Từ điển trích dẫn

1. Điều ham thích.
2. Nay thường chỉ thói ham thích không tốt. ◇ Lão Xá : "Tha cơ hồ một hữu nhậm hà thị hiếu. Hoàng tửu, tha năng hát nhất cân. Khả thị phi đáo quá niên quá tiết đích thì hậu, quyết bất động tửu. Tha bất hấp yên. Trà hòa thủy tịnh một hữu thập yếu phân biệt" . , . , . . (Tứ thế đồng đường , Tứ ) Ông cơ hồ không có một thói ham thích nào cả. Rượu vàng, ông có thể uống một cân. Nhưng ngoài dịp tất niên lễ tiết, quyết không đụng tới rượu. Ông không hút thuốc. Trà hay nước cũng chẳng thấy gì là khác nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ham thích.
hài
xié ㄒㄧㄝˊ

hài

phồn thể

Từ điển phổ thông

hòa hợp, hài hòa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp, điều hòa. ◎ Như: "âm vận hòa hài" âm vận hòa hợp.
2. (Động) Xong, kết thúc. ◇ Đổng tây sương 西: "Sự tất hài hĩ" (Quyển tam) Việc ắt xong xuôi.
3. (Động) Thương nghị, thỏa thuận. ◎ Như: "hài giá" thỏa thuận giá cả.
4. (Động) Biện biệt. ◇ Liệt Tử : "Dư nhất nhân bất doanh ư đức nhi hài ư lạc, hậu thế kì truy sổ ngô quá hồ!" , ! (Chu Mục vương ) Ta không biết tu dưỡng đạo đức mà chỉ lo tìm hưởng thú vui sung sướng, người đời sau có lẽ sẽ trách lỗi lầm của ta!
5. (Động) Đối chiếu. ◇ Vương Sung : "Hài ư kinh bất nghiệm, tập ư truyện bất hợp" , (Luận hành , Tự kỉ ).
6. (Tính) Hí hước, hoạt kê. ◎ Như: "khôi hài" hài hước.

Từ điển Thiều Chửu

① Hòa hợp. Như âm điệu ăn nhịp nhau gọi là hài thanh , mua hàng ngã giá rồi gọi là hài giá .
② Sự đã xong cũng gọi là hài.
③ Hài hước. Như khôi hài hài hước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hài hòa, hòa hợp, chan hòa, ổn thỏa: Âm điệu hài hòa;
② Hài hước, khôi hài: Khôi hài;
③ Xong xuôi, kết thúc: Sau khi xong việc, chúng tôi sẽ đi Hàn Quốc; Giá đã ngã xong (đã thỏa thuận).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hòa hợp. Cũng nói là Hòa hài — Lời nói nói bông đùa, riễu cợt, chọc cười.

Từ ghép 10

cần
qín ㄑㄧㄣˊ

cần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cố hết sức, chăm chỉ, cần cù

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt làm việc hình dịch. ◎ Như: "cần bách tính" bắt trăm họ làm hình dịch.
2. (Động) Siêng năng làm, chăm chỉ làm. ◇ Luận Ngữ : "Tứ thể bất cần, ngũ cốc bất phân" , (Vi Tử ) Tay chân (tứ thể) không chăm làm, không biết phân biệt năm giống lúa.
3. (Động) Cứu giúp. ◎ Như: "cần vương" giúp vua.
4. (Phó) Thường xuyên. ◎ Như: "cần hoán tẩy" thay đổi giặt rửa thường xuyên.
5. (Phó) Hết lòng, hết sức. ◎ Như: "cần canh" hết sức cày bừa, "cần học" chăm chỉ học tập.
6. (Danh) Việc làm, công tác. ◎ Như: "nội cần" việc làm trong cơ quan.
7. (Danh) Việc nhọc nhằn, vất vả. ◇ Đào Uyên Minh : "Phục cần tận tuế nguyệt" (Vịnh tam lương ) Công việc nhọc nhằn quanh năm suốt tháng.
8. (Danh) Họ "Cần".
9. (Tính) Thành khẩn, chu đáo. ◎ Như: "ân cần" quan tâm đến rất nhiều. § Cũng viết là "ân cần" .

Từ điển Thiều Chửu

① Siêng. ② Ân cần tiếp đãi thân thiết tỏ ý hậu đãi, cũng có khi dùng chữ ân cần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chăm, chăm chỉ, siêng năng: Chăm chỉ học tập;
② Thường xuyên;
③ Làm việc: Làm việc ở trong cơ quan; Làm việc ở ngoài cơ quan; (Công tác) hậu cần;
④ [Qín] (Họ) Cần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt nhọc — Lo lắng — Cực khổ — Giúp đỡ — Chăm chỉ, chịu khó — Gấp rút.

Từ ghép 17

khảo
kǎo ㄎㄠˇ

khảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thọ, già
2. thi cử
3. nghiên cứu
4. khảo xét

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Già, lớn tuổi. ◎ Như: "thọ khảo" già nua.
2. (Danh) Cha đã chết rồi gọi là "khảo". Các tiên nhân về bên đàn ông đều dùng chữ "khảo" cả. ◎ Như: "tổ khảo" tổ tiên, ông đã chết.
3. (Danh) Gọi tắt của "khảo thí" thi cử. ◎ Như: "đặc khảo" khóa thi đặc biệt.
4. (Danh) Dấu vết. ◇ Hoài Nam Tử : "Hạ Hậu Thị chi hoàng, bất khả bất khảo" , (Phiếm luận ) Ngọc của Hạ Hậu Thị, không thể không có vết.
5. (Động) Xem xét, kiểm tra. ◎ Như: "khảo nghiệm" coi xét kiểm chứng.
6. (Động) Thí, xem xét khả năng. ◎ Như: "khảo thí" thi khảo.
7. (Động) Nghiên cứu, tham cứu. ◎ Như: "khảo cổ" nghiên cứu đồ vật cổ, di tích xưa.
8. (Động) Xong, hoàn thành. ◇ Tả truyện : "Cửu nguyệt khảo trọng tử chi cung" (Ẩn Công ngũ niên ) Tháng chín hoàn thành cung của con thứ hai.
9. (Động) Đánh để tra hỏi. § Thông "khảo" . ◎ Như: "khảo tù" tra khảo tù nhân.
10. (Động) Đánh, khua. § Thông với "khảo" . ◇ Thi Kinh : "Tử hữu chung cổ, Phất cổ phất khảo" , (Đường phong , San hữu xu ) Ngài có chuông trống, Mà không đánh không động.
11. (Động) Hết, trọn. ◎ Như: "khảo đán" trọn ngày.

Từ điển Thiều Chửu

① Thọ khảo, già nua.
② Bố đã chết rồi gọi là khảo. Các tiên nhân về bên đàn ông đều dùng chữ khảo cả, như tổ khảo ông.
③ Khảo xét.
④ Thí, như khảo thí thi khảo. Lấy các bài văn học để chọn lấy học trò xem ai hơn ai kém gọi là khảo.
⑤ Xong, khánh thành nhà.
⑥ Ðánh, khua.
⑦ Trọn, kết cục.
⑧ Vết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sát hạch, kiểm tra, thi: Sát hạch môn ngoại ngữ; Thi vào đại học;
② Kiểm tra, kiểm sát: Đợi kiểm tra lại;
③ Khảo cứu, nghiên cứu;
④ (cũ) (Tôn xưng) người cha đã chết: Người cha đã khuất; Cha và mẹ đã mất;
⑤ (văn) Già nua;
⑥ (văn) Xong, khánh thành nhà;
⑦ (văn) Đánh, khua;
⑧ (văn) Chọn, kết cục;
⑨ (văn) Vết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gõ, khua, đánh — Khảo bàn tại giản ( Kinh Thi ). Gõ cái mâm gỗ nơi khe suối. Tượng trưng về người ẩn dật thanh nhàn. » Đường tu sẵn sách khảo bàn. Rượu sen thắm giọng, trà lan thơm lòng « ( Bách Câu Kì Ngộ ) — Già cả. Td: Thọ khảo ( già, sống lâu ). Tiếng gọi người cha đã chết — Tra xét. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nào ai có khảo mà mình lại xưng «.

Từ ghép 30

cáo tố

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tố cáo, mách bảo
2. thuật lại, kể lại, nói cho biết

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "cáo tố" .
2. Trình bày thông báo (đối với bậc trên). ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thế chủ tứ hành, dữ dân tương li, kiềm thủ vô sở cáo tố" , , (Chấn loạn ) Vua chúa lộng hành phóng túng, cách biệt với dân, lê dân không biết bày tỏ kêu ca vào đâu.
3. Báo cho biết, cáo tri. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phương Quan tiện hựu cáo tố liễu Bảo Ngọc, Bảo Ngọc dã hoảng liễu" 便, (Đệ lục thập nhất hồi) Phương Quan lại nói với Bảo Ngọc, Bảo Ngọc cũng hoảng sợ.
4. Thưa kiện. § Người bị thiệt hại thưa kiện người phạm tội trước tòa án.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi trình báo về việc xấu của người khác — Thưa kiện — Cũng nói là Tố cáo.

Từ điển trích dẫn

1. Sinh trưởng, nuôi dưỡng. ◇ Hoài Nam Tử : "Thị cố xuân phong chí tắc cam vũ giáng, sanh dục vạn vật" , (Nguyên đạo ).
2. Đẻ con. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Thiếp thân túng bất năng sanh dục, đương biệt thú thiếu niên vi thiếp, tử tự thượng hữu khả vọng, đồ bi vô ích" , , , (Quyển 20).
3. Chỉ sinh nhật. ◇ Tô Triệt : "Thì đương sanh dục, tình phương thiết dĩ hoài thân; chức nhị văn xương, ân hốt kinh ư phủng chiếu" , ; , (Sanh nhật tạ biểu ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẻ ra và nuôi lớn — Thuộc về việc sanh đẻ. Td: Cơ quan sinh dục ( bộ phận trong thân thể liên quan đến việc sanh đẻ ).

Từ điển trích dẫn

1. Dùng lửa đốt nóng thẻ tre để làm sách. ◇ Lưu Hướng : "Sát thanh giả, dĩ hỏa chích giản lệnh hãn, thủ kì thanh dịch thư, phục bất đố, vị chi sát thanh, diệc vị hãn giản" , , , , , (Biệt lục ).
2. Thẻ tre. § Ngày xưa dùng thẻ tre viết chữ. Cũng phiếm chỉ viết sách, trứ thuật.
3. Mượn chỉ sử sách, điển tịch.
cự
jù ㄐㄩˋ

cự

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chẳng nhẽ, há (phụ từ)
2. nếu

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Há, làm sao, lẽ nào. § Tương đương với "khởi" . ◎ Như: "cự khả" có thể nào, "cự khẳng" há chịu.
2. (Phó) Biểu thị phủ định. § Tương đương với "vô" , "phi" , "bất" . ◇ Giang Yêm : "Chí như nhất khứ tuyệt quốc, cự tương kiến kì" , (Biệt phú ) Đến nơi xa xôi cùng tận, chẳng hẹn ngày gặp nhau.
3. (Phó) Từng, đã, có lần. § Dùng như "tằng" . ◇ Vương An Thạch : "Thử vãng cự kỉ thì, Lương quy diệc vân tạm" , (Cửu nhật tùy gia nhân du đông san ) Nóng đi đã bao lâu, Mát về lại bảo mới đây.
4. (Phó) Không ngờ, ngờ đâu. ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Cự tiếp liễu hồi điều, hựu thị thôi từ" , (Đệ 101 hồi) Không ngờ nhận được hồi đáp, lại là lời từ khước.
5. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Quốc ngữ : "Cự phi thánh nhân, bất hữu ngoại hoạn, tất hữu nội ưu" , , Nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong.
6. (Liên) Hoặc là, hay là. ◇ Liệt Tử : "Nhược tương thị mộng kiến tân giả chi đắc lộc da? Cự hữu tân giả da? Kim chân đắc lộc, thị nhược chi mộng chân da?" 鹿? ? 鹿, ? (Chu Mục vương ) Nếu như là mộng thấy người kiếm củi bắt được con hươu? Hay là có người kiếm củi thực? Bây giờ đã thực được con hươu, thì ra mộng như là thực à?

Từ điển Thiều Chửu

① Há. Như cự khả há nên, cự khẳng há chịu, đều dùng làm lời nói đoán trước chưa biết về sau ra thế nào cả.
② Nếu. Quốc ngữ : Cự phi thánh nhân, bất hữu ngoại hoạn, tất hữu nội ưu nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Làm sao, há: ? La Hữu làm sao kém hơn Ngụy Dương Nguyên? (Thế thuyết tân ngữ); ¯°,? Quân ta vừa mới đến, ngựa chưa cho ăn, quân lính chưa cơm nước, làm sao (há) có thể đánh được? (Cựu Đường thư); Há chịu;
② Nếu: Nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong (Quốc ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Há rằng — Sao lại — Ví như.
nha, nhạ
rě ㄖㄜˇ

nha

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rối loạn. Dao động.

nhạ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xảy ra, sinh chuyện
2. chọc vào, dây vào
3. khiến cho, làm cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gây ra, rước lấy. ◎ Như: "nhạ hận" rước lấy sự ân hận, "miễn nhạ sự đoan" đừng để bị rắc rối.
2. (Động) Khiến cho. ◎ Như: "nhạ nhân chú ý" khiến người ta chú ý.
3. (Động) Nhiễm, thấm. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Ngã tựu thị "dương nhục bất tằng khiết, không nhạ nhất thân thiên"" ", " (Đệ ngũ thập nhị hồi).
4. (Động) Đụng chạm, xúc phạm, châm chọc, trêu. ◎ Như: "giá cá hài tử tì khí đại, biệt nhạ tha" , thằng bé này khó tính lắm, đừng trêu nó. ◇ Thanh bình san đường thoại bổn : "A mỗ, ngã hựu bất nhạ nhĩ" (Khoái chủy Lí Thúy Liên kí ) Chị ơi, em không trêu chọc chị nữa đâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Rước lấy, như nhạ hận rước lấy sự ân hận.
② Tục gọi sự khêu lên gợi lên một sự gì là nhạ.
③ Xảy ra.
④ Dắt dẫn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gây ra, chuốc lấy, rước lấy: Không nên gây chuyện; Rước lấy điều ân hận;
② Khêu lên, gợi lên;
③ Xảy ra;
④ Khiến cho: Khiến mọi người chú ý;
⑤ Trêu, trêu ghẹo, châm chọc: Thằng bé này khó tính lắm, đừng trêu nó
⑥ Dắt dẫn.

Từ điển trích dẫn

1. Cơm và các món ăn. ◇ Bắc sử : "Nhiên án kì quán vũ ti lậu, viên trù biển cục, nhi phạn thái tinh khiết, hải tương điều mĩ" , , , 調 (Hồ Tẩu truyện ).
2. Chuyên chỉ món ăn với cơm. § Để phân biệt với "tửu thái" món nhắm, món ăn để cùng uống rượu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.