uyển chuyển

phồn thể

Từ điển phổ thông

uyển chuyển

Từ điển trích dẫn

1. Tùy thuận biến hóa. ◇ Trang Tử : "Dữ vật uyển chuyển" (Thiên hạ ) Theo cùng với vật mà biến hóa.
2. Thân thể chuyển động, lật tới lật lui, trằn trọc. ◇ Nghiêm Kị : "Sầu tu dạ nhi uyển chuyển hề" (Ai thì mệnh ) Buồn rầu đêm trằn trọc hề.
3. Hàm súc ủy uyển. § Cũng viết là "uyển chuyển" .
4. Thu xếp, xoay xở.
5. Thái độ hòa ái, nhu thuận, dịu dàng. Cũng viết là "uyển chuyển" . ◎ Như: "phát ngôn thì thố từ uyển chuyển ta, biệt xung tràng tha nhân, dẫn khởi tranh chấp" , , lúc nói năng thì lấy lời ôn hòa, dịu dàng, không va chạm người khác mà gây ra tranh chấp.
6. Triền miên ủy khúc. ◇ Bạch Cư Dị : "Lục quân bất phát vô nại hà, Uyển chuyển nga mi mã tiền tử" , (Trường hận ca ) Sáu quân không chịu tiến, không biết làm sao, Vua đành lòng để cho người đẹp oằn oại chết dưới ngựa.
7. Âm thanh véo von, vui tai. § Cũng viết là "uyển chuyển" . ◎ Như: "oanh thanh uyển chuyển" tiếng chim oanh véo von.

tham mưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

tham mưu

Từ điển trích dẫn

1. Tham dự bàn luận, đề nghị ý kiến, đưa ra kế hoạch. ◇ Hậu Hán Thư : "Kì hữu đại nghị, nãi nghệ triều đường, dữ công khanh tham mưu" , , (Đặng Khấu truyện ).
2. Người đưa ra kế hoạch, mưu sách. ◇ Hạo Nhiên : "Nhất cá hồ lí hồ đồ đích lão đầu tử, đương thập ma tham mưu!" , (Diễm dương thiên , Đệ lục tam chương).
3. Tên chức quan. ◇ Hàn Dũ : "Phiền Phó Xạ trạch, dĩ Tương Dương binh chiến Hoài Tây, công dĩ tham mưu lưu phủ, năng nhậm hậu sự" , 西, , (Trịnh công thần đạo bi văn ).
4. Tên chức vụ trong quân đội. ◇ Ba Kim : "Niên thanh đích tham mưu thân xuất đầu lai, đại thanh khiếu: Giáo đạo viên, điện thoại!" , : , (Kí Lật Học Phúc đồng chí ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dự phần vào việc bàn xét một việc.

phân tán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phân tán, rải rác

Từ điển trích dẫn

1. Biệt li, chia lìa. ★ Tương phản: "đoàn kết" , "thống nhất" , "liên hợp" , "tập hợp" , "tập trung" . ◇ Hán Thư : "Bách tính cơ cận, phụ tử phân tán, lưu li đạo lộ, dĩ thập vạn số" , , , (Khổng Quang truyện ) Trăm họ đói khổ, cha con chia lìa, lang thang đường xá, hàng trăm nghìn người.
2. Phân phát, cấp cho. ◇ Sử Kí : "Thập cửu niên chi trung tam trí thiên kim, tái phân tán dữ bần giao sơ côn đệ" , (Hóa thực liệt truyện ) Trong vòng mười chín năm, (Phạm Lãi) đã ba lần tạo nên gia sản đáng giá ngàn vàng, đã hai lần (mang của cải ấy) phân phát cho bạn bè cùng họ hàng xa gần nghèo khó.
3. Phân phối, chia bày ra. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Tại trủng thượng phân tán đích y vật sổ mục" (Quyển tam lục) Trên mồ bày ra một số đồ vật quần áo.
4. Tản ra. ◇ Hàn Dũ : "Đình hữu thạch bi, đoạn liệt phân tán tại địa" , , (Hoàng lăng miếu bi ) Đình có bia đá, đổ vỡ tản ra trên đất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rời rạc tan tác.

bất hòa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất hòa, bất đồng

Từ điển trích dẫn

1. Không hòa thuận, có xích mích. ◇ Sử Kí : "Quốc loạn, thượng hạ bất thân, phụ tử bất hòa" , , (Tuần lại liệt truyện ) Nước rối loạn, trên dưới không thân thiết, cha con không hòa mục.
2. Không phù hợp.
3. Không điều hòa. ◇ Quản Tử : "Âm dương bất hòa, phong vũ bất thì" , (Thất thần thất chủ ) Âm dương không điều hòa, gió mưa không phải lúc.
4. Không vui vẻ. ◇ Sử Kí : "Thái hậu bất hòa chi sắc thiểu giải" (Triệu thế gia ) Nét mặt không vui của thái hậu mới thư giãn một chút.
5. Không khỏe, thân thể không được dễ chịu. ◇ Thuyết Đường : "Ca ca quý thể bất hòa, hà tất câu thử cố sáo?" , (Đệ lục hồi) Anh trong người không được khỏe khoắn, sao cứ câu nệ thói cũ?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không được êm đềm. Chỉ sự xích mích.

bất kham

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất kham, không cam chịu

Từ điển trích dẫn

1. Không đảm đương nổi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu niên mại, nhị tử bất tài, bất kham quốc gia trọng nhậm" , , (Đệ thập nhất hồi) Lão phu này tuổi già, hai con lại không có tài, không đảm đương nổi được việc lớn nước nhà.
2. Không chịu nổi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Vân thính tha thiều đao đích bất kham, tiện khởi thân cáo từ" , 便 (Đệ nhị thập tứ hồi) Giả Vân thấy ông cậu nói lải nhải không chịu nổi, liền đứng dậy xin về.
3. Không nỡ, bất nhẫn tâm.
4. Không thể, bất khả, bất năng. ◇ Đào Hoằng Cảnh : "San trung hà sở hữu, Lĩnh thượng đa bạch vân, Chỉ khả tự di duyệt, Bất kham trì tặng quân" , , , (Chiếu vấn san trung hà sở hữu , Phú thi dĩ đáp ) Trong núi có gì, trên đỉnh núi có nhiều mây trắng, chỉ có thể tự mình vui thích, không thể đem tặng anh.
5. Rất, quá (dùng sau hình dung từ).
6. Rất xấu, kém, tệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mỗi nhật chỉ mệnh nhân đoan liễu thái phạn đáo tha phòng trung khứ cật. Na trà phạn đô hệ bất kham chi vật. Bình Nhi khán bất quá, tự kỉ nã tiền xuất lai lộng thái cấp tha cật" . . , (Đệ lục thập cửu hồi) Mỗi ngày chỉ sai người đem cơm vào buồng cho chị ấy ăn. Đồ ăn đều là thứ không thể nuốt được. Bình Nhi thấy thế không đành lòng, tự mình bỏ tiền ra mua thức ăn cho chị ấy ăn.
7. Không... lắm. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Trương chủ quản khán kiến nhất cá phụ nữ, thân thượng y phục bất kham tề chỉnh, đầu thượng bồng tông" , , (Chí thành Trương chủ quản ) Chủ quản Trương nhìn thấy một người đàn bà, quần áo mặc không ngay ngắn lắm, đầu tóc rối bù.

quân tử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quân tử, kẽ sĩ phu

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ quân vương hoặc nam tử quý tộc.
2. Người có tài đức xuất chúng. ◇ Vương An Thạch : "Cố thiên hạ chi hữu đức, thông vị chi quân tử" , (Quân tử trai kí ).
3. Tiếng vợ gọi chồng (thời xưa). ◇ Thi Kinh : "Vị kiến quân tử, Ưu tâm xung xung" , (Thiệu Nam , Thảo trùng ) Chưa thấy được chồng, Lòng lo lắng không yên.
4. Tiếng tôn xưng người khác. § Cũng như "tiên sinh" .
5. Rượu ngon.
6. Chỉ cây trúc (nhã hiệu). ◎ Như: "quân tử trúc" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người có tài đức. Đoạn trường tân thanh có câu: » Tiếng Kiều nghe lọt bên kia, Ơn lòng quân tử sá gì của rơi «. — Quân tử : Danh từ dùng xưng tụng người học trò chính chắn. » Trước xe quân tử tạm ngồi «. ( Lục Vân Tiên ).

phủ tắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

nếu không, còn không, hoặc là

Từ điển trích dẫn

1. Nếu không, còn không thì. § Cũng như "bất nhiên" . ◎ Như: "tha đích thương khẩu huyết lưu bất chỉ, tất tu lập khắc chỉ huyết, phủ tắc hội hữu sanh mệnh đích nguy hiểm" , , . ◇ Văn minh tiểu sử : "Chỉ thị giá lí đích học đường, tất tu do quan tư tống, phủ tắc nhất định hữu nhân bảo tống, tài đắc tiến khứ" , , , (Đệ tam lục hồi).

bình sinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúc bình thường
2. khi còn sống

Từ điển trích dẫn

1. Thường ngày, bình thời. ◇ Luận Ngữ : "Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy thụ mệnh, cửu yếu bất vong bình sanh chi ngôn, diệc khả dĩ vi thành nhân hĩ" , , , (Hiến vấn ) Thấy lợi mà nghĩ đến nghĩa, thấy nguy mà không tiếc tính mệnh, ước hẹn từ lâu mà không quên lời ngày trước, như thế cũng có thể thành người hoàn toàn được rồi.
2. Một đời, đời này, cả đời. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Huyền Đức tức nhật tương lai phụng yết, vọng công vật thôi trở, tức triển bình sanh chi đại tài dĩ phụ chi" , , (Đệ tam thập lục hồi) Thế nào nay mai Huyền Đức cũng đến đây yết kiến, mong tiên sinh (chỉ Khổng Minh) đừng từ chối, hãy trổ hết đại tài một đời ra giúp ông ấy.
3. Chỉ chí thú, tình nghị, nghiệp tích... một đời. ◇ Đào Tiềm : "Nhân diệc hữu ngôn, Nhật nguyệt ư chinh, An đắc xúc tịch, Thuyết bỉ bình sanh?" , , , ? (Đình vân ) Cũng có lời rằng, Ngày tháng trôi mau, Làm sao được kề gối, Cùng nói chuyện chí thú, tình thân... một đời ta nhỉ?
4. Giao tình cũ, cựu giao. ◇ Tô Tuân : "Niên cận ngũ thập thủy thức các hạ, khuynh cái ngộ ngữ, tiện nhược bình sanh" , , 便 (Dữ Âu Dương nội hàn đệ tam thư ) Tuổi gần năm chục mới biết ông, nửa đường gặp gỡ nói chuyện, mà đã tưởng ngay như là bạn cũ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suốt đời.

tiên sinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

anh, ông, ngài

Từ điển trích dẫn

1. Sinh con lần đầu. ◇ Thi Kinh : "Đản di quyết nguyệt, Tiên sanh như đạt" , (Đại nhã , Sanh dân ) Mang thai đủ tháng (chín tháng mười ngày), Sinh lần đầu (dễ dàng) như sinh dê con.
2. Phụ huynh, cha anh. ◇ Luận Ngữ : "Tử Hạ vấn hiếu. Tử viết: Sắc nan. Hữu sự, đệ tử phục kì lao; hữu tửu tự, tiên sanh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?" . : . , ; , , ? (Vi chánh ) Tử Hạ hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: Khó ở chỗ giữ được nét mặt vui vẻ. (Khi cha anh) có việc, con phải khó nhọc (để giúp đỡ cha anh); khi con có món ăn rượu uống bèn mời cha anh đến thết đãi, như vậy đủ gọi là hiếu chăng?
3. Người niên trưởng có học vấn. ◇ Chiến quốc sách : "Mạnh Thường Quân yến tọa, vị tam tiên sanh viết: Nguyện văn tiên sanh hữu dĩ bổ chi khuyết giả" , : (Tề sách tam ).
4. Xưng thầy học. ◇ Quản Tử : "Tiên sanh thi giáo, đệ tử thị tắc" , (Đệ tử chức ).
5. Xưng tiên tổ. ◇ Da Luật Sở Tài : "Ngã bổn Đông Đan bát diệp hoa, Tiên sanh hiền tổ tương lâm nha" , (Tặng Liêu Tây Lí Quận Vương 西).
6. Xưng trí sĩ (người đã từ quan về hưu). ◇ Vương Dẫn Chi : "Cái khanh đại phu chi dĩ trí sĩ giả vi tiên sanh, vị trí sĩ giả vi quân tử" , (Kinh nghĩa thuật văn , Tiên sanh quân tử ).
7. Thường gọi văn nhân học giả là "tiên sanh" . Có thể tự xưng, cũng có thể dùng để xưng với người khác. ◇ Thẩm Ước : "Tiên sanh khang bỉ lưu tục, siêu nhiên độc viễn" , (Dữ Đào Hoằng Cảnh thư ).
8. Xưng đạo sĩ. ◇ Ân Nghiêu Phiên : "Huyền đô khai bí lục, Bạch thạch lễ tiên sanh" , (Trung nguyên nhật quan chư đạo sĩ bộ hư ).
9. Ngày xưa gọi những người làm nghề xem tướng, bốc quẻ, chữa bệnh, xem phong thủy, v.v. là "tiên sanh" . ◇ Sử Kí : "(Khoái Thông) dĩ tướng nhân thuyết Hàn Tín viết: Bộc thường thụ tướng nhân chi thuật. Hàn Tín viết: Tiên sanh tướng nhân như hà?" (): . : ? (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Khoái Thông), muốn dùng thuật xem tướng để thuyết phục Hàn Tín, nói: Tôi đã từng học thuật xem tướng. Hàn Tín nói: Phép xem tướng của tiên sinh như thế nào?
10. Xưng kĩ nữ. ◇ Văn minh tiểu sử : "Thượng Hải kĩ nữ, đô thị xưng tiên sanh đích" , (Đệ thập cửu hồi).
11. Ngày xưa xưng người đảm nhậm văn thư hoặc quản lí chức sự.
12. Vợ xưng chồng mình là "tiên sanh" . ◇ Liệt nữ truyện : "Thiếp khủng tiên sanh chi bất bảo mệnh dã" (Sở Vu Lăng thê ).
13. Thường dùng xưng giữa những người bình thường (xã giao).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thầy học — Tiếng gọi người khác với ý kính trọng trong lúc xã giao.

chế độ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chế độ

Từ điển trích dẫn

1. Chuẩn tắc đặt ra cho mọi người tuân theo. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Cận lai khí mãnh đô yếu phiên xuất tân dạng, khước bất tri cổ nhân thị chẩm dạng đích chế độ" , (Đệ ngũ tam hồi).
2. Lập ra pháp độ. ◇ Hán Thư : "Thần nguyện vị dân chế độ dĩ phòng kì dâm" (Nghiêm An truyện ) Thần nguyện vì dân lập ra pháp độ để ngăn ngừa tham lạm.
3. Quy định. ◇ Tục tư trị thông giám : : "Thượng thư tỉnh tấu: Vĩnh Cố tự chấp chánh vi Chân Định duẫn, kì tản cái đương dụng hà chế độ? Kim chủ viết: Dụng chấp chánh chế độ" , ? : (Tống Hiếu Tông Long Hưng nguyên niên ).
4. Chế tác, tạo dựng. ◇ Triệu Nguyên Nhất : "Thần vọng Phụng Thiên hữu thiên tử khí, nghi chế độ vi lũy, dĩ bị phi thường" , , (Phụng Thiên lục , Quyển nhất).
5. Phương pháp chế tạo. ◇ Chu Úc : "Đông Pha tại Hoàng Châu, thủ tác thái canh, hiệu vi Đông Pha canh, tự tự kì chế độ" , , , (Bình Châu khả đàm , Quyển nhị).
6. Quy mô, dạng thức. ◇ Hàn Thái Hoa : "Thử linh kim chất kiên luyện, chế độ hồn phác" , (Vô sự vi phúc trai tùy bút , Quyển thượng) Chuông này bằng chất kim rèn đúc chắc chắn, dạng thức thì mộc mạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tắc lập ra để noi theo.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.