bác sĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bác sĩ, thầy thuốc

Từ điển trích dẫn

1. Người học rộng hiểu nhiều, bác thông cổ kim.
2. Tên học quan thời xưa. ◎ Như: nhà Đường có "thái học bác sĩ" , "thái thường bác sĩ" , "thái y bác sĩ" , v.v.
3. Ngày xưa, tiếng tôn xưng người làm chuyên nghiệp. ◎ Như: "trà bác sĩ" người bán trà.
4. Tước vị đại học ngày nay, có cấp bằng cao nhất về một ngành học. ◇ Ba Kim : "Tiền niên ngã đắc đáo Ba Lê đại học văn học bác sĩ" (Diệt vong , Đệ bát chương) Năm trước tôi đậu xong bằng Bác sĩ về văn học ở đại học Paris.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người học rộng hiểu nhiều — Tên một chức danh văn học thời xưa — Tước vị đại học ngày nay, dành cho người có công lao nghiên cứu về một nghành học. Ta quen gọi Y sĩ bằng Bác sĩ là sai lầm — Một tên chỉ người bán trà. Xem thêm Trà bác sĩ vần Trà.

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "".
2. Chỉ xuất thân và địa vị trong xã hội. ◇ Tào Ngu : "Tha tri đạo tự kỉ đích thân phận thị cá nô lệ" (Vương Chiêu Quân , Đệ nhị mạc).
3. Chỉ giá tiền bán mình (ca kĩ, tì thiếp... thời xưa). § Tức "thân giá" . ◇ Lưu Chú Đức : "Đương cá tiểu cổ viên, tựu bả thân phận đề đắc na dạng cao, tì khí lộng đắc na dạng đại" , , (Mê ).
4. Dáng dấp, tư thái. ◇ Đào Tông Nghi : "Thụ yếu hữu thân phận, họa gia vị chi nữu tử, yếu chiết đáp đắc trúng, thụ thân các yếu hữu phát sanh" , , , (Xuyết canh lục , Tả san thủy quyết ).
5. Chỉ tài cán, bổn lĩnh. ◇ Thủy hử truyện : (Vũ Tùng) bả na đả hổ đích thân phận quyền cước, tế thuyết liễu nhất biến. Chúng thượng hộ đạo: Chân nãi anh hùng hảo hán (), . : (Đệ nhị tam hồi).
6. Hành vi, động tác. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "(Na bà tử) sở dĩ nhàn thường dã dữ nhân tố ta bất linh lị đích thân phận" () (Quyển nhị thập).
7. Phẩm chất, chất địa. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Nhĩ giá hào soạn thị tinh cực đích liễu, chỉ thị giá tửu thị thị mãi lai đích, thân phận hữu hạn" , , (Đệ tam nhất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái phần trời dành sẵn cho mình, chỉ giai cấp, địa vị của mình. Đoạn trường tân thanh : » Đành thân phận thiếp, nghĩ danh giá chàng « — Chức vụ địa vị ( Bạch thoại ).

tạm thì

phồn thể

Từ điển phổ thông

tạm thời, nhất thời

Từ điển trích dẫn

1. Thời gian ngắn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân khứ tuế nghiệp sư vong cố, vị hạ diên thỉnh cao minh chi sĩ, chỉ đắc tạm thì tại gia ôn tập cựu khóa" , , (Đệ bát hồi) Vì năm ngoái thầy học mất, chưa kịp mời thầy khác được, (Tần Chung) phải tạm thời ở nhà ôn lại bài cũ.

tạm thời

phồn thể

Từ điển phổ thông

tạm thời, nhất thời

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trong ít lâu, có thể thay đổi.

bản tính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bản tính, tính tình tự nhiên, tính vốn có

bổn tính

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Tính cách có sẵn từ khi sinh ra. ☆ Tương tự: "phú tính" , "thiên tính" . ◇ Tuân Tử : "Nhiên tắc lễ nghĩa tích ngụy giả, khởi nhân chi bổn tính dã tai?" , (Tính ác ) Chẳng qua lễ nghĩa chất chứa giả dối, há phải là thiên tính bẩm phú của người ta đâu?
bài
bèi ㄅㄟˋ, pái ㄆㄞˊ, pǎi ㄆㄞˇ

bài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xếp hàng
2. bè (thuyền bè)
3. tháo ra
4. xô, đẩy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đẩy, gạt ra. ◇ Thủy hử truyện : "Bị (...) bài phiên tiểu thuyền, đảo tràng hạ thủy khứ" (...), (Đệ lục thập nhị hồi) Bị đẩy lật chiếc thuyền nhỏ, té nhào xuống sông.
2. (Động) Tiêu trừ, trừ khử. ◇ Lí Dục : "Vãng sự chỉ kham ai, đối cảnh nan bài" , (Lãng đào sa ) Chuyện cũ chỉ buồn đau, đối cảnh khó trừ hết.
3. (Động) Ruồng bỏ, bài xích. ◎ Như: "để bài" ruồng đuổi, "bài tễ" đuổi cút đi.
4. (Động) Khơi, tháo, khai thông. ◇ Mạnh Tử : "Quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ" , , , (Đằng Văn Công thượng ) Khơi các sông Nhữ, Hán, bời tháo sông Hoài, sông Tứ.
5. (Động) Xếp thành hàng.
6. (Động) Xếp đặt, thiết trí. ◎ Như: "an bài" bày yên, sắp đặt đâu vào đấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thứ nhật đại bài diên hội, biến thỉnh công khanh" , (Đệ tam hồi) Hôm sau đặt tiệc yến lớn, mời tất cả các công khanh.
7. (Động) Tập diễn. ◎ Như: "bài hí" tập diễn trò.
8. (Danh) Hàng. ◎ Như: "tiền bài" hàng trước, "tha cá tử cao, tổng thị tọa tại hậu bài" , những ai cao đều ngồi ở hàng sau.
9. (Danh) Lượng từ: dãy, hàng, rặng, loạt. ◎ Như: "trạm thành nhất bài" đứng thành một hàng, "cửu bài tọa vị" chín dãy chỗ ngồi.
10. (Danh) Đơn vị bộ binh: bốn "ban" là một "bài" , bốn "bài" là một "liên" .
11. (Danh) Bè. ◎ Như: "trúc bài" bè tre, "mộc bài" bè gỗ.
12. (Danh) "Bài tử xa" xe ba gác.

Từ điển Thiều Chửu

① Bời ra, gạt ra.
② Ðuổi, loại đi, như để bài ruồng đuổi, bài tễ đuổi cút đi, v.v.
③ Bày xếp, như an bài bày yên (xắp đặt đâu vào đấy). Một hàng gọi là nhất bài .
④ Phép nhà binh về bộ binh, pháo binh, công binh, truy trọng binh, thì ba bằng là một bài, quân kị thì hai bằng là một bài.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xếp, sắp: Xếp ghế thành hai hàng;
② Hàng: Hàng trước; Hàng sau;
③ Trung đội: Trung đội hỏa lực;
④ Dãy, rặng, tràng, loạt: Những rặng tre; Một dãy nhà; Tiếng súng nổ hàng loạt, loạt súng;
⑤ Tập diễn: Vở kịch mới tập diễn;
⑥ Bè: Bè gỗ;
⑦ Bỏ đi, tháo đi, bài trừ, bài xích, bài bỏ, chèn lấn, chèn: Tháo nước ra sông;
⑧ Bánh nướng nhân mứt, bánh kem: Bánh nướng nhân mứt táo. Xem [păi].

Từ điển Trần Văn Chánh

】bài tử xa [păiziche] Xe ba gác. Xem [pái].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chê bai — Bày ra. Sắp xếp — Tên một đơn vị nhỏ trong quân đội Trung Hoa.

Từ ghép 38

tín nhiệm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tín nhiệm, tin tưởng vào

Từ điển trích dẫn

1. Tin dùng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cận lai triều đình nịch ư tửu sắc, tín nhậm trung quý Hoàng Hạo, bất lí quốc sự, chỉ đồ hoan lạc" , , , (Đệ nhất nhất nhị hồi) Lâu nay chúa thượng ham mê tưu sắc, tin dùng hoạn quan là Hoàng Hạo, không nhìn đến việc nước, chỉ chuộng lấy sự vui chơi.
2. Tin tưởng nhau.
3. Tùy theo, nhậm tùy. ◇ Cao Biền : "Dạ tĩnh huyền thanh hưởng bích không, Cung thương tín nhậm vãng lai phong" , (Phong tranh ) Đêm lặng tiếng dây đàn dội trời xanh, Bậc cung thương tùy theo gió qua lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tin và giao phó cho.

Từ điển trích dẫn

1. Công trạng cao lớn phi thường. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cầm tặc định tu cầm tặc thủ, kì công đoan đích đãi kì nhân" , (Đệ ngũ hồi) Bắt giặc nên bắt tên đầu sỏ, kì công phải đợi người kì tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc làm to lớn khó khăn lạ lùng đã hoàn tất được.

Từ điển trích dẫn

1. Hồ đồ, không hiểu sự lí. § Cũng gọi là "mộng đổng" . ◇ Cao Văn Tú : "Triều dã lí thùy nhân tự yêm, chuân măng đổng ngu trọc si hàm" , (Ngộ thượng hoàng , Đệ tứ chiết).

giao thông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giao thông

Từ điển trích dẫn

1. Thông suốt không bị trở ngại. ◇ Đào Uyên Minh : "Thiên mạch giao thông, kê khuyển tương văn" , (Đào hoa nguyên kí ) Đường bờ ruộng ngang dọc thông suốt, tiếng gà tiếng chó (nhà này nhà kia) nghe được nhau.
2. Giao cảm, cảm ứng. ◇ Trang Tử : "Lưỡng giả giao thông thành hòa nhi vật sanh yên" (Điền Tử Phương ) Hai cái đó (cực Âm và cực Dương ) cảm ứng giao hòa với nhau mà muôn vật sinh ra.
3. Khai thông.
4. Vãng lai, giao vãng. ◇ Sử Kí : "Chư sở dữ giao thông, vô phi hào kiệt đại hoạt" , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Những người giao du với ông (chỉ Quán Phu ) toàn là bậc hào kiệt hay những kẻ đại gian đại ác lắm mưu nhiều kế.
5. Thông đồng, cấu kết. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phàn Trù hà cố giao thông Hàn Toại, dục mưu tạo phản?" , (Đệ thập hồi ) Phàn Trù sao dám thông đồng với Hàn Toại, định làm phản hay sao?
6. Sự vận chuyển của xe cộ, thuyền tàu, máy bay... Cũng chỉ điện báo, điện thư... qua lại. ◎ Như: "cao tốc công lộ nhân liên hoàn đại xa họa, tạo thành giao thông than hoán" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Qua lại mà không bị cản trở. Chỉ sự đi lại giữa nơi này với nơi khác.
chuân
zhūn ㄓㄨㄣ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thuần, không lẫn lộn.
2. (Phó) Thật là, đúng là. ◇ Cao Văn Tú : "Triều dã lí thùy nhân tự yêm, Chuân măng đổng ngu trọc si hàm" , (Ngộ thượng hoàng , Đệ tứ chiết).
3. (Phó) Toàn, rặt, đều. § Cũng như: "toàn" , "tẫn" . ◎ Như: "giá oa tiểu kê nhi chuân thị hắc đích" .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.