tiến, trãi, tấn
jiàn ㄐㄧㄢˋ

tiến

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hai lần
2. tiến cử
3. cỏ cho súc vật
4. chiếu cói

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ, rơm cho súc vật ăn.
2. (Danh) Chiếu cói, đệm rơm. ◇ Liêu trai chí dị : "Nại thất vô trường vật, duy ư tiến để đắc tiền tam bách" , (Ưng hổ thần ) Khốn nỗi trong phòng không có vật gì đáng giá, chỉ có ở dưới chiếu được ba trăm tiền.
3. (Danh) Phẩm vật dâng tế.
4. (Động) Lót, đệm.
5. (Động) Dâng, cúng. ◎ Như: "tiến tân" dâng cúng của mới. ◇ Luận Ngữ : "Quân tứ tinh, tất thục nhi tiến chi" , (Hương đảng ) Vua ban thịt tươi thì cho nấu chín, cúng tổ tiên (rồi mới ăn).
6. (Động) Tiến cử, giới thiệu. ◎ Như: "tiến hiền" tiến cử người hiền tài.
7. (Phó) Nhiều lần, trùng phức. ◇ Thi Kinh : "Tiên giáng tang loạn, Cơ cận tiến trăn" , (Đại nhã , Vân hán ) Trời gieo loạn lạc, Đói kém đến dồn dập.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ, rơm cho súc vật ăn gọi là tiến.
② Chiếu cói cũng gọi là tiến.
③ Dâng. Như tiến tân dâng cúng của mới.
④ Tiến cử. Như tiến hiền tiến cử người hiền tài.
④ Giới thiệu cho người biết cũng gọi là tiến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giới thiệu, tiến cử: Tôi giới thiệu với ông một người; Tiến cử người hiền tài;
② (văn) Cỏ;
③ (văn) (Chiếc) chiếu;
④ (văn) Dâng Dâng cúng của mới;
⑤ (văn) Lặp đi lặp lại, nhiều lần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ dày, cỏ rậm — Cỏ cho thú vật ăn — Chiếu đan bằng cỏ — Dâng lên cho người trên.

Từ ghép 4

trãi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hai lần
2. tiến cử
3. cỏ cho súc vật
4. chiếu cói

tấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hai lần
2. tiến cử
3. cỏ cho súc vật
4. chiếu cói
tắc
zé ㄗㄜˊ

tắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quy tắc
2. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn phép. ◎ Như: "ngôn nhi vi thiên hạ tắc" nói ra mà làm phép tắc cho thiên hạ.
2. (Danh) Gương mẫu. ◎ Như: "dĩ thân tác tắc" lấy mình làm gương.
3. (Danh) Đơn vị trong văn từ: đoạn, mục, điều, tiết. ◎ Như: "nhất tắc tiêu tức" ba đoạn tin tức, "tam tắc ngụ ngôn" ba bài ngụ ngôn, "thí đề nhị tắc" hai đề thi.
4. (Danh) Họ "Tắc".
5. (Động) Noi theo, học theo. ◇ Sử Kí : "Tắc Cổ Công, Công Quý chi pháp, đốc nhân, kính lão, từ thiếu" , , , , (Chu bổn kỉ ) Noi theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý, dốc lòng nhân, kính già, yêu trẻ.
6. (Liên) Thì, liền ngay. ◎ Như: "học như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thối" , 退 học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến là lùi ngay.
7. (Liên) Thì là, thì. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (với cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
8. (Liên) Lại, nhưng lại. ◎ Như: "dục tốc tắc bất đạt" muốn cho nhanh nhưng lại không đạt.
9. (Liên) Chỉ. ◇ Tuân Tử : "Khẩu nhĩ chi gian tắc tứ thốn nhĩ" (Khuyến học ) Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi.
10. (Liên) Nếu. ◇ Sử Kí : "Kim tắc lai, Bái Công khủng bất đắc hữu thử" , (Cao Tổ bổn kỉ ) Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đấy.
11. (Liên) Dù, dù rằng. ◇ Thương quân thư : "Cẩu năng lệnh thương cổ kĩ xảo chi nhân vô phồn, tắc dục quốc chi vô phú, bất khả đắc dã" , , (Ngoại nội ) Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không đông thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được.
12. (Phó) Là, chính là. ◇ Mạnh Tử : "Thử tắc quả nhân chi tội dã" (Công Tôn Sửu hạ ) Đó chính là lỗi tại tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Phép. Nội các chế đồ khuôn mẫu gì đều gọi là tắc, nghĩa là để cho người coi đó mà bắt chước vậy. Như ngôn nhi vi thiên hạ tắc nói mà làm phép cho thiên hạ.
② Bắt chước.
③ Thời, lời nói giúp câu, như hành hữu dư lực tắc dĩ học văn làm cho thừa sức thời lấy học văn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gương mẫu, gương: Lấy mình làm gương;
② Quy tắc, chế độ, quy luật, phép tắc, khuôn phép: Quy tắc chung; Quy tắc cụ thể; Bốn phép tính; Nói ra mà làm khuôn phép cho cả thiên hạ;
③ (văn) Noi theo, học theo: Noi theo ý chí các bậc tiên liệt; Học theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý (Sử kí);
④ (văn) Thì, thì là, thì lại, nhưng... thì lại: Mưa ít thì hạn, mưa nhiều thì úng; Làm được những điều đó rồi mà còn thừa sức thì mới học văn chương; Trong thì trăm họ căm giận, ngoài thì chư hầu làm phản (Tuân tử); 退 Việc học tập cũng giống như thuyền đi nước ngược, không tiến thì là lùi; Cô ấy lúc bình thường im lặng ít nói, nhưng khi thảo luận trong nhóm thì lại thao thao bất tuyệt;
⑤ (văn) Là: Đó là lỗi tại tôi; Đó là cảnh tượng đại quan của ngôi lầu Nhạc Dương (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí);
⑥ (văn) Nếu (biểu thị ý giả thiết): Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đó (Sử kí: Cao Tổ bản kỉ);
⑦ Dù, dù rằng, tuy (biểu thị ý nhượng bộ): Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không tăng thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được (Thương Quân thư); 稿 Bài văn tuy đã viết rồi, nhưng chỉ là một bản phác thảo;
⑧ (văn) (loại) Việc, bài: Ba bài;
⑨ (văn) Bậc, hạng: (Ruộng đất) phân làm chín bậc cao thấp (Hán thư);
⑩ (văn) Chỉ có: Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi (Tuân tử: Khuyến học thiên);
⑪ (văn) Trợ từ đặt giữa định ngữ và từ trung tâm (dùng như , ): Không phải tiếng gáy của gà (Thi Kinh: Tề phong, Kê minh);
⑫ (văn) Trợ từ cuối câu (vô nghĩa): Khi người kia tìm ta, chỉ sợ không được ta (Thi Kinh); ? Vì sao thế?;
⑬ (Họ) Tắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khuôn phép phải theo. Td: Pháp tắc — Rập khuôn. Bắt chước — Thì. Ắt là. Thành ngữ: Cẩn tắc vô ưu ( thận trọng thì không phải lo sợ gì ).

Từ ghép 18

shī ㄕ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhiều, đông đúc
2. sư (gồm 2500 lính)
3. thầy giáo
4. sư sãi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đô ấp, đô thành (chỗ to rộng, đông người). ◎ Như: "kinh sư" chỗ đô hội trong nước.
2. (Danh) Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một "sư".
3. (Danh) Quân đội. ◎ Như: "xuất sư" xuất quân. ◇ Lí Hoa : "Toàn sư nhi hoàn" (Điếu cổ chiến trường văn ) Toàn quân trở về.
4. (Danh) Thầy, thầy giáo. ◎ Như: "giáo sư" thầy dạy, "đạo sư" bậc thầy hướng dẫn theo đường chính. ◇ Luận Ngữ : "Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên" , (Thuật nhi ) Ba người (cùng) đi, tất có người (có thể) làm thầy ta.
5. (Danh) Gương mẫu. ◎ Như: "vạn thế sư biểu" tấm gương muôn đời, "tiền sự bất vong, hậu sự chi sư" , việc trước không quên, (là) tấm gương cho việc sau (nhớ chuyện xưa để làm gương về sau).
6. (Danh) Tiếng tôn xưng nhà tu hành, đạo sĩ. ◎ Như: "pháp sư" , "thiền sư" .
7. (Danh) Chuyên gia, nhà chuyên môn (sở trường về một ngành nghề). ◎ Như: "họa sư" thầy vẽ, "luật sư" trạng sư.
8. (Danh) Người trùm. ◎ Như: "bốc sư" quan trùm về việc bói, "nhạc sư" quan trùm coi về âm nhạc.
9. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch, trên là "Khôn" , dưới là "Khảm" .
10. (Danh) Họ "Sư".
11. (Động) Bắt chước, noi theo. ◎ Như: "hỗ tương sư pháp" bắt chước lẫn nhau. ◇ Sử Kí : "Kim chư sanh bất sư kim nhi học cổ, dĩ phi đương thế, hoặc loạn kiềm thủ" , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa, để chê bai thời nay, làm cho dân đen rối loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều, đông đúc, như chỗ đô hội trong nước gọi là kinh sư nghĩa là chỗ to rộng và đông người.
② Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một sư.
③ Dạy người ta học về đạo đức học vấn gọi là sư. Như sư phạm giáo khoa khóa dạy đạo làm thầy.
④ Có một cái sở trường về một nghề gì cũng gọi là sư, như họa sư , thầy vẽ.
⑤ Bắt chước, như hỗ tương sư pháp đắp đổi cùng bắt chước.
⑥ Người trùm, như bốc sư quan trùm về việc bói, nhạc sư quan trùm coi về âm nhạc, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thầy dạy, thầy giáo: Thầy giáo và học sinh, thầy trò; Trọng thầy mến trò;
② (Ngr) Gương mẫu: Làm gương, tấm gương;
③ Sư, thợ, nhà (chỉ chung những người có nghề chuyên môn): Thợ vẽ; Kĩ sư, công trình sư; Thợ cắt tóc; Nhà thiết kế;
④ Học, bắt chước, noi theo: Bắt chước lẫn nhau;
⑤ Về quân sự: Tuyên thề; Xuất quân;
⑥ Sư đoàn: Chính ủy sư đoàn; Sư đoàn xe tăng;
⑦ [Shi] (Họ) Sư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị quân đội lớn thời cổ. Một Sư gồm 5 Lữ — Tên một đơn vị quân độ lớn trong chế độ binh bị ngày nay, tức Sư đoàn, gồm nhiều Trung đoàn — Chỉ chung quân đội. Td: Xuất sư ( đem quân ra trận ) — Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Khảm, trên quẻ Khôn, chỉ về sự đông đảo — Ông thầy dạy học. Td: Giáo sư — Bắt chước người khác. Học theo người khác — Vị tăng. Ông thầy chùa. Ca dao có câu: » Ba cô đội gạo lên chùa, một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư « — Người đầu tiên sáng lập ra một nghề. Td: Tổ sư, Tiên sư — Người giỏi về một ngành hoạt động nào. Td: Luật sư, Kĩ sư — Gọi tắt của Sư tử. Td: Mãnh sư ( con sư tử mạnh mẽ ). Dùng như chữ Sư .

Từ ghép 71

ân sư 恩師bách thế sư 百世師bái sư 拜師bản sư 本師bính sư 餅師bộ sư 步師bốc sư 卜師chu sư 舟師công trình sư 工程師danh sư 名師dược sư 藥師đại sư 大師đạo sư 道師gia sư 家師giảng sư 講師giáo sư 教師hải sư 海師hành sư 行師họa sư 畫師hưng sư 興師hương sư 鄉師khất sư 乞師kĩ sư 技師kiếm sư 劍師kinh sư 京師lão sư 老師luật sư 律師nghiêm sư 嚴師nhạc sư 樂師pháp sư 法師phiêu sư 鏢師quân sư 軍師quân sư phụ 君師父quốc sư 國師quyền sư 拳師sĩ sư 士師suất sư 帥師sư cổ 師古sư cô 師姑sư đệ 師第sư đồ 師徒sư hình 師型sư huynh 師兄sư hữu 師友sư mẫu 師母sư phạm 師範sư phạm học hiệu 師範學校sư phạm khoa 師範科sư phó 師傅sư phụ 師父sư sinh 師生sư sự 師事sư thụ 師授sư thừa 師承sư truyền 師傳sư trưởng 師長tàm sư 蠶師tế sư 祭師thái sư 太師thệ sư 誓師thiền sư 禪師thủy sư 水師tiên sư 先師tổ sư 祖師tôn sư 尊師trạng sư 狀師trù sư 廚師ưng sư 鷹師vương sư 王師xuất sư 出師y sư 醫師
cường, cưỡng
jiàng ㄐㄧㄤˋ, qiáng ㄑㄧㄤˊ, qiǎng ㄑㄧㄤˇ

cường

phồn thể

Từ điển phổ thông

mạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cứng, không mềm dẻo. ◇ Hoài Nam Tử : "Mộc cường nhi phủ phạt chi" (Chủ thuật ) Cây cứng thì búa rìu chặt.
2. (Tính) Cứng dắn, kiên nghị. ◎ Như: "cường nghị" ý chí vững chắc.
3. (Tính) Cứng cỏi, không chịu khuất phục. ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi, cương ngạnh.
4. (Tính) Mạnh, khỏe, có sức lực. ◎ Như: "thân cường lực tráng" thân mạnh sức khỏe, "cường quốc" nước mạnh.
5. (Tính) Ngang ngược, hung bạo. ◎ Như: "cường đạo" quân cướp hung tợn.
6. (Tính) Thắng, hơn. ◇ Trương Tiên : "Hàm tiếu vấn đàn lang, Hoa cường thiếp mạo cường?" , (Bồ tát man , Mẫu đan hàm lộ ) Mỉm cười xin hỏi chàng, Hoa đẹp hơn hay dung mạo của thiếp hơn?
7. (Tính) Trên, hơn, quá (số lượng). ◎ Như: "cường bán" quá nửa. ◇ Vô danh thị : "Thưởng tứ bách thiên cường" (Mộc lan thi ) Ban thưởng hơn trăm nghìn.
8. (Danh) Người hoặc đoàn thể có uy quyền thế lực. ◎ Như: "liệt cường" các nước mạnh.
9. (Danh) Con mọt thóc gạo.
10. (Danh) Họ "Cường".
11. Một âm là "cưỡng". (Động) Ép buộc, bức bách. ◎ Như: "miễn cưỡng" gắng gượng, "cưỡng bách" áp bức, "cưỡng từ đoạt lí" tranh cãi bừa, dùng lời gượng ép để giành lấy lẽ phải.
12. (Phó) Hết sức, tận lực. ◇ Tả truyện : "Cung Chi Kì chi vi nhân dã, nọa nhi bất năng cưỡng gián" , (Hi Công nhị niên ) Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám tận lực can vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mạnh, khỏe: Thân thể khỏe mạnh;
② Giỏi, cứng: Anh ấy là một người rất giỏi;
③ Khá: Đời sống ngày một khá hơn;
④ Trên, hơn, già, quá: Già (trên, quá, hơn) một phần ba;
⑤ (văn) Con mọt thóc gạo;
⑥ [Qiáng] (Họ) Cường. Xem [jiàng], [qiăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cưỡng lại, không chịu khuất phục: Quật cường. Xem [qiáng], [qiăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con mọt gạo màu đen — Mạnh mẽ. Có sức mạnh — Có thừa. Hơn. Xem Cường bán — Một âm khác là Cưỡng.

Từ ghép 36

cưỡng

phồn thể

Từ điển phổ thông

gượng, miễn cưỡng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cứng, không mềm dẻo. ◇ Hoài Nam Tử : "Mộc cường nhi phủ phạt chi" (Chủ thuật ) Cây cứng thì búa rìu chặt.
2. (Tính) Cứng dắn, kiên nghị. ◎ Như: "cường nghị" ý chí vững chắc.
3. (Tính) Cứng cỏi, không chịu khuất phục. ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi, cương ngạnh.
4. (Tính) Mạnh, khỏe, có sức lực. ◎ Như: "thân cường lực tráng" thân mạnh sức khỏe, "cường quốc" nước mạnh.
5. (Tính) Ngang ngược, hung bạo. ◎ Như: "cường đạo" quân cướp hung tợn.
6. (Tính) Thắng, hơn. ◇ Trương Tiên : "Hàm tiếu vấn đàn lang, Hoa cường thiếp mạo cường?" , (Bồ tát man , Mẫu đan hàm lộ ) Mỉm cười xin hỏi chàng, Hoa đẹp hơn hay dung mạo của thiếp hơn?
7. (Tính) Trên, hơn, quá (số lượng). ◎ Như: "cường bán" quá nửa. ◇ Vô danh thị : "Thưởng tứ bách thiên cường" (Mộc lan thi ) Ban thưởng hơn trăm nghìn.
8. (Danh) Người hoặc đoàn thể có uy quyền thế lực. ◎ Như: "liệt cường" các nước mạnh.
9. (Danh) Con mọt thóc gạo.
10. (Danh) Họ "Cường".
11. Một âm là "cưỡng". (Động) Ép buộc, bức bách. ◎ Như: "miễn cưỡng" gắng gượng, "cưỡng bách" áp bức, "cưỡng từ đoạt lí" tranh cãi bừa, dùng lời gượng ép để giành lấy lẽ phải.
12. (Phó) Hết sức, tận lực. ◇ Tả truyện : "Cung Chi Kì chi vi nhân dã, nọa nhi bất năng cưỡng gián" , (Hi Công nhị niên ) Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám tận lực can vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ép buộc, gò ép: Ép buộc phải cho;
② Gượng: Cười gượng;
③ (văn) Kiên quyết, cực lực, cố sức: Kiên quyết liên minh với họ (Tả truyện: Chiêu công thập tam niên); Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám cực lực can vua (Tả truyện: Hi công nhị niên). Xem [jiàng], [qiáng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cưỡng lại, không chịu khuất phục: Quật cường. Xem [qiáng], [qiăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chống lại, không chịu tuân phục — Gắng sức. Cố dùng sức mà làm cho bằng được — Gò bó, không tự nhiên, gượng ép — Một âm khác là Cường.

Từ ghép 13

dương
yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dơ lên, giương lên, bay lên
2. Dương Châu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giơ lên, bốc lên. ◎ Như: "dương thủ" giơ tay. ◇ Nguyễn Dư : "Ngã tào du thử cận bát vạn niên, nam minh dĩ tam dương trần hĩ" , (Từ Thức tiên hôn lục ) Chúng tôi chơi ở chốn này mới tám vạn năm, mà bể Nam đã ba lần tung bụi.
2. (Động) Phô bày. ◇ Trung Dung : "Ẩn ác nhi dương thiện" Giấu cái xấu ác mà phô bày cái tốt đẹp.
3. (Động) Khen, xưng tụng. ◎ Như: "xưng dương" khen ngợi, "du dương" tấm tắc khen hoài. ◇ Liêu trai chí dị : "Trị khoa thí, công du dương ư Học sứ, toại lĩnh quan quân" , 使, (Diệp sinh ) Đến kì thi, ông hết lời khen ngợi (sinh) với Học sứ, nên (sinh) đỗ đầu.
4. (Động) Truyền bá, lan ra. ◎ Như: "dương danh quốc tế" truyền ra cho thế giới biết tên.
5. (Động) Tiến cử.
6. (Động) Khích động.
7. (Động) Sảy, rẽ (trừ bỏ trấu, vỏ của ngũ cốc). ◎ Như: "bá dương" sảy rẽ.
8. (Danh) Họ "Dương".
9. (Phó) Vênh vang, đắc ý. ◎ Như: "dương dương" vênh vang.

Từ điển Thiều Chửu

① Giơ lên, bốc lên, như thủy chi dương ba nước chưng gợn sóng, phong chi dương trần gió chưng bốc bụi lên, v.v.
② Khen, như xưng dương khen ngợi, du dương tấm tắc khen hoài (gặp ai cũng nói điều hay của người).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giương, giương cao: Vung roi;
② Bay bổng, phất phơ: Tung bay;
③ Truyền ra: Tin tức truyền ra rất nhanh khắp cả thành phố;
④ Khen: Tuyên dương; Khen ngợi;
⑤ (Ngọn lửa...) rực sáng;
⑥ Phô bày, bày ra (cho thấy, cho biết): Bày cái tốt ra cho thấy;
⑦ (Tiếng nói...) cao, cất cao lên;
⑧ Kích thích, khích động;
⑨ [Yáng] (Họ) Dương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng chim bay lên — Rõ ràng — Cao. Đưa cao lên cho ai cũng thấy. Chẳng hạn Biểu dương — Khen ngợi. Chẳng hạn Tán dương — Cây búa lưỡi sắc, một thứ binh khí thời cổ — Tên người, tức Hồ Sĩ Dương, danh sĩ thời Lê mạt, dòng dõi Hồ Tôn Thốc. Ông người xã Hoàn hậu huyện Huỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đậu tiến sĩ năm 1652, niên hiệu Khánh Đức thứ tư đời Lê Thần Tông, làm quan tới Binh Bộ Thượng thư, rồi Quốc Sử Tổng tài, có đi sứ Trung Hoa năm 1673, dự phần biên soạn bộ Đại Việt Sử kí Bản Kỉ Tục Biên trong những năm 1663-1665, ông lại trùng tu cuốn Lam Sơn Thục Lục và cuốn Lê triều Đế Vương, Trung Hưng công nghiệp Thực lục.

Từ ghép 28

huề
xī ㄒㄧ, xí ㄒㄧˊ, xié ㄒㄧㄝˊ

huề

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xách
2. chống
3. dắt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mang, đem theo. ◇ Tây du kí 西: "Ngã đẳng phụng Vương mẫu ý chỉ, đáo thử huề đào thiết yến" , (Đệ ngũ hồi) Chúng tôi vâng lệnh (Tây) Vương mẫu, đến đây mang đào về bày tiệc.
2. (Động) Dắt díu, dìu. ◎ Như: "phù lão huề ấu" dìu già dắt trẻ.
3. (Động) Cầm, nắm. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Thứ nhật, phu nhân phân phó tân lai tì tử, tương trung đường đả tảo, Nguyệt Hương lĩnh mệnh, huề trửu nhi khứ" , , , , (Lưỡng huyện lệnh cạnh nghĩa hôn cô nữ ).
4. (Động) Nhấc lên. ◎ Như: "huề vật" nhấc đồ vật. ◇ Vương Duy : "Bạch y huề hồ thương, Quả lai di lão tẩu" , (Ngẫu nhiên tác ).
5. (Động) Lìa ra, rời bỏ, li tán, li gián. ◎ Như: "huề nhị" hai lòng, thay lòng đổi dạ. ◇ Tân Đường Thư : "Thử do bệ hạ căng dục phủ ninh, cố tử bất huề nhị dã" , (Ngụy Trưng truyện ) Đó là do bệ hạ thương lo nuôi nấng vỗ về, nên chết (cũng) không hai lòng.
6. (Động) Liền, liên tiếp.
7. (Động) Xa cách trần thế.
8. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Mang, dắt.
② Dắt díu, như đề huề .
③ Lìa ra, rời bỏ.
④ Liền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mang theo, đem theo, dắt, dìu dắt: Mang theo vũ khí đầu hàng; Dìu già dắt trẻ;
② Dắt, cầm (tay): Dắt tay nhau đi dạo chơi;
③ (văn) Nhấc lên, nhắc lên, đưa lên: (Dễ) như lấy như nhấc đồ vật (Thi Kinh: Đại nhã, Bản);
④ (văn) Lìa ra, li gián, tách rời, phân li, rời bỏ: Chẳng bằng ngấm ngầm cho khôi phục Tào và Vệ, để li gián họ với Sở (Tả truyện: Hi công nhị thập bát niên); 【】huề nhị [xié'èr] (văn) Phản bội, li khai: Vì vậy đến chết vẫn không phản bội (Ngụy Trưng: Thập tiệm bất khắc chung sớ); Các nước chư hầu thờ nước Tấn, chưa dám bội phản (Tả truyện: Chiêu công thập tam niên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cầm lấy. Nắm lấy — Kéo đi, dắt đi — Liền nhau.

Từ ghép 2

sâm, sấm
lín ㄌㄧㄣˊ, qīn ㄑㄧㄣ, sēn ㄙㄣ, shèn ㄕㄣˋ

sâm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước ngấm vào. Thấm vào.

Từ ghép 2

sấm

phồn thể

Từ điển phổ thông

chảy, rỉ ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) (Chất lỏng) chảy, ngấm, thấm, rỉ ra. ◎ Như: "thủy sấm đáo thổ lí khứ liễu" nước đã thấm vào đất.
2. (Động) (Sự vật) dần dần xâm nhập. ◇ Tư Không Đồ : "Viễn bi xuân tảo sấm, Do hữu thủy cầm phi" , (Độc vọng ).
3. (Động) Chỉ người theo chỗ hở lách vào, chui vào. ◇ Quách Mạt Nhược : "Na nhi chánh trung canh vi tập trước nhất đại đôi nhân, sấm tiến khứ nhất khán, nguyên lai dã tựu thị đả thi mê đích" , , (Sáng tạo thập niên tục thiên , Lục).
4. (Động) Nước khô cạn. ◇ Huyền Ứng : "Hạ lộc viết sấm, sấm, kiệt dã" , , (Nhất thiết kinh âm nghĩa , Quyển thập nhị).
5. (Động) Làm cho sợ hãi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tương cận tam canh, Phụng Thư tự thụy bất thụy, giác đắc thân thượng hàn mao nhất tác, việt thảng trước việt phát khởi sấm lai" , , , (Đệ bát bát hồi) Chừng canh ba, Phượng Thư đang thiu thiu, giở ngủ giở thức, bỗng thấy lạnh mình sợ hãi, càng nằm càng thấy trong mình rờn rợn.

Từ điển Thiều Chửu

① Chảy, rỉ ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngấm, thấm xuống, chảy, rỉ ra, rò: Nước đã ngấm (thấm) vào đất.

Từ ghép 1

soán, thoán
cuān ㄘㄨㄢ

soán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ném, liệng, vứt
2. làm dối, làm ẩu
3. phát cáu, nổi giận
4. dẫn dụ vào bẫy

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Ném, liệng, vứt;
② Làm dối, vội vã đối phó, quơ cào quơ cấu: Không chuẩn bị trước để đến lúc sắp xảy ra mới vội vã đối phó;
③ Phát cáu, nổi giận, tức giận: Nó phát cáu rồi đấy;
④ 【】 thoán xuyết [cuanduo] (khn) Xui, xúi, xúi giục: Chính anh xúi giục nó làm đấy.

thoán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ném, liệng, vứt
2. làm dối, làm ẩu
3. phát cáu, nổi giận
4. dẫn dụ vào bẫy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ném, vứt. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ hành giả bả na lưỡng cá thi thủ, đô thoán tại hỏa lí thiêu liễu" , (Đệ tam thập nhị hồi) Võ hành giả đem hai cái xác chết, quẳng vào lửa đốt cháy đi.
2. (Động) Làm vội, làm quấy quá. ◎ Như: "sự tiền bất chuẩn bị hảo, lâm thì hiện thoán" , không chuẩn bị trước, đến lúc mới làm vội làm vàng.
3. (Động) Xui, xúi giục, khuyến khích. ◎ Như: "thoán xuyết" xúi giục.
4. (Động) Nổi giận, phát cáu. ◎ Như: "tha thoán nhi liễu" nó cáu rồi.
5. (Động) Chạy trốn, đào thoán.
6. (Động) Giao lên trên. Đặc chỉ nộp quyển (nói về khảo thí thời khoa cử).
7. (Động) Tụ tập,
8. (Động) Pha trộn, trộn lẫn, hỗn hợp. ◇ Cố Viêm Vũ : "Kì giảo giả đa dụng nhạn ngân, hữu thoán đồng ... quán duyên" , ... (Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư , Giang Nam bát ).
9. (Động) Mọc ra, nhú ra.
10. (Động) (Hơi khí nồng mạnh) xông vào mũi. ◇ Thang Hiển Tổ : "Thiêu hạ ta đại vĩ tử dương hảo bất thoán nhân đích tị" (Tử thoa kí , Hà Tây khoản hịch 西).
11. (Động) Chần. § Đem thức ăn nhúng vào nước sôi thật nhanh rồi vớt ra ngay. ◎ Như: "thoán tiểu kê" .
12. (Danh) Gậy dài dùng trong trò chơi đánh cầu (thời Tống, Kim, Nguyên).

Từ điển Thiều Chửu

① Ném.
② Dẫn dụ người làm bậy gọi là thoán xuyết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Ném, liệng, vứt;
② Làm dối, vội vã đối phó, quơ cào quơ cấu: Không chuẩn bị trước để đến lúc sắp xảy ra mới vội vã đối phó;
③ Phát cáu, nổi giận, tức giận: Nó phát cáu rồi đấy;
④ 【】 thoán xuyết [cuanduo] (khn) Xui, xúi, xúi giục: Chính anh xúi giục nó làm đấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ném xuống. Gieo xuống.

Từ điển trích dẫn

1. Hạng thứ nhất. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Khảo quá, tông sư trứ thật xưng tán, thủ tại nhất đẳng đệ nhất" , , (Đệ thập cửu hồi).
2. Một cấp bậc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã môn bất cảm hòa lão thái thái tịnh kiên, tự nhiên ải nhất đẳng, mỗi nhân thập lục lưỡng bãi liễu" , , (Đệ tứ thập tam hồi) Chúng con không dám sánh với cụ, xin kém một bậc, mỗi người góp mười sáu lạng thôi.
3. Một bậc thềm. ◇ Luận Ngữ : "Xuất, giáng nhất đẳng, sính nhan sắc, di di như dã" , , , (Hương đảng ) Khi lui ra, bước xuống một bậc thềm, sắc mặt ông tỏ ra hòa hoãn, vui vẻ.
4. Một loại, một vài. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Hữu nhất đẳng tố cử nhân tú tài đích, hô bằng dẫn loại, bả trì quan phủ" , , (Quyển nhị thập ngũ).
5. Bình đẳng, tương đồng, giống như nhau. ◇ Vương Gia : "(Thạch) Sùng thường trạch mĩ dong tư tương loại giả thập nhân, trang sức y phục đại tiểu nhất đẳng" ()姿, (Thập di kí , Quyển cửu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạng nhất, hạng đầu.

Từ điển trích dẫn

1. Một thứ tư vị. ◇ Trịnh Trân : "Quân khán nhập phẩm hoa, Chi cán tất tiên dị; Hựu khán phong nhưỡng mật, Vạn nhị đồng nhất vị" , ; , (Luận thi kì chư sanh thì đại giả tương chí ).
2. Chuyên nhất, một niềm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như kim nhất vị hiếu đạo, chỉ ái thiêu đan luyện hống, dư giả nhất khái bất tại tâm thượng" , , (Đệ nhị hồi) (Ông ta) nay một niềm mộ đạo, chỉ thích nấu đan luyện thuốc, ngoài ra không để ý đến việc gì khác.
3. Chỉ có một món ăn. ◇ Tô Thức : "Gian nan sanh lí trách, Nhất vị cảm chuyên hưởng" , (Vũ hậu hành thái ).
4. Ý nói vị cam lồ, chỉ có một không hai (trong kinh Phật). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Như Lai thuyết pháp, nhất tướng nhất vị" , (Dược thảo dụ phẩm đệ ngũ ).
5. Chỉ cứ, một mực. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Lí Tham Quân bất khẳng thuyết thoại, chỉ thị nhất vị khốc" , (Quyển tam thập).
6. Một thứ thuốc (Trung y). ◇ Lỗ Tấn : "Tiên tiền hữu nhất cá bệnh nhân, bách dược vô hiệu; đãi đáo ngộ kiến liễu thập ma Diệp Thiên Sĩ Tiên Sanh, chỉ tại cựu phương thượng gia liễu nhất vị dược dẫn: ngô đồng diệp" , ; , : (Triêu hoa tịch thập , Phụ thân đích bệnh ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ lòng dạ không thay đổi ( như món ăn chỉ có một mùi vị mà thôi ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.