thủ, tụ
jù ㄐㄩˋ, qū ㄑㄩ, qǔ ㄑㄩˇ

thủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy, cầm. ◎ Như: "nhất giới bất thủ" một mảy may cũng không lấy, "thám nang thủ vật" thò túi lấy đồ.
2. (Động) Chọn lấy. ◎ Như: "thủ sĩ" chọn lấy học trò mà dùng, "thủ danh" chọn tên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thống lệnh Ngụy Duyên vi tiên phong, thủ nam tiểu lộ nhi tiến" , (Đệ lục thập tam hồi) (Bàng) Thống (tôi) sai Ngụy Duyên làm tiên phong, chọn lấy một đường nhỏ mé nam mà tiến.
3. (Động) Chuốc lấy, tìm lấy. ◎ Như: "tự thủ diệt vong" tự chuốc lấy diệt vong.
4. (Động) Dùng. ◎ Như: "nhất tràng túc thủ" một cái giỏi đủ lấy dùng.
5. (Động) Lấy vợ. § Dùng như chữ . ◇ Thi Kinh : "Thủ thê như hà, Phỉ môi bất đắc" , , : (Bân phong , Phạt kha ) Lấy vợ thế nào? Không mối không xong.
6. (Động) Làm. ◎ Như: "thủ xảo" làm khéo, khôn khéo trục lợi.
7. (Trợ) Đặt sau động từ để diễn tả động tác đang tiến hành. ◇ Đỗ Thu Nương : "Khuyến quân mạc tích kim lũ y, Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì" , (Kim lũ y ) Khuyên bạn đừng nên tiếc cái áo kim lũ, Khuyên bạn hãy tiếc lấy tuổi trẻ.
8. (Danh) Họ "Thủ".

Từ điển Thiều Chửu

① Chịu lấy. Như nhất giới bất thủ một mảy chẳng chịu lấy.
② Chọn lấy. Như thủ sĩ chọn lấy học trò mà dùng.
③ Dùng, như nhất tràng túc thủ một cái giỏi đủ lấy dùng.
④ Lấy lấy. Như thám nang thủ vật thò túi lấy đồ.
⑤ Làm, như thủ xảo làm khéo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy: Về nhà lấy quần áo; Vật phi nghĩa thì không lấy;
② Dùng, áp dụng: Có thể dùng được; Chọn lấy học trò để dùng; Một tài năng đáng chọn lấy để dùng; Không thể có được cả hai, phải bỏ cá mà chọn lấy bàn tay gấu vậy (Mạnh tử);
③ Tiếp thu, đúc, rút: Tiếp thu ý kiến; Rút bài học kinh nghiệm;
④ Chuốc lấy: Vì sao bọn giặc dám qua xâm phạm, bọn bây rồi sẽ phải chuốc lấy thất bại cho coi (Lí Thường Kiệt);
⑤ Có được: 西 Nó đã có được điều mà nó muốn;
⑥ (văn) Đánh chiếm, chiếm lấy: Bèn chiếm lấy đất Hán Trung của Sở (Sử kí); Công Thâu Ban làm cái thang mây, ắt sẽ đánh chiếm nước Tống (Mặc tử);
⑦ (văn) Lấy vợ (dùng như , bộ );
⑧ (văn) Chỉ: Dương tử (tức Dương Chu) chỉ vì mình (Mạnh tử); Áo chỉ che thân cho khỏi lạnh, thức ăn chỉ để no bụng (Phạm Trọng Yêm: Huấn kiệm thị khang);
⑨ (văn) Được (trợ từ dùng như , đặt sau động từ để biểu thị sự hoàn thành): Tuổi trẻ giữ lại được nhiều niềm cảm hứng (Lưu Vũ Tích: Thù Tư Ảm Đại thư kiến hí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy về cho mình — Chọn ra mà lấy.

Từ ghép 20

tụ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tích tụ (như , bộ ).
nghi
yí ㄧˊ

nghi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thích đáng, phù hợp, nên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp, hòa thuận. ◇ Lễ Kí : "Nghi huynh nghi đệ, nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân" , (Đại Học ) Anh em hòa thuận, sau đó mới có thể dạy dỗ người dân trong nước.
2. (Động) Làm cho hòa thuận, thân thiện.
3. (Động) Thích hợp. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thế dịch thì di, biến pháp nghi hĩ" , (Sát kim ) Thời thế biến đổi, việc cải cách cũng phải thích hợp theo.
4. (Động) Làm cho thích nghi.
5. (Động) Cùng hưởng. ◇ Thi Kinh : "Dặc ngôn gia chi, Dữ tử nghi chi" , (Trịnh phong , Nữ viết kê minh ) Chàng đi săn bắn tên rất trúng (chim phù, chim nhạn... đem về nấu món ăn), Với chàng cùng hưởng.
6. (Tính) Tương xứng, ngang nhau. ◇ Tô Thức : "Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ 西西, ) Đem so Tây Hồ với nàng Tây Thi, Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều thích hợp như nhau.
7. (Phó) Nên. ◎ Như: "bất nghi huyên náo" không nên ồn ào, "bất diệc nghi hồ" chẳng cũng nên ư!
8. (Phó) Đương nhiên, chẳng lấy làm lạ.
9. (Phó) Có lẽ, tựa hồ.
10. (Danh) Tế "Nghi". ◎ Như: "nghi hồ xã" tế Nghi ở nền xã.
11. (Danh) Họ "Nghi".

Từ điển Thiều Chửu

① Nên, như nghi thất nghi gia nên vợ nên chồng. Tính giống vật nào hợp ở chỗ nào cũng gọi là nghi, như thổ nghi nghĩa là thứ ấy là thứ ưa ở xứ ấy. Như ta gọi vải ở Quang là thổ nghi (thổ ngơi) nghĩa là vải trồng ở đấy ngon hơn trồng chỗ khác.
② Nên thế, như bất diệc nghi hồ chẳng cũng nên ư!
③ Tế nghi, như nghi hồ xã tế nghi ở nền xã.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp, thích hợp, vừa phải, làm cho thích hợp, thích nghi: Anh làm việc này rất hợp; Cô kia về nhà chồng, hợp với gia đình nhà chồng (Thi Kinh); Cái cong thì thích hợp làm xe (Tiềm phu luận); Tính thích hợp của đất đối với cây trồng; Thời thế biến đổi, thì việc cải cách cũng phải làm cho thích hợp (Lã thị Xuân thu); ? Chẳng cũng nên ư!;
② Nên: Không nên như thế; Không nên vội vã hấp tấp quá; Nay đại vương cũng nên trai giới năm ngày (Sử kí);
③ (văn) Có lẽ, chắc có lẽ;
④ Tế nghi, cử hành lễ tế nghi: Làm lễ tế nghi trên đống đất to (Thượng thư: Thái thệ);
⑤ (văn) Nấu nướng: Lấy tên bắn được con vịt trời, cùng anh nấu nướng (Thi Kinh: Trịnh phong, Nữ viết kê minh);
⑥ [Yí] (Họ) Nghi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thích hợp. Td: Tiện nghi ( dễ dàng thích hợp cho cuộc sống ) — Nên. Đáng như thế.

Từ ghép 14

thìn, thần
chén ㄔㄣˊ

thìn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Thìn (ngôi thứ 5 của hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rung động, chấn động.
2. (Danh) Chi "Thần" (ta đọc là "Thìn"), chi thứ năm trong mười hai chi.
3. (Danh) Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ "Thìn".
4. (Danh) Một tiếng gọi gộp cả mười hai chi. Cũng chỉ ngày hoặc giờ. § Ngày xưa lấy mười hai chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là "tiếp thần" mười hai ngày. Vì thế, ngày và giờ đều gọi là "thần". ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên trung cộng hỉ trị giai thần" (Đoan ngọ nhật ) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng được ngày đẹp trời. ◇ Thủy hử truyện : "Na Vương Ải Hổ khứ liễu ước hữu tam lưỡng cá thì thần" (Đệ tam thập nhị hồi) Vương Ải Hổ đi được khoảng hai ba thì thần (tức là chừng bốn đến sáu giờ đồng hồ ngày nay).
5. (Danh) Ngày tháng, thời gian. ◇ Hán Thư : "Thần thúc hốt kì bất tái" (Tự truyện thượng ) Thời gian vùn vụt không trở lại.
6. (Danh) Tên một sao trong nhị thập bát tú. Cũng gọi là "đại hỏa" .
7. (Danh) Chỉ hướng đông nam.
8. (Danh) Sao Bắc Cực, tức "Bắc Thần" .
9. (Danh) Phiếm chỉ các sao.
10. (Danh) Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
11. (Danh) Tiếng xưng thay cho đế vương.
12. § Thông "thần" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chi thần (ta đọc là thìn), chi thứ năm trong 12 chi. Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ thìn.
② Một tiếng gọi gộp cả 12 chi. Ngày xưa lấy 12 chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là thiếp thần , vì thế nên ngày và giờ đều gọi là thần.
③ Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
④ Cùng nghĩa với chữ thần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chi Thìn (chi thứ năm trong 12 chi);
② Ngày: Ngày sinh;
③ (Từ chỉ chung) mặt trời, mặt trăng và sao: Các vì sao;
④ (văn) Buổi sớm (dùng như , bộ );
⑤ (Ở Việt Nam có khi) dùng thay cho chữ (bộ ) (vì kị húy của vua Tự Đức).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ năm trong Thập nhị địa chi — Xem Thần.

thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Thìn (ngôi thứ 5 của hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rung động, chấn động.
2. (Danh) Chi "Thần" (ta đọc là "Thìn"), chi thứ năm trong mười hai chi.
3. (Danh) Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ "Thìn".
4. (Danh) Một tiếng gọi gộp cả mười hai chi. Cũng chỉ ngày hoặc giờ. § Ngày xưa lấy mười hai chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là "tiếp thần" mười hai ngày. Vì thế, ngày và giờ đều gọi là "thần". ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên trung cộng hỉ trị giai thần" (Đoan ngọ nhật ) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng được ngày đẹp trời. ◇ Thủy hử truyện : "Na Vương Ải Hổ khứ liễu ước hữu tam lưỡng cá thì thần" (Đệ tam thập nhị hồi) Vương Ải Hổ đi được khoảng hai ba thì thần (tức là chừng bốn đến sáu giờ đồng hồ ngày nay).
5. (Danh) Ngày tháng, thời gian. ◇ Hán Thư : "Thần thúc hốt kì bất tái" (Tự truyện thượng ) Thời gian vùn vụt không trở lại.
6. (Danh) Tên một sao trong nhị thập bát tú. Cũng gọi là "đại hỏa" .
7. (Danh) Chỉ hướng đông nam.
8. (Danh) Sao Bắc Cực, tức "Bắc Thần" .
9. (Danh) Phiếm chỉ các sao.
10. (Danh) Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
11. (Danh) Tiếng xưng thay cho đế vương.
12. § Thông "thần" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chi thần (ta đọc là thìn), chi thứ năm trong 12 chi. Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ thìn.
② Một tiếng gọi gộp cả 12 chi. Ngày xưa lấy 12 chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là thiếp thần , vì thế nên ngày và giờ đều gọi là thần.
③ Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
④ Cùng nghĩa với chữ thần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chi Thìn (chi thứ năm trong 12 chi);
② Ngày: Ngày sinh;
③ (Từ chỉ chung) mặt trời, mặt trăng và sao: Các vì sao;
④ (văn) Buổi sớm (dùng như , bộ );
⑤ (Ở Việt Nam có khi) dùng thay cho chữ (bộ ) (vì kị húy của vua Tự Đức).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Thần — Một âm là Thìn. Xem Thìn.

Từ ghép 5

phục
bì ㄅㄧˋ, fú ㄈㄨˊ, fù ㄈㄨˋ

phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quần áo
2. phục tùng, phục dịch
3. làm việc
4. uống vào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo mặc. ◎ Như: "lễ phục" áo lễ, "thường phục" áo thường.
2. (Danh) Áo tang. ◎ Như: "trảm thôi" , "tư thôi" , "đại công" , "tiểu công" , "ti ma" gọi là "ngũ phục" .
3. (Danh) Đóng xe tứ mã, hai con ở bên trong gọi là "phục".
4. (Danh) Cái ống tên.
5. (Động) Mặc áo, đội. ◇ Hán Thư : "Chu Công phục thiên tử chi miện, nam diện nhi triều quần thần" , (Vương Mãng truyện ) Chu Công đội mũ thiên tử, quay mặt về hướng nam hội họp các quan.
6. (Động) Phục tòng. ◎ Như: "bội phục" vui lòng mà theo, không bao giờ quên. ◇ Luận Ngữ : "Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục" , (Vi chính ) Đề cử người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo thì dân phục tùng.
7. (Động) Làm việc. ◎ Như: "phục quan" làm việc quan, "phục điền" làm ruộng.
8. (Động) Uống, dùng. ◎ Như: "phục dược" uống thuốc.
9. (Động) Quen, hợp. ◎ Như: "bất phục thủy thổ" chẳng quen với khí hậu đất đai.
10. (Động) Đeo.
11. (Động) Nghĩ nhớ.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo mặc, như lễ phục áo lễ, thường phục áo thường.
② Mặc áo.
③ Áo tang, trảm thôi , tư thôi , đại công , tiểu công , ti ma gọi là ngũ phục .
④ Phục tòng.
⑤ Làm việc, như phục quan làm việc quan, phục điền làm ruộng, v.v.
⑥ Ðóng xe tứ mã, hai con ở hai bên đòn xe gọi là phục.
⑦ Uống, như phục dược uống thuốc.
⑧ Quen, như bất phục thủy thổ chẳng quen đất nước.
⑨ Ðeo.
⑩ Nghĩ nhớ.
⑪ Cái ống tên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quần áo, phục: Đồng phục; Quần áo tang; 西 Âu phục;
② Quần áo tang: Mặc đồ tang;
③ (cũ) Áo tang: Năm loại áo tang;
④ Mặc (quần áo): Mùa hè mặc áo mỏng;
⑤ Uống (thuốc): Uống thuốc bắc;
⑥ Gánh (chức vụ), chịu, nhận, đi, làm, phục vụ: Làm nghĩa vụ quân sự, đi bộ đội, đi lính; Nhận tội; Chịu hình phạt; Làm việc quan; Làm ruộng;
⑦ Chịu phục, phục tùng, tuân theo: Anh nói có lí, tôi chịu phục anh đấy; Ngoài miệng tuân theo, trong bụng không phục;
⑧ Làm cho tin phục, thuyết phục, chinh phục: Dùng lí lẽ để thuyết phục người;
⑨ Thích ứng, quen: Không quen thủy thổ;
⑩ (văn) Hai ngựa ở bên đòn xe (trong xe tứ mã thời xưa);
⑪ (văn) Ống đựng tên;
⑫ (văn) Đeo;
⑬ Nghĩ nhớ;
⑭ [Fú] (Họ) Phục. Xem [fù].

Từ điển Trần Văn Chánh

Thang (thuốc): Một thang thuốc. Xem [fú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghe theo, tin theo. Td: Khuất phục — Làm việc. Td: Phục chính sự ( làm việc nước ) — Ăn. Uống. Xem Phục dược — Chỉ chung quần áo. Td: Y phục — Chỉ riêng đồ tang. Td: Ngũ phục ( năm loại quần áo tang, dùng cho năm trường hợp để tang khác nhau ) — Mặc vào người. Đeo trên người. Td: Trang phục ( chỉ chung sự ăn mặc ).

Từ ghép 83

ái phục 愛服áp phục 壓服âu phục 歐服bái phục 拜服bất phục 不服bị phục 被服bình phục 平服bội phục 佩服cảm phục 感服cát phục 吉服chấn phục 震服chế phục 制服chinh phục 征服chương phục 章服cổn phục 袞服duyệt phục 悅服hàng phục 降服hiếu phục 孝服hung phục 凶服khắc phục 克服khâm phục 欽服khuất phục 屈服kính phục 敬服lễ phục 禮服mãn phục 滿服miện phục 冕服nghi phục 儀服nhiếp phục 懾服nhung phục 戎服phản phục 反服pháp phục 法服phẩm phục 品服phục chế 服制phục dịch 服役phục dụng 服用phục dược 服藥phục độc 服毒phục hình 服刑phục hoàn 服完phục lao 服勞phục nghĩa 服義phục ngự 服御phục pháp 服法phục sắc 服色phục sự 服事phục sức 服飾phục tang 服喪phục thiện 服善phục thức 服式phục thực 服食phục tòng 服从phục tòng 服從phục trang 服装phục trang 服裝phục tùng 服從phục tửu 服酒phục vật 服物phục vụ 服务phục vụ 服務quan phục 官服quân phục 軍服quy phục 歸服sắc phục 色服sơ phục 初服suy phục 推服tang phục 喪服tâm phục 心服tế phục 祭服thần phục 臣服thiếp phục 妾服thú phục 首服thư phục 舒服thường phục 常服tiện phục 便服tín phục 信服tố phục 素服trang phục 裝服triều phục 朝服trừ phục 除服xa phục 車服y phục 衣服yến phục 讌服yếu phục 要服
bố
bù ㄅㄨˋ

bố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vải vóc
2. bày ra

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vải, những đồ dệt bằng gai, bằng sợi bông. ◎ Như: "miên bố" vải bông, "sa bố" vải lụa, "bố bạch" vải vóc.
2. (Danh) Tiền tệ (ngày xưa). ◎ Như: "hóa bố" , "toàn bố" đều là thứ tiền ngày xưa.
3. (Danh) Chức quan. ◎ Như: Đầu tỉnh có quan "bố chánh" nghĩa là chức quan thi hành chánh trị.
4. (Danh) Họ "Bố".
5. (Động) Bày, xếp đặt. ◎ Như: "bố trí" đặt để, sắp xếp, "bố cục" sắp xếp cho có mạch lạc.
6. (Động) Tuyên cáo. ◎ Như: "bố cáo" nói rõ cho mọi người biết, "tuyên bố" bày tỏ cho mọi người biết.
7. (Động) Kể, trần thuật.
8. (Động) Phân tán, ban ra, cho khắp. ◎ Như: "bố thí" cho khắp, cho hết. § Phép tu nhà Phật có sáu phép tu tới "Bồ-tát" , phép bố thí đứng đầu, vì phép này trừ được ngay cái bệnh tham vậy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phục đổ Ngụy vương, tự đăng vị dĩ lai, đức bố tứ phương, nhân cập vạn vật" , , , (Đệ bát thập hồi) Từ khi Ngụy Vương lên ngôi đến nay, ân đức ban khắp bốn phương, nhân nghĩa ra tới muôn vật.

Từ điển Thiều Chửu

① Vải, những đồ dệt bằng gai bằng sợi bông gọi là bố.
② Tiền tệ, như hóa bố , toàn bố đều là thứ tiền ngày xưa.
③ Bày, bày đặt đồ đạc gọi là bố. Ðem các lẽ nói cho mọi người nghe cũng gọi là bố.
④ Cho, như bố thí cho khắp, cho hết. Phép tu nhà Phật có sáu phép tu tới Bồ-tát, phép bố thí đứng đầu, vì phép này trừ được ngay cái bệnh tham vậy. Ðầu tỉnh có quan bố chánh nghĩa là chức quan thi hành chánh trị vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vải: Vải (dệt bằng bông); Vải gai; Vải sơn, vải nhựa;
② Bố, bá, nói ra: Tuyên bố; Thẳng thắn, lấy thành thực mà đãi người;
③ Bày, dàn, xếp, giăng bủa: Trải như sao giăng như cờ, chi chít;
④ Tiền tệ thời xưa;
⑤ [Bù] (Họ) Bố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vải — Tiền bạc — Bày ra. Sắp ra — Nói rõ ra.

Từ ghép 53

bì, tì, tỳ
pí ㄆㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giúp đỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp đỡ, phụ tá. ◎ Như: "bì tá" phụ giúp.
2. (Động) A dua, a phụ. ◇ Phương Hiếu Nhụ : "Chiến Quốc chi sĩ hiếu khoa thị bì, hằng quỷ thật dĩ cầu hợp, bất cố nhân chi thị phi" , , (Tiếu Bá Nha văn ).
3. (Động) Dốc lòng, kiên trì, dày công.
4. (Động) Tổn thương, phá hoại. ◇ Trang Tử : "Nhân đại hỉ da? bì ư dương; nhân đại nộ da? bì ư âm" ? ; ? (Tại hựu ) Người ta vui quá chăng? hại cho khí dương; người ta giận quá chăng? hại cho khí âm.
5. (Động) Tiếp giáp, kề sát. ◎ Như: "bì liên" nối liền, ở sát. § Còn viết là .
6. (Danh) Cái rốn.
7. (Danh) Tên thành ấp nước Lỗ thời Xuân Thu.
8. (Danh) Họ "Bì".
9. § Ghi chú: Ta quen đọc là "tì".

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giúp;
② Liền tiếp nhau (về đất đai). 【】bì liên [pílián] Nối liền, liền, ở sát: Miền nam Trung Quốc liền với Việt Nam; Ruộng lúa mì sát liền với rừng cây.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp đỡ, phụ tá. ◎ Như: "bì tá" phụ giúp.
2. (Động) A dua, a phụ. ◇ Phương Hiếu Nhụ : "Chiến Quốc chi sĩ hiếu khoa thị bì, hằng quỷ thật dĩ cầu hợp, bất cố nhân chi thị phi" , , (Tiếu Bá Nha văn ).
3. (Động) Dốc lòng, kiên trì, dày công.
4. (Động) Tổn thương, phá hoại. ◇ Trang Tử : "Nhân đại hỉ da? bì ư dương; nhân đại nộ da? bì ư âm" ? ; ? (Tại hựu ) Người ta vui quá chăng? hại cho khí dương; người ta giận quá chăng? hại cho khí âm.
5. (Động) Tiếp giáp, kề sát. ◎ Như: "bì liên" nối liền, ở sát. § Còn viết là .
6. (Danh) Cái rốn.
7. (Danh) Tên thành ấp nước Lỗ thời Xuân Thu.
8. (Danh) Họ "Bì".
9. § Ghi chú: Ta quen đọc là "tì".

Từ ghép 1

tỳ

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Giúp.
② Gồm, đất liền tiếp nhau gọi là bì liên . Có khi viết là .
③ Bì ni dịch âm tiếng Phạm, nghĩa là giới luật.
④ Bì Lư tên một vị Phật. Ta quen đọc là chữ tì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giúp;
② Liền tiếp nhau (về đất đai). 【】bì liên [pílián] Nối liền, liền, ở sát: Miền nam Trung Quốc liền với Việt Nam; Ruộng lúa mì sát liền với rừng cây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phụ vào. Giúp vào.
mô, mẫu
mú ㄇㄨˊ, mǔ ㄇㄨˇ, wú ㄨˊ, wǔ ㄨˇ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mẹ. ◎ Như: "mẫu thân" .
2. (Danh) Tiếng kính xưng bậc phụ nữ tôn trưởng. ◎ Như: "cô mẫu" bà cô, "cữu mẫu" bà mợ, "sư mẫu" sư nương (tiếng học sinh gọi vợ của "lão sư" ).
3. (Danh) Tiếng gọi người đàn bà lớn tuổi. ◇ Sử Kí : "Tín điếu ư thành hạ, chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín cơ, phạn Tín" , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín câu cá ở dưới thành, trong số những mụ giặt vải, có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn.
4. (Danh) Sự vật có thể sinh sản, nẩy nở. ◎ Như: "tự mẫu" chữ cái (trong tiếng Hi Lạp chẳng hạn) hoặc chữ dùng làm đại biểu cho một âm (trong thanh vận học có 36 tự mẫu).
5. (Tính) Gốc, vốn. ◎ Như: "mẫu tài" tiền vốn.
6. (Tính) Mái, giống cái. ◎ Như: "mẫu kê" gà mái, "mẫu trệ" lợn sề.
7. Một âm là "mô". (Danh) Men, mẻ.

mẫu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mẹ
2. con cái, giống cái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mẹ. ◎ Như: "mẫu thân" .
2. (Danh) Tiếng kính xưng bậc phụ nữ tôn trưởng. ◎ Như: "cô mẫu" bà cô, "cữu mẫu" bà mợ, "sư mẫu" sư nương (tiếng học sinh gọi vợ của "lão sư" ).
3. (Danh) Tiếng gọi người đàn bà lớn tuổi. ◇ Sử Kí : "Tín điếu ư thành hạ, chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín cơ, phạn Tín" , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín câu cá ở dưới thành, trong số những mụ giặt vải, có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn.
4. (Danh) Sự vật có thể sinh sản, nẩy nở. ◎ Như: "tự mẫu" chữ cái (trong tiếng Hi Lạp chẳng hạn) hoặc chữ dùng làm đại biểu cho một âm (trong thanh vận học có 36 tự mẫu).
5. (Tính) Gốc, vốn. ◎ Như: "mẫu tài" tiền vốn.
6. (Tính) Mái, giống cái. ◎ Như: "mẫu kê" gà mái, "mẫu trệ" lợn sề.
7. Một âm là "mô". (Danh) Men, mẻ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mẹ.
② Phàm vật gì làm cốt để sinh ra các cái đều gọi là mẫu, như mẫu tài tiền vốn.
③ Tiếng gọi tôn các đàn bà tôn trưởng, như cô mẫu bà cô, cữu mẫu bà mợ.
④ Giống cái, như mẫu kê gà mái, mẫu trệ lợn sề, v.v.
⑤ Một âm là mô. Men, mẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mẹ: Mẹ con; Mẹ già;
② Người đàn bà bằng vai với mẹ trong thân thuộc: Cô; Mợ; Thím;
③ Mái, cái: Gà mái; Bò cái;
④ Bộ phận có khía đường xoắn ốc để vặn đinh ốc: Đai ốc, êcu;
⑤ Mẹ (chỉ căn nguyên): Thất bại là mẹ thành công;
⑥ Mẹ, cái: Tàu mẹ; Máy cái;
⑦ [Mư] (Họ) Mẫu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người Mẹ — Tiếng tôn kính, gọi người đàn bà đáng tuổi mẹ mình. Td: Lão Mẫu — Loài vật cái. Con cái, con mái — Tiền vốn ( coi như mẹ đẻ của tiền lời ).

Từ ghép 81

a mẫu 阿母ân mẫu 恩母âu mẫu 歐母bá mẫu 伯母bảo mẫu 保母bảo mẫu 鴇母bảo mẫu 鸨母châu mẫu 珠母chủ mẫu 主母chư mẫu 諸母cô mẫu 姑母cữu mẫu 舅母di mẫu 姨母dị mẫu 異母dưỡng mẫu 養母đích mẫu 嫡母đồng mẫu 同母giả mẫu 假母gia mẫu 家母gia tổ mẫu 家祖母giáo mẫu 教母hậu mẫu 后母hậu mẫu 後母ích mẫu 益母kế mẫu 繼母kế mẫu 继母lão mẫu 老母lệnh mẫu 令母mạnh mẫu 孟母mẫu âm 母音mẫu bản 母板mẫu dương 母羊mẫu đạo 母道mẫu đệ 母第mẫu giáo 母教mẫu hậu 母后mẫu hệ 母係mẫu hệ 母系mẫu kê 母雞mẫu kê 母鸡mẫu mã 母馬mẫu mã 母马mẫu nan nhật 母難日mẫu nghi 母儀mẫu ngữ 母語mẫu ngữ 母语mẫu ngưu 母牛mẫu quốc 母國mẫu số 母數mẫu tài 母財mẫu thân 母亲mẫu thân 母親mẫu tử 母子mộc mẫu 木母nãi mẫu 嬭母nghĩa mẫu 义母nghĩa mẫu 義母ngoại tổ mẫu 外祖母ngược mẫu 瘧母nhạc mẫu 岳母nhũ mẫu 乳母ô liêm mẫu 乌蔹母ô liêm mẫu 烏蘝母phân mẫu 分母phó mẫu 傅母phụ mẫu 父母quốc mẫu 國母sản mẫu 產母sư mẫu 師母tàm mẫu 蠶母tằng tổ mẫu 曾祖母thánh mẫu 聖母thân mẫu 親母thứ mẫu 庶母tiên mẫu 先母tòng mẫu 從母tổ mẫu 祖母tự mẫu 字母từ mẫu 慈母vân mẫu 雲母xuất mẫu 出母
bồi
péi ㄆㄟˊ

bồi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. theo bên
2. tiếp khách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gò đất chồng chất.
2. (Danh) Người phụ tá, chức quan phó. ◇ Thi Kinh : "Nhĩ đức bất minh, dĩ vô bồi vô khanh" , (Đại nhã , Đãng ) Đức hạnh nhà vua không sáng tỏ, Không có quan giúp việc và khanh sĩ (xứng đáng).
3. (Danh) Người được mời để tiếp khách. ◎ Như: "kim thiên năng thỉnh nhĩ lai tác bồi, thập phần quang vinh" , hôm nay mời được ông đến (làm người) tiếp khách cho, thật là vinh hạnh.
4. (Động) Làm bạn, theo cùng, tiếp. ◎ Như: "phụng bồi" kính tiếp, "bồi khách" tiếp khách.
5. (Động) Giúp đỡ, phụ trợ.
6. (Động) Đền trả. § Thông "bồi" .
7. (Động) Mất, tổn thất. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chu lang diệu kế an thiên hạ, Bồi liễu phu nhân hựu chiết binh" , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Chu Du mẹo giỏi yên thiên hạ, Đã mất phu nhân lại thiệt quân (Phan Kế Bính dịch).
8. (Tính) Hai lần, chồng chất. ◎ Như: Bầy tôi vua chư hầu đối với thiên tử tự xưng là "bồi thần" , nghĩa là bầy tôi của kẻ bầy tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Bạn, tiếp giúp. Như phụng bồi kính tiếp, bồi khách tiếp khách, v.v.
② Chức phụ, phàm chức sự gì có chánh có phó thì chức phó gọi là bồi, nghĩa là chức phụ thêm, khi nào chức chánh khuyết thì bổ vào vậy.
③ Hai lần, bầy tôi vua chư hầu đối với Thiên tử tự xưng là bồi thần , nghĩa là bầy tôi của kẻ bầy tôi.
④ Đền trả. Như bồi thường . Có khi viết .
⑤ Tăng thêm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cùng, theo: Tôi cùng đi với anh; Nơi đó anh ấy chưa đi qua, phải có người đi cùng mới được; Anh ấy có thể đi theo anh;
② (văn) Tiếp giúp, giúp đỡ, tiếp: Kính tiếp; Tiếp khách;
③ (văn) (Chức) phụ, phó;
④ (văn) Tăng thêm;
⑤ (văn) Bồi thường (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đống đất lớn. Cái gò lớn — Lớn lao. Nặng nề — Giúp đỡ. Phụ tá — Làm bạn — Gia tăng. Thêm lên.

Từ ghép 9

mưu, vô
móu ㄇㄡˊ, wú ㄨˊ

mưu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Không, chẳng. ◇ Vương An Thạch : "Hàn Thối Chi vô vi sư, kì thục năng vi sư?" 退, (Thỉnh Đỗ Thuần tiên sanh nhập huyền học thư nhị ) Hàn Thối Chi (Hàn Dũ) không làm thầy, thì ai có thể làm thầy?
2. (Phó) Chớ, đừng. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì đừng lấy ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức chớ quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, đừng để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
3. (Phó) Biểu thị chưa quyết đoán. ◎ Như: "vô nãi" chắc là, chẳng phải là, "tương vô" chắc sẽ. ◇ Liêu trai chí dị : "Chỉ tửu tự ẩm, bất nhất yêu chủ nhân, vô nãi thái lận?" , , (Thanh Phụng ) Có rượu ngon uống một mình, không mời chủ nhân một tiếng, chẳng phải là bủn xỉn quá ư?
4. (Đại) Không ai, không có người nào. ◇ Sử Kí : "Thượng sát tông thất chư Đậu, vô như Đậu Anh hiền, nãi triệu Anh" , , (Vũ An Hầu truyện ) Vua xét ở trong tôn thất và những người họ Đậu không ai có tài bằng Đậu Anh, nên mời (Đậu) Anh vào.
5. (Động) Không có. § Thông "vô" . ◇ Sử Kí : "Hĩnh vô mao" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Cẳng chân không có lông.
6. (Danh) Họ "Vô".
7. Một âm là "mưu". (Danh) "Mưu đôi" một thứ mũ vải đen thời xưa. Cũng viết là "mưu đôi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chớ, đừng.
② Chớ, dùng làm tiếng giúp lời, như vô nãi chớ bèn (cùng nghĩa với hoặc giả ), tương vô hầu chớ, v.v. đều là lời hỏi lấy ý mình đoán mà chưa dám quyết đoán.
③ Một âm là mưu. Hẳn. Mưu đôi một thứ mũ vải đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưu đôi : Tên một loại mũ bằng vải đời nhà Hạ — Một âm là Vô. Xem Vô.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chớ, đừng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Không, chẳng. ◇ Vương An Thạch : "Hàn Thối Chi vô vi sư, kì thục năng vi sư?" 退, (Thỉnh Đỗ Thuần tiên sanh nhập huyền học thư nhị ) Hàn Thối Chi (Hàn Dũ) không làm thầy, thì ai có thể làm thầy?
2. (Phó) Chớ, đừng. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì đừng lấy ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức chớ quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, đừng để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
3. (Phó) Biểu thị chưa quyết đoán. ◎ Như: "vô nãi" chắc là, chẳng phải là, "tương vô" chắc sẽ. ◇ Liêu trai chí dị : "Chỉ tửu tự ẩm, bất nhất yêu chủ nhân, vô nãi thái lận?" , , (Thanh Phụng ) Có rượu ngon uống một mình, không mời chủ nhân một tiếng, chẳng phải là bủn xỉn quá ư?
4. (Đại) Không ai, không có người nào. ◇ Sử Kí : "Thượng sát tông thất chư Đậu, vô như Đậu Anh hiền, nãi triệu Anh" , , (Vũ An Hầu truyện ) Vua xét ở trong tôn thất và những người họ Đậu không ai có tài bằng Đậu Anh, nên mời (Đậu) Anh vào.
5. (Động) Không có. § Thông "vô" . ◇ Sử Kí : "Hĩnh vô mao" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Cẳng chân không có lông.
6. (Danh) Họ "Vô".
7. Một âm là "mưu". (Danh) "Mưu đôi" một thứ mũ vải đen thời xưa. Cũng viết là "mưu đôi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chớ, đừng.
② Chớ, dùng làm tiếng giúp lời, như vô nãi chớ bèn (cùng nghĩa với hoặc giả ), tương vô hầu chớ, v.v. đều là lời hỏi lấy ý mình đoán mà chưa dám quyết đoán.
③ Một âm là mưu. Hẳn. Mưu đôi một thứ mũ vải đen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Không được, chớ, đừng: Đừng có đến lúc khát nước mới đào giếng. 【】vô ninh [wúnìng] (phó) Thà, chi bằng, chẳng bằng, đúng hơn, hơn: Cho đó là một kì tích, chi bằng cho là sự tất nhiên phát triển của lịch sử. Cv. ;【】vô dung [wuýong] Không cần. Cv. ;
② [Wú] (Họ) Vô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chớ. Đừng — Không cần.

Từ ghép 1

chiến
zhàn ㄓㄢˋ

chiến

phồn thể

Từ điển phổ thông

chiến tranh, đánh nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh nhau, bày trận đánh nhau. ◎ Như: "giao chiến" giao tranh.
2. (Động) Tranh đua, thi đua. ◎ Như: "luận chiến" tranh luận, "thiệt chiến" tranh cãi nhau, đấu lưỡi, "thương chiến" tranh giành buôn bán, đua chen ở thương trường.
3. (Động) Run lập cập, run rẩy (vì sợ hãi, bị lạnh, kích động). ◎ Như: "chiến lật" run lẩy bẩy. Cũng viết là . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lệ thanh vấn: Thiên tử hà tại? Đế chiến lật bất năng ngôn" : ? (Đệ tam hồi) Lớn tiếng hỏi: Thiên tử đâu? (Thiếu) Đế sợ run, không nói được.
4. (Tính) Liên quan tới chiến tranh. ◎ Như: "chiến pháp" phương pháp và sách lược tác chiến, "chiến quả" thành tích sau trận đánh, "chiến cơ" (1) mưu lược tác chiến, (2) thời cơ (trong chiến tranh), (3) máy bay chiến đấu.
5. (Danh) Chiến tranh. ◎ Như: "thế giới đại chiến" chiến tranh thế giới.
6. (Danh) Họ "Chiến".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh nhau, hai bên đều bày trận đánh nhau gọi là chiến. Như thiệt chiến tranh cãi nhau, thương chiến tranh nhau về sự buôn bán, v.v.
② Run rẩy, rét run lập cập gọi là chiến.
③ Sợ, như chiến chiến căng căng đau đáu sợ hãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chiến, chiến tranh: Tuyên chiến, tuyên bố chiến tranh; Đình chiến; Chiến tranh lạnh;
② Trận đánh, đánh nhau: Trăm trận trăm thắng; Càng đánh càng mạnh;
③ Run rẩy, run lập cập: Rét run; Rét run lên;
④ Thi đua: Thách (thi đua); Nhận lời (thi đua);
⑤ Sợ: Sợ hãi;
⑥ [Zhàn] (Họ) Chiến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh nhau — Sợ hãi — Run rẩy.

Từ ghép 93

ác chiến 惡戰ao chiến 鏖戰bạch chiến 白戰bách chiến 百戰bách chiến bách thắng 百戰百勝bất chiến tự nhiên thành 不戰自然成bút chiến 筆戰cấm chiến 噤戰cận chiến 近戰chiến bào 戰袍chiến bắc 戰北chiến binh 戰兵chiến căng 戰兢chiến căng căng 戰兢兢chiến chiến 戰戰chiến công 戰功chiến cụ 戰具chiến cục 戰局chiến dịch 戰役chiến đấu 戰鬥chiến đấu 戰鬬chiến đấu cơ 戰鬬機chiến địa 戰地chiến hạm 戰艦chiến hào 戰壕chiến hỏa 戰火chiến khu 戰區chiến lật 戰栗chiến loạn 戰亂chiến lợi phẩm 戰利品chiến lược 戰略chiến pháp 戰法chiến quốc 戰國chiến sắc 戰色chiến sĩ 戰士chiến sự 戰事chiến sử 戰史chiến thắng 戰勝chiến thì 戰時chiến thời 戰時chiến thuật 戰術chiến thuyền 戰船chiến thư 戰書chiến thương 戰傷chiến tích 戰績chiến tranh 戰爭chiến trận 戰陣chiến trường 戰場chiến trường 戰塲chiến tuyến 戰線chiến tử 戰死chiến tướng 戰將chiến vân 戰雲chiến vụ 戰務chiến xa 戰車chinh chiến 征戰chủ chiến 主戰cổ chiến 股戰cựu chiến binh 舊戰兵dã chiến 野戰đại chiến 大戰đệ nhất thứ thế giới đại chiến 第一次世界大戰đệ nhị thứ thế giới đại chiến 第二次世界大戰đình chiến 停戰giao chiến 交戰hải chiến 海戰hàm chiến 酣戰hạng chiến 巷戰hiếu chiến 好戰hỗn chiến 混戰huyết chiến 血戰hưu chiến 休戰khai chiến 開戰kháng chiến 抗戰khiêu chiến 挑戰khủng bố chiến tranh 恐怖戰爭kịch chiến 劇戰lãnh chiến 冷戰lục chiến 陸戰lũy chiến 累戰nội chiến 內戰phi chiến 非戰phó chiến 赴戰quyết chiến 決戰tác chiến 作戰tâm kinh đảm chiến 心驚膽戰tham chiến 參戰thiệt chiến 舌戰tiếp chiến 接戰tuyên chiến 宣戰tử chiến 死戰ứng chiến 應戰viễn chiến 遠戰

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.