bài, bãi
bǎi ㄅㄞˇ

bài

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bày, xếp
2. trình bày
3. tỏ ra, phô ra, khoe ra

Từ ghép 9

bãi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở ra, vạch ra.
2. (Động) Bày, sắp đặt. ◎ Như: "bãi bố" sắp đặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bãi liễu kỉ tịch tân tửu giai hào" (Đệ lục thập tam hồi) Bày tiệc mấy mâm rượu mới, món ngon.
3. (Động) Lay, lắc, dao động. ◎ Như: "bãi thủ" lắc đầu, "bãi thủ" xua tay. ◇ Đỗ Mục : "Như kim phong bãi hoa lang tạ, Lục diệp thành âm tử mãn chi" , 滿 (Thán hoa ) Như nay gió lay hoa rụng ngổn ngang, Lá xanh thành bóng rợp, trái đầy cành.
4. (Động) Lên mặt, vênh mặt. ◎ Như: "bãi giá tử" làm bộ, ra vẻ, "bãi kiểm sắc" vênh mặt.
5. (Động) Hãm hại. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Hựu dụng độc dược bãi tử liễu" (Đệ tứ hồi) Lại dùng thuốc độc hãm hại đến chết.
6. (Danh) Quả lắc. ◎ Như: "chung bãi" quả lắc đồng hồ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mở ra.
② Bày, như bãi bố bày đặt.
③ Ðánh đồng đưa (buộc một quả cân nặng vào cái dây treo lên rồi đánh cho đi đi lại lại).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bày, xếp, dàn, để, đặt, sắp đặt, trình bày: 西 Sắp đặt đồ đạc cho ngăn nắp; Trình bày sự thật; Dàn thành trận thế;
② Dọn ra: Dọn cơm;
③ Ra vẻ, lên mặt: Lên mặt công thần;
④ Đánh đòng đưa, lắc đi lắc lại: Lung lay, dao động; Nghênh ngang;
⑤ Quả lắc, con lắc: Quả lắc đồng hồ;
⑥ Gấu: Gấu áo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở ra — Lay động — Bày xếp. Dùng như chữ Bài. Ta thường đọc Bài là lầm.

Từ ghép 4

xa xỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xa xỉ, xa hoa

Từ điển trích dẫn

1. Hoang phí, không biết tiết kiệm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tòng ngũ, lục tuế thì tựu thị tính tình xa xỉ, ngôn ngữ ngạo mạn" , , (Đệ tứ hồi).
2. ☆ Tương tự: "hào xỉ" .
3. ★ Tương phản: "phác tố" , "tiết kiệm" , "tiết tỉnh" , "tiết ước" , "kiệm phác" , "kiệm ước" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiêu dùng hoang phí.
mậu
mào ㄇㄠˋ, mòu ㄇㄡˋ, wú ㄨˊ

mậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lờ mờ, mù mịt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hoa mắt, lờ mờ, mù mờ (nhìn không rõ). ◇ Trang Tử : "Dư thiếu nhi tự du ư lục hợp chi nội, dư thích hữu mậu bệnh" , (Từ vô quỷ ) Tôi hồi nhỏ rong chơi trong lục hợp (trên dưới bốn phương), tôi xảy mắc bệnh mờ mắt.
2. (Tính) Ngu dốt, ngu muội. ◎ Như: "mậu nho" nhà nho mù quáng ngu dốt.
3. (Phó) Rối loạn. ◇ Bắc sử : "Chân ngụy hỗn hào, thị phi mậu loạn" , (Phòng Pháp Thọ truyện ) Thật giả hỗn độn, phải trái rối loạn.
4. (Danh) Họ "Mậu".

Từ điển Thiều Chửu

① Lờ mờ, mờ mịt.
② Rối loạn, không có trí thức cũng gọi là mậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hoa mắt, lờ mờ;
② Rối ruột;
③ Ngu dốt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sụp mắt nhìn xuống — Mắt mờ, nhìn không rõ — Mờ ám tối tăm — Rối loạn.
ban, phân, phần
bān ㄅㄢ, fén ㄈㄣˊ

ban

phồn thể

Từ điển phổ thông

ban bố ra, ban phát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cấp phát, trao tặng, tưởng thưởng. ◎ Như: "ban phát" cấp phát. ◇ Tống sử : "Phàm hữu ban khao, quân cấp quân lại, thu hào bất tư" , , (Nhạc Phi truyện ) Khi có ban thưởng, phân chia đồng đều cho quân quan, không một chút nào thiên vị.
2. (Động) Tuyên bố, công bố. ◎ Như: "ban bố" công bố.
3. (Tính) Trắng đen xen lẫn. § Thông "ban" . ◎ Như: "đầu phát ban bạch" tóc hoa râm, tóc nửa bạc nửa đen.

Từ điển Thiều Chửu

① Ban bố ra, người trên ban phát hay chỉ bảo kẻ dưới gọi là ban.
② Ban bạch hoa râm, tóc nửa bạc nửa đen gọi là ban bạch.
③ Chia.
④ Một âm là phân. Lù lù, tả cái dáng đầu cá to.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tuyên bố, công bố, ban bố ra: Ban bố một pháp lệnh;
② Ban cho, ban cấp, phát, trao tặng: Ban cho lá cờ danh dự; Trao tặng huy chương; Hiệu trưởng trao tặng học vị danh dự cho anh ấy;
③ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cấp cho. Tặng cho — Chia ra. Chia cho — Dùng như Chữ Ban . Xem Ban bạch.

Từ ghép 11

phân

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cấp phát, trao tặng, tưởng thưởng. ◎ Như: "ban phát" cấp phát. ◇ Tống sử : "Phàm hữu ban khao, quân cấp quân lại, thu hào bất tư" , , (Nhạc Phi truyện ) Khi có ban thưởng, phân chia đồng đều cho quân quan, không một chút nào thiên vị.
2. (Động) Tuyên bố, công bố. ◎ Như: "ban bố" công bố.
3. (Tính) Trắng đen xen lẫn. § Thông "ban" . ◎ Như: "đầu phát ban bạch" tóc hoa râm, tóc nửa bạc nửa đen.

Từ điển Thiều Chửu

① Ban bố ra, người trên ban phát hay chỉ bảo kẻ dưới gọi là ban.
② Ban bạch hoa râm, tóc nửa bạc nửa đen gọi là ban bạch.
③ Chia.
④ Một âm là phân. Lù lù, tả cái dáng đầu cá to.

phần

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu to quá khổ — Một âm là Ban. Xem Ban.
chủy, trủy, tỷ
bī ㄅㄧ, bǐ ㄅㄧˇ

chủy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái thìa, cái muôi
2. dao găm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thìa, muỗng. ◎ Như: "chủy xưởng bất kinh" nghi lễ cúng bái phồn tạp nhưng rượu thìa không hề thiếu sót, sau chỉ kỉ luật quân đội nghiêm minh, không làm phiền nhiễu dân chúng. § Cũng như nói "thu hào vô phạm" .
2. (Danh) "Chủy thủ" một thứ gươm, đầu như cái thìa, ngắn mà tiện dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái thìa, cái muỗng, cái môi, cái muôi;
② Mũi tên;
③【】chủy thủ [bêshôu] Dao găm, đoản kiếm, gươm ngắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thìa múc canh — Tên một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa. Cũng đọc Trủy.

Từ ghép 1

trủy

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thìa, như nói cuộc đời yên lặng thì gọi là trủy xưởng bất kinh nghĩa là vẫn được vô sự mà ăn uống yên lành.
② Trủy thủ một thứ gươm, đầu như cái thìa, ngắn mà tiện dùng, cho nên gọi là trủy thủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thìa, cái muỗng — Đầu nhọn của mũi tên — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Truỷ.

tỷ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái thìa, cái muôi
2. dao găm
vệ
wèi ㄨㄟˋ

vệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bảo vệ, phòng giữ
2. nước Vệ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bảo hộ, phòng thủ. ◎ Như: "phòng vệ" giữ gìn, ngăn ngừa, "tự vệ" dùng sức của chính mình để ngăn xâm nhập, không bị làm hại.
2. (Động) Thừa thị, thị phụng.
3. (Động) Che, đóng.
4. (Danh) Tên một nước thời Chu.
5. (Danh) Người giữ việc phòng hộ. ◎ Như: "thị vệ" , "cảnh vệ" đều là những chức vụ giữ việc phòng bị.
6. (Danh) Ngày xưa gọi nơi đóng binh canh giữ ở biên giới là "vệ". ◎ Như: "kim san vệ" . § Vua "Minh Thái Tổ" chọn những chỗ hiểm yếu, một quận thì đặt một sở, mấy quận liền nhau thì đặt một vệ, mỗi vệ đóng 3600 binh.
7. (Danh) Một loại y phục ngày xưa. § Một loại trong "cửu phục" . Cũng chỉ một trong "ngũ phục" .
8. (Danh) Lông mao bên cạnh mũi tên.
9. (Danh) Tên gọi khác của con lừa. ◇ Liêu trai chí dị : "Thứ nhật, hữu khách lai yết, trập hắc vệ ư môn" , , (Hồ thị ) Hôm sau, có khách đến xin gặp, buộc con lừa đen ở cổng.
10. (Danh) Chân tay, tứ chi.
11. (Danh) Tên khí "vệ" (đông y).
12. (Danh) Bề ngoài của sự vật. ◇ Trần Sư Đạo : "Ngụy Văn Đế viết: Văn dĩ ý vi chủ, dĩ khí vi phụ, dĩ từ vi vệ" : , , (Hậu san thi thoại ).
13. (Danh) Tên sông.
14. (Danh) Họ "Vệ".
15. (Tính) Sắc, nhọn. ◇ Hoài Nam Tử : "Xạ giả hãn ô hào chi cung, loan Kì vệ chi tiễn" , (Nguyên đạo ) Người bắn chim cầm cánh cung cứng (ô hào), giương mũi tên nhọn (đất Kì làm ra). § Theo một truyền thuyết: "Ô hào" chỉ cây dâu tang chá, lấy cành làm cung rất chắc. Đất "Kì" sản xuất một loại tên rất tốt.
16. (Tính) Tốt, đẹp. § Thông .
17. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Toán quân 500 người gọi là một Vệ, theo chế độ binh bị Trung Hoa thời cổ. Đoạn trường tân thanh : » Quân trung gươm lớn dáo dài, Vệ trong thị lập cơ ngoài song phi « — Che chở giữ gìn. Td: Hộ vệ — Tên một nước chư hầu đời nhà Chu, đất cũ thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay.

Từ ghép 21

tửu
jiǔ ㄐㄧㄡˇ

tửu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rượu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rượu, chỉ chung các thứ uống có chất say. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhất hồ bạch tửu tiêu trần lự" (Hạ nhật mạn thành ) Một bầu rượu trắng tiêu tan nỗi lo trần tục.
2. (Danh) Tiệc rượu, yến tiệc.
3. (Danh) Họ "Tửu".
4. (Động) Uống rượu. ◇ Thượng Thư : "Văn Vương cáo giáo tiểu tử, hữu chánh hữu sự, vô di tửu" , , (Tửu cáo ) Vua Văn Vương khuyến cáo các con cháu bách tính, làm quan từ bậc cao (đại phu) tới bậc thấp (quần lại), không nên thường uống rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Rượu, phàm các thứ dùng để uống mà có chất say đều gọi là tửu. Nguyễn Trãi : nhất hồ bạch tửu tiêu trần lự một bầu rượu trắng tiêu tan nỗi lo trần tục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rượu: Rót rượu;
② [Jiư] (Họ) Tửu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rượu. Tục ngữ: Tửu nhập ngôn xuất ( rượu vào lời ra ).

Từ ghép 58

vạn
wàn ㄨㄢˋ

vạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dấu của nhà Phật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Theo Thiều Chửu: Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà "Phật" nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ "Hoa Nghiêm" âm nghĩa nói rằng: chữ nguyên không có, đến niên hiệu Tràng Thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là "vạn", nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy: "cát tường vạn đức chi sở tập" . Lại chữ , nguyên tiếng Phạn là Srivatsalaksana. "Cưu Ma La Thập" (344-413), "Huyền Trang" (600-664) dịch là "đức" , ngài "Bồ-Đề Lưu-Chi" dịch là "vạn" . Tương truyền bên Ấn Độ là tướng cát tường; dịch là "đức" là nói về công đức; dịch là "vạn" là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới là tướng cát tường, có chỗ làm xoay về bên tả là lầm.

Từ điển Thiều Chửu

① Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà Phật nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ Hoa-nghiêm âm nghĩa nói rằng: chữ nguyên không có, đến niên hiệu Tràng-thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là vạn, nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy. Lại chữ , nguyên tiếng Phạm là Śrīvatsalakṣaṇa. Các ngài La-thập, Huyền-trang dịch là đức , ngài Bồ-đề lưu-chi dịch là vạn .Ở bên Ấn-độ thì tương truyền là cái tướng cát tường, dịch là đức là nói về công đức, dịch là vạn là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới tà tướng cát-tường, có chỗ làm xoay về bên tả là lầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Phạn ngữ) Vạn. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ Phạn, có nghĩa là rất tốt lành, được người Ấn Độ coi là biểu tượng của đạo Phật. Cũng viết .
bị, phát
bèi ㄅㄟˋ, fǎ ㄈㄚˇ, fà ㄈㄚˋ

bị

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tóc mượn (giống như đuôi gà giả).

phát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tóc
2. một phần nghìn của một tấc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tóc. § Ghi chú: Lễ đời xưa lúc nhỏ đều bỏ xõa tóc, lúc lớn lên thì búi tóc. ◎ Như: "thúc phát thụ thư" búi tóc đi học, "kết phát tòng nhung" búi tóc ra lính, "hoàng phát" tóc bạc (tóc người già). ◇ Đào Uyên Minh : "Nam nữ y trước, tất như ngoại nhân, hoàng phát thùy thiều, tịnh di nhiên tự lạc" , , , (Đào hoa nguyên kí ) Đàn ông đàn bà ăn bận đều giống người bên ngoài, từ những người già tóc bạc tới những trẻ để trái đào, đều hớn hở vui vẻ.
2. (Danh) Chỉ cây cối trên núi. ◇ Trang Tử : "Cùng phát chi bắc, hữu minh hải giả, thiên trì dã" , , (Tiêu dao du ) Phía bắc cây cối trên núi khô cằn, có bể thẳm, tức là ao trời.
3. (Danh) Một phần nghìn của một tấc gọi là một "phát".
4. (Danh) Họ "Phát".

Từ điển Thiều Chửu

① Tóc. Lễ đời xưa lúc nhỏ đều bỏ xõa tóc, lúc lớn lên thì búi tóc. Như nói thúc phát thụ thư búi tóc đi học, kết phát tòng nhung búi tóc ra lính, đều nói về thì trai trẻ cả. Ðến lúc già gọi là hoàng phát . Ðào Uyên Minh : Nam nữ y trước, tất như ngoại nhân, hoàng phát thùy thiều, tịnh di nhiên tự lạc (Ðào hoa nguyên kí ) đàn ông đàn bà ăn bận đều giống người bên ngoài, từ những người già tóc bạc tới những trẻ để trái đào, đều hớn hở vui vẻ.
② Một phần nghìn của một tấc gọi là một phát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tóc: Đầu tóc; Tóc bạc; Cắt tóc, hớt tóc; Búi tóc đi học; (Cụ già) tóc bạc nhưng sắc mặt hồng hào như trẻ con;
② (văn) Đường tơ kẽ tóc, một li, một tí. Xem [fa].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tóc trên đầu. Hát nói của Dương Khuê có câu: » Cười cười nói nói thẹn thùng, mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại «. ( Bạch phát là tóc trắng, tóc bạc, chỉ tuổi già ). — Tên một đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 1/10 li — Phát phu : Tóc và da. Hiếu kinh có câu: » Thân thể phát phu thụ chi phụ mẫu.. «, nghĩa là thân thể tóc da con người là bẩm thụ bởi cha mẹ. » Tưởng gần thôi lại nghĩ xa, có khi hình ảnh cũng là phát phu «. ( B.C.K.N ).

Từ ghép 13

cấn, cận, ký
jì ㄐㄧˋ, jìn ㄐㄧㄣˋ

cấn

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

cận

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gần, bên cạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gần, ở sát bên. ◎ Như: "cận chu giả xích " gần son thì đỏ. ◇ Sử Kí : "Ngô nhập Quan, thu hào bất cảm hữu sở cận, tịch lại dân, phong phủ khố, nhi đãi tướng quân" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tôi vào (Hàm Cốc) Quan, tơ hào không dám gần, ghi tên quan lại và dân chúng vào sổ (hộ tịch), niêm phong các kho đụn để đợi tướng quân.
2. (Động) Truy cầu, mong tìm. ◎ Như: "cận danh" mong tìm danh tiếng, "cận lợi" trục lợi.
3. (Tính) Gần (khoảng cách ngắn về thời gian hoặc không gian). ◎ Như: "cận đại" đời gần đây. ◇ Đào Uyên Minh : "Duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận" , (Đào hoa nguyên kí ) Men theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần.
4. (Tính) Thân gần. ◎ Như: "cận thuộc" thân thuộc.
5. (Tính) Đắc sủng, được tin dùng, được thương yêu. ◎ Như: "cận đang" quan thái giám được tin cậy, "cận ái" được vua sủng ái.
6. (Tính) Đơn giản, dễ hiểu. ◇ Mạnh Tử : "Ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã" (Tận tâm hạ ) Lời nói đơn giản mà ý tứ sâu xa ấy là lời nói hay vậy.
7. (Tính) Nông cạn, tầm thường. ◎ Như: "cận thức" kiền thức nông cạn, "cận khí" người tài năng tầm thường.
8. (Tính) Gần giống như, từa tựa. ◎ Như: "bút ý cận cổ" ý văn viết gần giống như lối cổ.
9. (Phó) Gần, sát. ◎ Như: "cận bán" gần nửa.

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gần, bên: Láng giềng gần; Nói gần mà ý xa là khéo nói vậy (Mạnh tử);
② Ngót, gần, giống như, từa tựa, gần gũi: Ngót 500 người; Giống như; Dễ gần gũi người khác; Ý văn gần giống như lối cổ;
③ Thân, gần: Thân với nhau; Họ gần;
④ Cận, thiển cận: Thiển cận;
⑤ (văn) Thiết dụng, cần dùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần, trái với xa — Nông cạn hẹp hòi. Chẳng hạn thiển cận — thân thiết với.

Từ ghép 41

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu, có nghĩa: Như vậy. Mà thôi vậy — Một âm là Cận.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.