà giàu có.
4. (Tính) Màu mỡ. ◇ Hàn Dũ : "Bàn cốc chi gian, tuyền cam nhi thổ phì" , (Tống Lí Nguyện quy Bàn Cốc tự ) Trong khoảng Bàn Cốc, suối ngon ngọt mà đất màu mỡ.
5. (Tính) Rộng, to. ◎ Như: "tụ tử thái phì liễu" tay áo rộng quá. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm đạo: Tiện nhĩ bất thuyết, bỉ Quan Vương đao, dã đả bát thập nhất cân đích. Đãi chiếu đạo: Sư phụ, phì liễu, bất hảo khán, hựu bất trúng sử" : 便, , . : , , 使 (Đệ tứ hồi) Lõ Trí thâm nói: Thế thì ta theo lời anh, giống như thanh đao của Đức Quan Thánh, đánh cho ta một cái nặng tám mươi mốt cân. Người thợ nói: Thưa sư phụ, thế thì to quá, trông không đẹp, mà không vừa tay.
6. (Động) Bón phân. ◎ Như: "phì điền" bón ruộng.

Từ điển Thiều Chửu

① Béo, phàm các giống động vật thực vật mà có nhiều chất béo gọi là phì, như phì mĩ béo ngậy, ngậy ngon.
② Ðầy đủ, thừa thãi, như phân phì chia của.
③ Bón ruộng, các thứ dùng để bón ruộng đều gọi là phì, như phì liệu đồ bón tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Béo, mập: Lợn béo; Ngựa không ăn cỏ đêm không béo;
② Màu mỡ: Ruộng đất màu mỡ;
③ Bón ruộng: Phân bón ruộng;
④ Phân bón: Bón phân lót; Phân xanh; Phân hóa học; Bón phân;
⑤ To, rộng: Cái áo bông này tay rộng quá;
⑥ (văn) Đầy đủ, thừa thãi: Chia của.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mập mạp, nhiều thịt — Béo tốt — Mầu mỡ, nói về đất tốt — Phân bón ruộng cho đất ruộng tốt.

Từ ghép 17

phúc
fú ㄈㄨˊ, fù ㄈㄨˋ

phúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phúc, may mắn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Những sự tốt lành (phú, quý, thọ khảo, khang kiện, v.v.). § Kinh Thi chia ra năm phúc: (1) Giàu (2) Yên lành (3) Sống lâu (4) Có đức tốt (5) Vui hết tuổi trời . ◎ Như: "hưởng phúc" hưởng hạnh phúc, "tạo phúc nhân quần" tạo nên hạnh phúc cho loài người.
2. (Danh) Số may, cơ hội. ◎ Như: "khẩu phúc" số được ăn uống thức ngon, "nhãn phúc" số được xem ngắm cái đẹp, "nhĩ phúc" số được nghe âm nhạc hay.
3. (Danh) Lợi ích.
4. (Danh) Rượu thịt dùng việc tế lễ.
5. (Danh) Một phép lễ thời xưa, phụ nữ đặt tay sau lưng, nắm lại để kính lạy gọi là "phúc" . § Cũng gọi là "vạn phúc" .
6. (Danh) Chỉ "Phúc Kiến" .
7. (Danh) Họ "Phúc".
8. (Động) Ban phúc, tạo phúc, giúp đỡ. ◇ Tả truyện : "Tiểu tín vị phu, thần phất phúc dã" , (Trang Công thập niên ) Làm ra vẻ thành thật bề ngoài chưa làm người tin phục, thần linh chẳng trợ giúp vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Phúc, những sự tốt lành đều gọi là phúc. Kinh Thi chia ra năm phúc: (1) Giàu (2) Yên lành (3) Thọ (4) Có đức tốt (5) Vui hết tuổi trời .
② Giúp.
③ Thịt phần tế.
④ Rượu tế còn thừa.
⑤ Vén vạt áo (lối đàn bà lạy).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạnh phúc, phúc: Phúc lợi; Hưởng hạnh phúc; Mang lại hạnh phúc cho loài người;
② (văn) Thịt phần tế;
③ (văn) Rượu tế còn thừa;
④ (văn) Giúp;
⑤ (văn) Vén vạt áo (lối lạy của đàn bà thời xưa);
⑥ [Fú] (Họ) Phúc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều may mắn được hưởng trong đời. Đoạn trường tân thanh có câu: » Kiếp tu xưa ví chưa dày, phúc nào nhắc được giá này cho ngang « — Việc tốt lành — Cũng đọc Phước.

Từ ghép 39

tế
jì ㄐㄧˋ

tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh, bên bờ, mép, lề
2. giữa
3. dịp, lúc, trong khoảng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Biên, ven, bờ, ranh giới. ◎ Như: "biên tế" cõi ngoài biên, "thủy tế" vùng ven nước. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
2. (Danh) Lúc, dịp, trong khoảng (hai thời điểm trước sau giao tiếp). ◎ Như: "thu đông chi tế" lúc cuối thu đầu đông. ◇ Văn tuyển : "Thụ nhậm ư bại quân chi tế, phụng mệnh ư nguy nan chi gian" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Nhận lấy trách nhiệm lúc quân bại trận, vâng mệnh trong khi nguy khó.
3. (Danh) Giữa, bên trong. ◎ Như: "quốc tế" giữa các nước, "tinh tế" giữa các tinh tú. ◇ Đào Uyên Minh : "Khai hoang nam dã tế, thủ chuyết quy viên điền" , (Quy viên điền cư ) Khai khẩn ở trong đồng phía nam, giữ lấy vụng về kém cỏi mà quay về chốn ruộng vườn.
4. (Danh) Cơ hội, vận hội. ◎ Như: "tế ngộ" thời vận.
5. (Động) Giao tiếp, hội họp. ◎ Như: "giao tế" qua lại với nhau.
6. (Động) Vừa gặp, gặp gỡ. ◎ Như: "tế thử nguy nan" gặp phải nguy nan thế này, "hạnh tế thừa bình" may gặp lúc thái bình.

Từ điển Thiều Chửu

① Giao tiếp, người ta cùng đi lại chơi bời với nhau gọi là giao tế .
② Địa vị, cái địa vị mà phận mình phải ở gọi là phận tế , được cái địa vị chân thực gọi là chân tế hay thực tế .
③ Ngoài biên. Như biên tế cõi ngoài biên, đầu mái nhà cũng gọi là thiềm tế , nơi rừng rú gọi là lâm tế .
④ Trong khoảng giao nhau. Như lúc cuối thu đầu đông gọi là thu đông chi tế .
⑤ Vừa gặp. Như hạnh tế thừa bình may gặp lúc thái bình. Lúc thời vận vừa tới cũng gọi là tế ngộ hay tế hội .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bên cạnh, bên bờ, bờ, mép, lề, ranh giới: Chân trời; Không bờ bến;
② Giữa: Giữa các xưởng; Giữa các nước, quốc tế; Giữa các tinh tú; Đấu bóng rổ giữa các trường; Sự hiệp tác giữa các nhà máy;
③ Dịp, lúc, trong khoảng: Lúc (trong khoảng) cuối thu đầu đông; Dịp quốc khánh; Lúc này mới còn sửa soạn;
④ Giữa lúc, gặp lúc, giữa khi, nhân dịp: Giữa lúc (khi) thắng lợi; Nhân dịp dựng nước năm mươi năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ hai mí tường giáp nhau — Bờ cõi. Ranh giới. Td: Biên tế — Sự giao thiệp. Td: Quốc tế. Thực tế.

Từ ghép 16

ta
jiē ㄐㄧㄝ, juē ㄐㄩㄝ

ta

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thương xót

Từ điển trích dẫn

1. (Thán) Biểu thị xót thương, đau xót. ◎ Như: "hu ta" than ôi!
2. (Thán) Biểu thị tán dương, khen ngợi. ◇ Sử Kí : "Ta hồ! Thử chân tướng quân hĩ" ! (Giáng Hầu Chu Bột thế gia ) Ôi chao! Ấy thật là tướng quân vậy.
3. (Thán) Tiếng gọi lại. ◇ Lễ Kí : "Ta! Lai thực" ! (Đàn cung ) Này! Lại ăn đi.
4. (Trợ) Tiếng phát ngữ.
5. Một âm là "tá". (Động) "Đốt tá" : than thở. ◇ Bão Phác Tử : "Lệnh nhân đát nhiên tâm nhiệt, bất giác đốt tá" , (Cần cầu ) Khiến cho người xót thương nóng ruột, bất giác thở than.
6. (Phó) "Đốt tá" : giây lát, khoảnh khắc. ◇ Tả Tư : "Phủ ngưỡng sanh vinh hoa, Đốt tá phục điêu khô" , (Vịnh sử ) Chớp mắt thành tươi tốt, Khoảnh khắc lại héo khô.
7. (Động) "Đốt tá" : quát tháo, la hét. ◇ Tô Triệt : "Hạng Tịch thừa bách chiến bách thắng chi uy nhi chấp chư hầu chi bính, đốt tá sất trá, phấn kì bạo nộ" , , (Tam quốc luận ) Hạng Tịch thừa uy thế trăm trận trăm thắng mà nắm quyền của các chư hầu, quát tháo la hét, dũng mãnh hung hãn.

Từ điển Thiều Chửu

① Than thở, như hu ta than ôi!
② Một âm là tá. Ðốt tá dây lát.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Than thở: Than ôi! Cg. [jue].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng than — Thở than.

Từ ghép 7

tập
xí ㄒㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. áo liệm người chết
2. tập kích, lẻn đánh, đánh úp
3. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo liệm người chết.
2. (Danh) Lượng từ: bộ, chiếc (đơn vị áo, chăn, đệm, v.v.). ◇ Sử Kí : "Tứ tướng quốc y nhị tập" (Triệu thế gia ) Ban cho tướng quốc hai bộ áo.
3. (Danh) Họ "Tập".
4. (Động) Mặc thêm áo liệm cho người chết.
5. (Động) Mặc thêm áo ngoài. ◇ Lễ Kí : "Hàn bất cảm tập, dưỡng bất cảm tao" , (Nội tắc ) Lạnh không dám mặc thêm áo ngoài, ngứa không dám gãi.
6. (Động) Mặc (quần áo). ◇ Tư Mã Tương Như : "Tập triều phục" (Thượng lâm phú ) Mặc triều phục.
7. (Động) Chồng chất, trùng lập. ◇ Hoài Nam Tử : "Thử thánh nhân sở dĩ trùng nhân tập ân" (Phiếm luận ) Do đó mà thánh nhân chồng chất đức nhân trùng lập ân huệ.
8. (Động) Noi theo, nhân tuần. ◎ Như: "duyên tập" 沿 noi theo nếp cũ. ◇ Lục Cơ : "Hoặc tập cố nhi di tân, hoặc duyên trọc nhi cánh thanh" , 沿 (Văn phú ) Hoặc theo cũ mà thêm mới, hoặc theo đục mà càng trong.
9. (Động) Kế thừa, nối tiếp, tiếp nhận. ◎ Như: "thế tập" đời đời nối tiếp chức tước. ◇ Tả truyện : "Cố tập thiên lộc, tử tôn lại chi" 祿, (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Cho nên nhận lộc trời, con cháu cậy nhờ.
10. (Động) Đánh bất ngờ, đánh úp. ◎ Như: "yểm tập" đánh úp. ◇ Tả truyện : "Phàm sư hữu chung cổ viết phạt, vô viết xâm, khinh viết tập" , , (Trang Công nhị thập cửu niên ) Phàm binh có chiêng trống gọi là "phạt", không có gọi là "xâm", gọn nhẹ bất ngờ (dùng khinh binh) gọi là "tập".
11. (Động) Đến với, đập vào. ◎ Như: "xuân phong tập diện" gió xuân phất vào mặt. ◇ Khuất Nguyên : "Lục diệp hề tố chi, phương phỉ phỉ hề tập dư" , (Cửu ca , Thiểu tư mệnh ) Lá xanh cành nõn, hương thơm ngào ngạt hề phả đến ta.
12. (Động) Điều hòa, hòa hợp. ◇ Hoài Nam Tử : "Thiên địa chi tập tinh vi âm dương" (Thiên văn ) Trời đất hợp khí làm thành âm dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo lót, một bộ quần áo gọi là nhất tập .
② Noi theo, như duyên tập 沿 noi cái nếp cũ mà theo. Đời nối chức tước gọi là thế tập .
③ Đánh lẻn, đánh úp, làm văn đi ăn cắp của người gọi là sao tập .
④ Áo liệm người chết.
⑤ Mặc áo.
⑥ Chịu nhận,
⑦ Hợp lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập kích, đột kích, đánh úp: Tập kích ban đêm. (Ngr) Thâm nhiễm, xâm nhập: Hơi lạnh thâm nhiễm vào người;
② Kế tục, noi theo, rập theo khuôn sáo cũ: Sao chép lại, quay cóp (văn, thơ của người khác), rập khuôn một cách máy móc; Thế truyền, cha truyền con nối;
③ (văn) Áo lót;
④ (văn) Áo liệm người chết;
⑤ (văn) Mặc áo;
⑥ (loại) Bộ, chiếc: Một chiếc áo bông;
⑦ (văn) Chịu nhận;
⑧ (văn) Hợp lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo mặc chồng ra ngoài — Nhiều lớp chồng chất — Một cái ( nói về quần áo ). Td: Y nhất tập ( một cái áo ) — Noi theo đời trước — Đánh úp.

Từ ghép 19

shī ㄕ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhiều, đông đúc
2. sư (gồm 2500 lính)
3. thầy giáo
4. sư sãi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đô ấp, đô thành (chỗ to rộng, đông người). ◎ Như: "kinh sư" chỗ đô hội trong nước.
2. (Danh) Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một "sư".
3. (Danh) Quân đội. ◎ Như: "xuất sư" xuất quân. ◇ Lí Hoa : "Toàn sư nhi hoàn" (Điếu cổ chiến trường văn ) Toàn quân trở về.
4. (Danh) Thầy, thầy giáo. ◎ Như: "giáo sư" thầy dạy, "đạo sư" bậc thầy hướng dẫn theo đường chính. ◇ Luận Ngữ : "Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên" , (Thuật nhi ) Ba người (cùng) đi, tất có người (có thể) làm thầy ta.
5. (Danh) Gương mẫu. ◎ Như: "vạn thế sư biểu" tấm gương muôn đời, "tiền sự bất vong, hậu sự chi sư" , việc trước không quên, (là) tấm gương cho việc sau (nhớ chuyện xưa để làm gương về sau).
6. (Danh) Tiếng tôn xưng nhà tu hành, đạo sĩ. ◎ Như: "pháp sư" , "thiền sư" .
7. (Danh) Chuyên gia, nhà chuyên môn (sở trường về một ngành nghề). ◎ Như: "họa sư" thầy vẽ, "luật sư" trạng sư.
8. (Danh) Người trùm. ◎ Như: "bốc sư" quan trùm về việc bói, "nhạc sư" quan trùm coi về âm nhạc.
9. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch, trên là "Khôn" , dưới là "Khảm" .
10. (Danh) Họ "Sư".
11. (Động) Bắt chước, noi theo. ◎ Như: "hỗ tương sư pháp" bắt chước lẫn nhau. ◇ Sử Kí : "Kim chư sanh bất sư kim nhi học cổ, dĩ phi đương thế, hoặc loạn kiềm thủ" , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa, để chê bai thời nay, làm cho dân đen rối loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều, đông đúc, như chỗ đô hội trong nước gọi là kinh sư nghĩa là chỗ to rộng và đông người.
② Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một sư.
③ Dạy người ta học về đạo đức học vấn gọi là sư. Như sư phạm giáo khoa khóa dạy đạo làm thầy.
④ Có một cái sở trường về một nghề gì cũng gọi là sư, như họa sư , thầy vẽ.
⑤ Bắt chước, như hỗ tương sư pháp đắp đổi cùng bắt chước.
⑥ Người trùm, như bốc sư quan trùm về việc bói, nhạc sư quan trùm coi về âm nhạc, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thầy dạy, thầy giáo: Thầy giáo và học sinh, thầy trò; Trọng thầy mến trò;
② (Ngr) Gương mẫu: Làm gương, tấm gương;
③ Sư, thợ, nhà (chỉ chung những người có nghề chuyên môn): Thợ vẽ; Kĩ sư, công trình sư; Thợ cắt tóc; Nhà thiết kế;
④ Học, bắt chước, noi theo: Bắt chước lẫn nhau;
⑤ Về quân sự: Tuyên thề; Xuất quân;
⑥ Sư đoàn: Chính ủy sư đoàn; Sư đoàn xe tăng;
⑦ [Shi] (Họ) Sư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị quân đội lớn thời cổ. Một Sư gồm 5 Lữ — Tên một đơn vị quân độ lớn trong chế độ binh bị ngày nay, tức Sư đoàn, gồm nhiều Trung đoàn — Chỉ chung quân đội. Td: Xuất sư ( đem quân ra trận ) — Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Khảm, trên quẻ Khôn, chỉ về sự đông đảo — Ông thầy dạy học. Td: Giáo sư — Bắt chước người khác. Học theo người khác — Vị tăng. Ông thầy chùa. Ca dao có câu: » Ba cô đội gạo lên chùa, một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư « — Người đầu tiên sáng lập ra một nghề. Td: Tổ sư, Tiên sư — Người giỏi về một ngành hoạt động nào. Td: Luật sư, Kĩ sư — Gọi tắt của Sư tử. Td: Mãnh sư ( con sư tử mạnh mẽ ). Dùng như chữ Sư .

Từ ghép 71

ân sư 恩師bách thế sư 百世師bái sư 拜師bản sư 本師bính sư 餅師bộ sư 步師bốc sư 卜師chu sư 舟師công trình sư 工程師danh sư 名師dược sư 藥師đại sư 大師đạo sư 道師gia sư 家師giảng sư 講師giáo sư 教師hải sư 海師hành sư 行師họa sư 畫師hưng sư 興師hương sư 鄉師khất sư 乞師kĩ sư 技師kiếm sư 劍師kinh sư 京師lão sư 老師luật sư 律師nghiêm sư 嚴師nhạc sư 樂師pháp sư 法師phiêu sư 鏢師quân sư 軍師quân sư phụ 君師父quốc sư 國師quyền sư 拳師sĩ sư 士師suất sư 帥師sư cổ 師古sư cô 師姑sư đệ 師第sư đồ 師徒sư hình 師型sư huynh 師兄sư hữu 師友sư mẫu 師母sư phạm 師範sư phạm học hiệu 師範學校sư phạm khoa 師範科sư phó 師傅sư phụ 師父sư sinh 師生sư sự 師事sư thụ 師授thừa 師承sư truyền 師傳sư trưởng 師長tàm sư 蠶師tế sư 祭師thái sư 太師thệ sư 誓師thiền sư 禪師thủy sư 水師tiên sư 先師tổ sư 祖師tôn sư 尊師trạng sư 狀師trù sư 廚師ưng sư 鷹師vương sư 王師xuất sư 出師y sư 醫師
âu, ẩu
ōu ㄛㄨ, ǒu ㄛㄨˇ

âu

phồn thể

Từ điển phổ thông

châu Âu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Châu "Âu" gọi tắt. ◎ Như: "Âu Mĩ quốc gia" .
2. (Danh) Họ "Âu".
3. (Danh) "Âu Mỗ" : (1) Ohm, nhà Vật lí học người Đức (1787-1854). (2) Lượng từ, ohm: đơn vị điện trở.
4. (Động) Ca vịnh. § Cũng như "âu" .
5. Một âm là là "ẩu". (Động) Nôn mửa. § Cũng như "ẩu" .
6. (Động) Đánh. § Thông "ẩu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Châu Âu.
② Cùng nghĩa với chữ âu .
③ Một âm là là ẩu. Nôn mửa.
⑤ Ðánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đánh (dùng như , bộ ): Trương Lương Kinh ngạc, định đánh ông ta (Hán thư);
② [Ou] (Họ) Âu;
③ [Ou] Châu Âu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ca hát. Như chữ Âu — Tên một châu trên thế giới. Xem Âu châu — Họ người — Một âm khác là Ẩu.

Từ ghép 17

ẩu

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Châu "Âu" gọi tắt. ◎ Như: "Âu Mĩ quốc gia" .
2. (Danh) Họ "Âu".
3. (Danh) "Âu Mỗ" : (1) Ohm, nhà Vật lí học người Đức (1787-1854). (2) Lượng từ, ohm: đơn vị điện trở.
4. (Động) Ca vịnh. § Cũng như "âu" .
5. Một âm là là "ẩu". (Động) Nôn mửa. § Cũng như "ẩu" .
6. (Động) Đánh. § Thông "ẩu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Châu Âu.
② Cùng nghĩa với chữ âu .
③ Một âm là là ẩu. Nôn mửa.
⑤ Ðánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nôn mửa, ói (dùng như , bộ ): Uống rượu say ói mửa trên xe của thừa tướng (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nôn mửa. Như chữ Ẩu — Đánh nhau. Như chữ Ẩu .

Từ điển trích dẫn

1. Sạch sẽ, thanh khiết. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na thị mại đích yên chi đô bất can tịnh, nhan sắc dã bạc" , (Đệ tứ thập tứ hồi) Sáp bán ở hiệu không sạch, màu lại chóng bay.
2. Hết sạch, không có dư thừa. ◎ Như: "tha ngạ đắc tương sở hữu đích thái đô cật can tịnh liễu" .
3. Hoàn toàn, cả. ◇ Tây du kí 西: "Nhược chuyên dĩ tương mạo thủ nhân, can tịnh thác liễu" , (Đệ nhất bát hồi).
4. Xong, cho rồi, liễu kết. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Yếu tượng chỉ quản giá dạng náo, ngã hoàn phạ tử ni, đảo bất như tử liễu can tịnh" , , (Đệ nhị thập hồi) Cứ rắc rối mãi thế này, tôi lại sợ chết à? Thà chết đi cho xong chuyện.
5. Hình dung giải quyết xong xuôi, hoàn hảo.◇ Hồng Lâu Mộng : "Cánh bất như Bảo nhị da ứng liễu, đại gia vô sự, thả trừ liễu giá kỉ cá nhân, giai bất đắc tri đạo, giá sự hà đẳng đích can tịnh" , , , , (Đệ lục thập nhất hồi) Không bằng để cậu Bảo ứng nhận, chẳng ai vướng bận gì cả. Vả lại trừ mấy người này ra, không còn ai biết, như thế thì có phải tốt đẹp hoàn hảo không nào.
6. Xinh đẹp, thanh tú (tướng mạo). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha sanh đích đảo dã can tịnh, chủy nhi dã đảo quai giác" , (Đệ ngũ thập lục hồi) Trông hắn cũng xinh xắn, ăn nói cũng lém lỉnh đấy.
7. Trong sạch (quan hệ nam nữ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thùy gia một phong lưu sự? Biệt thảo ngã thuyết xuất lai, liên na biên đại lão da giá ma lợi hại, Liễn thúc hoàn hòa na tiểu di nương bất can tịnh ni" ? , , (Đệ lục thập tam hồi) Nhà nào mà chẳng có chuyện phong lưu? Đừng để tôi phải nói ra. Ngay ông Cả phủ bên kia cũng là tay đáo để, thế mà chú Liễn dám tằng tịu với dì bé đấy!
8. Tỉnh táo. ◇ Thẩm Đoan Tiết : "Muộn tửu cô châm, bán huân hoàn tỉnh, can tịnh bất như bất túy" , , (Hỉ oanh thiên , Từ ).

kiền tịnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sạch sẽ gọn gàng

nguyên bản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nguyên bản, bản gốc, bản chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nguồn gốc sự vật — Tiền vốn.

nguyên bổn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Nguồn gốc sự vật, căn nguyên.
2. Truy tìm nguyên do của sự vật. ◇ Mai Thừa : "Ư thị sử bác biện chi sĩ, nguyên bổn san xuyên, cực mệnh thảo mộc" 使, , (Thất phát ) Do đó khiến cho các bậc biện giải học rộng truy tìm nguồn gốc núi sông, biết hết từ đâu ra các tên cây cỏ.
3. Nguyên lai, bổn lai. ◇ Dương Sóc : "Diêu Trường Canh phu phụ nguyên bổn hữu lưỡng cá nhi tử, đô một liễu, thừa hạ cá nữ nhi, nã trước tượng nhãn châu tử nhất dạng bảo bối" , , , (Tam thiên lí giang san , Đệ nhất đoạn) Vợ chồng Diêu Trường Canh nguyên trước có hai đứa con trai, đều chết cả, chỉ còn một đứa con gái, nâng niu quý báu giống như con ngươi trong mắt.
4. Bản chính (sách vở, tài liệu viết hoặc khắc in ra lần thứ nhất), không phải bản sao chép. ◇ Lí Ngư : "Nhược thị, tắc hà dĩ nguyên bổn bất truyền nhi truyền kì sao bổn dã" , (Nhàn tình ngẫu kí , Từ khúc ) Như thế, thì tại sao bản chính không truyền mà lại truyền bản sao.
5. Bản sách căn cứ theo đó mà phiên dịch.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.