thanh
shēng ㄕㄥ

thanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiếng, âm thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng. ◎ Như: "tiếu thanh" tiếng cười, "lôi thanh" tiếng sấm. ◇ Nguyễn Trãi : "Chung tiêu thính vũ thanh" (Thính vũ ) Suốt đêm nghe tiếng mưa.
2. (Danh) Đời xưa chia ra năm thứ tiếng là "cung, thương, giốc, chủy, vũ" , , , , . Âm nhạc cứ noi đấy làm mẫu mực.
3. (Danh) Tiếng người chia ra bốn thứ tiếng là "bình, thượng, khứ, nhập" , , , . Âm chữ cứ noi đấy làm mẫu mực.
4. (Danh) Âm nhạc. ◎ Như: "thanh sắc" âm nhạc và sắc đẹp.
5. (Danh) Lời nói. ◇ Sử Kí : "Thần văn cổ chi quân tử, giao tuyệt bất xuất ác thanh" , (Nhạc Nghị truyện ) Thần nghe bậc quân tử đời xưa, tuyệt giao với ai rồi, không nói ra lời xấu ác (về người đó).
6. (Danh) Tin tức, âm hao. ◇ Hán Thư : "Giới thượng đình trường kí thanh tạ ngã" (Triệu Quảng Hán truyện ) Đình trưởng trong vùng gởi tin đến tạ lỗi với ta.
7. (Danh) Tiếng tăm, danh dự. ◎ Như: "danh thanh đại chấn" tiếng tăm vang dội.
8. (Động) Nêu rõ, tuyên bố. ◎ Như: "thanh minh" nêu rõ việc làm ra, "thanh tội trí thảo" kể tội mà đánh.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng. Nguyễn Trãi : Chung tiêu thính vũ thanh suốt đêm nghe tiếng mưa.
② Ðời xưa chia ra năm thứ tiếng là cung, thương, giốc, chủy, vũ . Âm nhạc cứ noi đấy làm mẫu mực. Còn tiếng người thì chia ra bốn thứ tiếng là bình, thượng, khứ, nhập . Âm chữ cứ noi đấy làm mẫu mực.
③ Âm nhạc, như thanh dong tiếng tăm dáng dấp, thanh sắc tiếng hay sắc đẹp.
④ Lời nói, như trí thanh gửi lời đến.
⑤ Tiếng khen.
⑥ Kể, như thanh tội trí thảo kể tội mà đánh.
⑦ Nêu rõ, như thanh minh nêu rõ việc làm ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiếng, tăm: Nói lớn tiếng; Không tin tức qua lại, biệt tăm;
② Thanh: Bốn thanh; Thanh bằng;
③ Thanh điệu. Xem 調 [diào] nghĩa ④;
④ Tuyên bố, nói rõ, nêu rõ: Tuyên bố, thanh minh; Kể rõ tội mà đánh dẹp;
⑤ Tiếng tăm: Thanh vọng, tiếng tăm, danh dự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng. Tiếng động. Tiếng nói — Tiếng tăm.

Từ ghép 45

phụ
bù ㄅㄨˋ, fū ㄈㄨ, fù ㄈㄨˋ, pǒu ㄆㄡˇ

phụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bám, nương cậy
2. phụ thêm, góp vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bám, nương cậy, dựa. ◎ Như: "y phụ" nương tựa. ◇ Sử Kí : "Lỗ tiểu nhược, phụ ư Sở tắc Tấn nộ, phụ ư Tấn tắc Sở lai phạt" (Khổng tử thế gia) , ,   Nước Lỗ thì nhỏ và yếu, dựa vào nước Sở thì nước Tấn giận, nương cậy nước Tấn thì nước Sở đến đánh.
2. (Động) Theo, tuân phục. ◎ Như: "quy phụ" phục tùng, "xu phụ" hùa theo.
3. (Động) Sát gần, ghé. ◎ Như: "phụ cận" ở gần, "phụ tại tha nhĩ biên đê ngữ" ghé bên tai nó nói nhỏ.
4. (Động) Ưng theo, tán thành. ◎ Như: "phụ họa" tán đồng, "phụ nghị" đồng ý.
5. (Động) Tương hợp, phù hợp. ◇ Sử Kí : "Thị ngã nhất cử nhi danh thật phụ dã" (Trương Nghi liệt truyện ) Thế là ta làm một việc mà danh và thật tương hợp (được cả danh lẫn thực).
6. (Động) Thêm, làm tăng thêm. ◇ Luận Ngữ : "Quý thị phú vu Chu Công nhi Cầu dã vị chi tụ liễm nhi phụ ích chi" (Tiên tiến ) Họ Quý giàu hơn ông Chu Công, mà anh Cầu lại vì nó thu góp mà phụ thêm vào.
7. (Động) Gửi. ◎ Như: "phụ thư" gửi thư. ◇ Đỗ Phủ : "Nhất nam phụ thư chí" (Thạch hào lại ) Một đứa con trai gởi thư đến.
8. (Phó) Thêm vào, tùy thuộc. ◎ Như: "phụ thuộc" lệ thuộc, "phụ đái" phụ thêm, "phụ thiết" lập thêm.

Từ điển Thiều Chửu

① Bám, nương cậy, cái nhỏ bám vào cái lớn mới còn được gọi là phụ. Như y phụ nương tựa, nước nhỏ phục tùng nước lớn gọi là quy phụ .
② Phụ thêm. Như sách Luận ngữ nói Quý thị phú vu Chu Công nhi Cầu dã vị chi tụ liễm nhi phụ ích chi (Tiên tiến ) họ Quý giàu hơn ông Chu Công, mà anh Cầu lại vì nó thu góp mà phụ thêm vào.
③ Gửi. Như phụ thư gửi thư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kèm theo, kèm thêm: Đặt thêm; Gởi kèm theo một tấm ảnh;
② Cận, lân cận, sát gần, ghé: Phụ cận, lân cận; Ghé tai nói thầm;
③ Đồng ý, tán thành: Đồng ý (với một ý kiến);
④ (văn) Nương cậy, dựa vào, bám vào;
⑤ (văn) Phụ thêm, thêm vào, làm tăng thêm: Họ Quý giàu hơn Chu công, mà ông Cầu lại thu góp mà phụ thêm vào cho họ Quý (Luận ngữ);
⑥ (văn) (Ma quỷ) ám ảnh: Cô ấy bị ma ám ảnh;
⑦ (văn) Gởi: Một đứa con trai gởi thư đến (về nhà) (Đỗ Phủ: Thạch Hào lại).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhờ vào, dựa vào — Thêm vào.

Từ ghép 22

Từ điển trích dẫn

1. Đại cương yếu lĩnh. ◇ Hà Cảnh Minh : "Quân tử chi trị dã, thiết kì cương kỉ, nhi hữu kì mục, dữ dân thủ chi" , , , (Tặng Hướng tiên sanh tự ).
2. Pháp độ, cương thường. ◇ Huyền Trang : "Quốc vô cương kỉ, pháp bất chỉnh túc" , (Đại Đường Tây vực kí 西, A kì ni quốc ).
3. Trị lí, quản lí. ◇ Thi Kinh : "Miễn miễn ngã vương, Cương kỉ tứ phương" , (Đại nhã , Vực bốc ) Gắng gỏi lên đức vua ta, Cai quản sửa trị khắp cả bốn phương.
4. Chỉ chủ bạ công phủ và châu quận (ngày xưa).
5. Người bộc quản lí một nhà. § Cũng gọi là "cương kỉ bộc" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giềng mối, chỉ chung các phép tắc luật lệ.

Từ điển trích dẫn

1. Hoa mọc tươi tốt. ◇ Thi Kinh : "Đào chi yêu yêu, Chước chước kì hoa" , (Chu nam , Đào yêu ) Cây đào xinh tươi, Hoa rậm rạp tươi tốt.
2. Sáng rỡ, chói lọi. ◇ Nguyễn Tịch : "Chước chước tây đồi nhật, Dư quang chiếu ngã y" 西, (Vịnh hoài ) Mặt trời ngả về tây rực rỡ, Nắng thừa chiếu áo ta.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ biết a dua tùy tiện, không cần đúng đạo nghĩa. ◇ Chiến quốc sách : "Ngô Khởi sự Điệu Vương, sử tư bất hại công, sàm bất tế trung, ngôn bất thủ cẩu hợp, hạnh bất thủ cẩu dong" , 使, , (Tần sách tam ) Ngô Khởi thờ Điệu Vương, không để việc riêng hại việc công, lời gièm pha không che lấp được lòng trung, lời nói (của ông) không a dua phụ họa, đức hạnh không vụ giả dối bề mặt.
2. Tạm bợ, qua loa.
3. Chỉ nam nữ kết hợp bất chính. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngã lưỡng nhân tình hảo tuy giai, chung thuộc cẩu hợp" , (A Hà ) Hai ta tuy tình ý tốt đẹp, nhưng vẫn là không chính đáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bạn bè chơi với nhau không vì đạo nghĩa — Chỉ sự ăn nằm không chính đáng giữa trai gái ( không phải là vợ chồng ).

cương vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

cương vị, vị trí, chức vị

Từ điển trích dẫn

1. Chỗ quân đứng gác, chòi canh. Cũng chỉ quân lính canh gác. ◇ Lão Xá : "Viện trung hốt nhiên tăng đa liễu cương vị, xuất lai tiến khứ đích Nhật Bổn nhân tượng mã nghĩ ban gia na ma khẩn trương mang lục" . (Tứ thế đồng đường , Tứ thất) Bỗng nhiên trong sân lính canh tăng thêm nhiều, người Nhật Bổn ra vào đi lại, căng thẳng vội vàng bận bịu như đàn kiến dọn nhà.
2. Chức trách, bổn phận. ◎ Như: "ngã môn yếu kiên thủ công tác cương vị, nỗ lực bất giải" , chúng ta cần phải giữ vững nhiệm vụ phận việc của mình, cố gắng không trễ nải.
3. Phiếm chỉ chức vị.
tinh, tỉnh
chéng ㄔㄥˊ, jīng ㄐㄧㄥ, xīng ㄒㄧㄥ, xǐng ㄒㄧㄥˇ

tinh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỉnh rượu — Đang nằm mơ mà tỉnh dậy — Mê man mà tỉnh ra — Chợt hiểu ra.

tỉnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tỉnh lại
2. thức
3. đánh thức

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết say. ◇ Thủy hử truyện : "Thử thì tửu dĩ thất bát phân tỉnh liễu" (Đệ tứ hồi) Lúc này thì đã tỉnh rượu bảy tám phần.
2. (Động) Khỏi bệnh, ra khỏi cơn hôn mê. ◇ Thẩm Liêu : "Sử nhân cửu trệ niệm, Hoắc như bệnh dĩ tỉnh" 使, (Tặng hữu đạo giả ).
3. (Động) Thức, thức dậy, hết chiêm bao. ◇ Nguyễn Du : "Ngọ mộng tỉnh lai vãn" (Sơn Đường dạ bạc ) Tỉnh mộng trưa, trời đã muộn.
4. (Động) Hiểu ra, thấy rõ, giác ngộ. ◎ Như: "tỉnh ngộ" hiểu ra. ◇ Khuất Nguyên : "Cử thế giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" , (Sở từ ) Cả đời đều đục (hỗn trọc) mình ta trong, mọi người đều say cả, mình ta tỉnh.
5. (Động) Làm cho tỉnh thức. ◇ Tăng Củng : "Đương hiên tế xích nhật, Đối ngọa tỉnh bách lự" , (Đồng thụ ).
6. (Động) (Phương ngôn) Hiểu, biết, tri đạo. ◇ Khắc Phi : "Giá giá hài tử tất cánh thái niên khinh, bất tỉnh sự" , (Xuân triều cấp , Nhị lục).
7. (Tính) Tỉnh táo, thanh sảng. ◇ Tần Quan : "Đầu hiểu lí can duệ, Khê hành nhĩ mục tỉnh" 竿, (Đức Thanh đạo trung hoàn kí Tử Chiêm ).
8. (Tính) Rõ, sáng, minh bạch.

Từ điển Thiều Chửu

① Tỉnh, tỉnh cơn say.
② Chiêm bao thức dậy cũng gọi là tỉnh. Nguyễn Du : Ngọ mộng tỉnh lai vãn tỉnh mộng trưa, trời đã muộn.
③ Hết thảy sự lí gì đang mê mà ngộ ra đều gọi là tỉnh. Như tỉnh ngộ , đề tỉnh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thức, tỉnh giấc, tỉnh (ngủ) dậy, tỉnh rượu: Anh ấy còn chưa tỉnh giấc; Chỉ mong say mãi không mong tỉnh (Lí Bạch: Tương tiến tửu);
② Tỉnh ngộ;
③ Làm cho thấy rõ: Nhắc nhở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết say rượu. Tỉnh rượu — Thức dậy. Tỉnh ngủ — Chợt hiểu ra. Tỉnh ngộ — Hiểu rõ xung quanh. Tỉnh táo. Đoạn trường tân thanh : » Chập chờn cơn tỉnh cơn mê « — Đáng lẻ đọc Tinh.

Từ ghép 7

bài lộng

phồn thể

Từ điển phổ thông

đưa đẩy

bãi lộng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Rung, lắc, lay động. ◇ Hàn Dũ : "Biệt lai dương liễu nhai đầu thụ, Bãi lộng xuân phong chỉ dục phi" , (Trấn Châu sơ quy ).
2. Đùa cợt.
3. Quấy phá, làm hại, mưu toan ám hại. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kiến ngã đãi tha hảo liễu, nhĩ môn tự nhiên khí bất quá, lộng khai liễu tha, hảo bãi lộng ngã" , , , (Đệ tứ thập lục hồi) Thấy ta yêu nó, tự nhiên các người đâm tức, định xách nó đi, để rồi tha hồ mà làm hại ta.
4. Sửa chữa.
5. Khoe khoang, huyênh hoang.

Từ điển trích dẫn

1. Coi thường, khinh thị. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô biến quan chư tướng, vô nhân khả thụ. Độc nhữ khả truyền ngã thư, thiết vật khinh hốt" , . , (Đệ 104 hồi) Ta xem trong các tướng, không có ai đáng dạy, chỉ có ngươi xứng đáng truyền lại sách của ta, ngươi chớ coi làm thường.
2. Tiêu sái phiêu dật. ◇ Quán Hưu : "Cẩm y tiên hoa thủ kình cốt, Nhàn hành khí mạo đa khinh hốt. Giá sắc gian nan tổng bất tri, Ngũ đế tam hoàng thị hà vật" , . , (Thiếu niên hành ).
3. Sơ suất, cẩu thả, tùy tiện. ◇ Trịnh Chấn Đạc : "Tha yếu vi quốc gia tích thử thân. Tha yếu tố đích sự bỉ giá trọng yếu đắc đa. Tha bất nguyện tiện giá dạng khinh hốt đích hi sinh liễu" . . 便 (Quế Công Đường , Nhị).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Coi thường mà bỏ qua, không để ý đến.
hĩ, hỷ, hỹ
xián ㄒㄧㄢˊ, yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị khẳng định. ◇ Luận Ngữ : "Nhân viễn hồ tai? Ngã dục nhân, tư nhân chí hĩ" ? , (Thuật nhi ) Đức nhân đâu có xa gì? Ta muốn đức nhân, thì đức nhân đến vậy.
2. (Trợ) Biểu thị cảm thán: thay, vậy thay. § Cũng như "tai" . ◇ Luận Ngữ : "Thậm hĩ ngô suy dã" (Thuật nhi ) Ta đã suy lắm thay.
3. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. § Dùng như "hồ" để hỏi lại. ◇ Luận Ngữ : "Nguy nhi bất trì, điên nhi bất phù, tắc tương yên dụng bỉ tướng hĩ?" , , (Quý thị ) Nước nguy biến mà không biết bảo vệ, nước nghiêng ngã mà không biết chống đỡ, thì ai dùng mình làm tướng làm gì?

hỷ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vậy (trợ từ)

hỹ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vậy (trợ từ)

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, lời nói dứt câu.
② Dùng làm trợ từ, cũng như chữ tai , như thậm hĩ ngô suy hĩ (Luận ngữ ) tệ quá, ta suy quá lắm rồi.
③ Dùng như chữ hồ để hỏi lại, như tắc tương yên dụng bỉ tướng hĩ (Luận ngữ ) thì sẽ dùng họ giúp làm gì ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rồi (làm trợ từ, như [liăo], biểu thị việc đã xảy ra): Vua Tần về sau hối tiếc về việc đó thì Hàn Phi đã chết rồi (Sử kí); Tấn hầu lưu vong ở ngoài nước, đã mười chín năm rồi (Tả truyện); Về việc trở đậu thì ta đã từng nghe qua rồi (Luận ngữ);
② Vậy, rồi vậy, vậy thay (trợ từ, biểu thị sự cảm thán): Ta đã suy quá rồi vậy! (Luận ngữ); ! Đã lâu rồi, ta không mộng thấy ông Chu công nữa! (Luận ngữ). 【】hĩ phù [yêfú] (văn) Trợ từ liên dụng, biểu thị sự cảm thán và suy đoán: ! Có lúa non mà lẽ nào không có lúa trổ bông ư! (Luận ngữ); ! Thương thay lại thương thay, đó có lẽ là mệnh chăng! (Toàn Hán phú);【】hĩ hồ [yêhu] (văn) Thế ư, vậy ư (trợ từ liên dụng, biểu thị sự đương nhiên, bao hàm ý cảm thán hoặc nghi vấn): ! Cái đức của đạo trung dung là cùng tột vậy ư! (Luận ngữ); ! Đạo dịch là cùng tột vậy ư! (Chu Dịch); ! Công nói: Có thể vậy ư? (Tả truyện); ? Phu tử (thầy) là bậc thánh ư? (Mạnh tử);【】hĩ tai [yê zai] (văn) Vậy thay, vậy ư (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự cảm thán hoặc phản vấn): ! Lớn lao vậy thay!; ! Cung thất đồ sộ vậy thay! (Sử kí); ? Trí của kẻ ngu có khi cho là tài giỏi hơn người nhưng há có thể bảo ngu là trí được ư? (Mặc tử) (=);
③ Trợ từ cuối câu, biểu thị nghi vấn hoặc phản vấn: ? Nước nguy khốn mà không giữ gìn, nghiêng ngửa mà không nâng đỡ, thì dùng kẻ đó làm tướng chi vậy? (Luận ngữ); ? Như thế nào thì mới có thể trông coi chính sự được? (Luận ngữ); ? Lấy một người như vua Nghiêu để kế nghiệp vua Nghiêu thì có gì thay đổi đâu? (Tuân tử);
④ Trợ từ cuối câu, biểu thị ý khẳng định: Ta muốn đức nhân, thì đức nhân đến vậy (Luận ngữ); (Người như vậy), tuy nói rằng không học, nhưng ta cho rằng đã có học rồi (Luận ngữ);
⑤ Trợ từ dùng cuối một đoạn câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Sông Hán rộng lớn, không lội qua được (Thi Kinh);
⑥ Trợ từ cuối câu, biểu thị yêu cầu hoặc mệnh lệnh: ! Tiên sinh thôi đi vậy! (Chiến quốc sách); ! Ngài chớ có nghi ngờ! (Thương Quân thư); Ngài đi đi, chớ có làm nhơ ta! (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu, biển thị sự dĩ nhiên. Tương tự như vậy — Trợ từ cuối câu, biển thị sự tất nhiên trong lí luận.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.