oa
jué ㄐㄩㄝˊ, wā ㄨㄚ

oa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con ếch

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ếch, nhái. § Con ếch tục gọi là "kim tuyến oa" , là "điền kê" , là "thủy kê tử" . Con chẫu gọi là "thanh oa" , lại gọi là "vũ oa" . Con cóc gọi là "thiềm thừ" . Ễnh ương gọi là "hà mô" . Giống ếch, giống chẫu hay kêu hay giận cho nên tiếng nhạc dâm gọi là "oa thanh" , phát cáu gọi là "oa nộ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Một giống động vật có xương sống, ở được cả nước cả cạn. Con ếch tục gọi là kim tuyến oa , là điền kê , là thủy kê tử . Con chẫu gọi là thanh oa , lại gọi là vũ oa . Con cóc gọi là thiềm thừ . Ễnh ương gọi là hà mô . Giống ếch, giống chẫu hay kêu hay giận cho nên tiếng nhạc dâm gọi là oa thanh , phát cáu gọi là oa nộ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Con nhái, ếch, ếch nhái: Ếch ngồi đáy giếng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chẫu chuộc ( thuộc loài ếch nhái ).

Từ ghép 4

tiêu
jiāo ㄐㄧㄠ

tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: tiêu liêu ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Tiêu liêu" con chim ri, chim hồng tước, quanh quách. ◇ Trang Tử : "Tiêu liêu sào ư thâm lâm bất quá nhất chi" (Tiêu dao du ) Quanh quách làm tổ ở rừng sâu chẳng qua một cành.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiêu liêu con chim ri, chim hồng tước, quanh quách. Trang Tử : Tiêu liêu sào ư thâm lâm bất quá nhất chi (Tiêu dao du ) quanh quách làm tổ ở rừng sâu chẳng qua một cành.

Từ điển Trần Văn Chánh

】tiêu liêu [jiaoliáo] Chim hồng tước, chim ri: Chim ri làm tổ trong rừng sâu, chẳng qua một cành (Trang tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiêu liêu: Tên một loài chim nhỏ, làm tổ.

Từ ghép 1

chướng, trướng
zhàng ㄓㄤˋ

chướng

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Bức chướng, dùng vải hay lụa viết chữ để mừng hay viếng người gọi là chướng. Cũng đọc là trướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm vải viết chữ để phúng người chết. Ta cũng gọi là Trướng.

trướng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bức trướng (viết câu đối hay chữ mừng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bức trướng (bằng vải hay lụa, trên viết chữ để chúc mừng hay viếng người). § Cũng gọi là "trướng tử" . ◎ Như: "hỉ trướng" trướng mừng.
2. (Động) Che, chắn. ◇ Liêu trai chí dị : "Ẩu dĩ thân trướng nữ, sất viết: Cuồng sanh hà vi?" , : (Cát Cân ) Bà cụ lấy mình che thiếu nữ, quát lớn: Anh khùng làm chi vậy?

Từ điển Thiều Chửu

① Bức chướng, dùng vải hay lụa viết chữ để mừng hay viếng người gọi là chướng. Cũng đọc là trướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bức trướng, câu đối: Bức trướng mừng, câu đối mừng; Bức trướng lụa.
cung, cùng
qióng ㄑㄩㄥˊ

cung

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên đất. § Đời nhà "Trần" có một giống rợ ở phía tây nam gọi là "Cung Đô Quốc" , bây giờ thuộc vào phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên ở đó có quả núi gọi là "Cung Lai" , có sinh sản một thứ trúc dùng làm gậy cho người già gọi là "cung trượng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tên đất. Đời nhà Trần có một giống rợ ở phía tây nam gọi là Cung đô quốc , bây giờ thuộc vào phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên ở đó có quả núi gọi là Cung Lai , có sinh sản một thứ trúc dùng làm gậy cho người già gọi là cung trượng .

Từ điển Trần Văn Chánh

Tên đất đời Hán (thuộc tỉnh Sơn Đông Trung Quốc ngày nay).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò đất — Tên đất thời cổ — Bệnh, mệt.

cùng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên đất)
vu
yú ㄩˊ

vu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái vu (một loại nhạc cụ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ nhạc khí thời cổ, giống như cái sênh, có ba mươi sáu quản, về sau bớt xuống còn hai mươi ba quản. § "Tề Tuyên Vương" mỗi lần nghe thổi vu, lấy ba trăm người cùng thổi. "Nam Quách Xử Sĩ" không biết thổi, ở lẫn vào trong số đó. Đến đời "Mẫn Vương" chỉ thích nghe từng người thổi, nên Sử Sĩ phải trốn đi (Xem: "Hàn Phi Tử" , "Nội trữ thuyết thượng" ). Vì thế, "lạm vu" nghĩa là không có chân tài thật học, chỉ giữ chức vị làm vì cho đủ số.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vu, một thứ âm nhạc, giống như cái sênh, có ba mươi sáu cái vè đồng. Nam Quách Xử Sĩ thổi vu cho Tề Tuyên Vương nghe, mỗi lần lấy 300 người cùng thổi, đến đời Mân Vương thì lại chỉ thích nghe từng người một thổi, nên Sử Sĩ bỏ trốn đi. Nay nói những người vô tài mà giữ chức quan là lạm vu là vì cớ ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái vu (một loại nhạc khí thời cổ, giống cái khèn, có 36 cái lưỡi gà);
② Xem [lànyú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ nhạc khí thời cổ, dùng thổi lên, có 16 ống bằng trúc.
cam
gān ㄍㄢ

cam

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh cam

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh sâu độc lở loét. ◎ Như: "nha cam" bệnh lợi răng sưng lở, "hạ cam" bệnh sưng lở loét ở bộ phận sinh dục (quy đầu đàn ông, âm thần đàn bà).

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh cam, một thứ bệnh về máu rãi. Như vì máu trắng kém mà tì rắn lại gọi là tì cam , trẻ con ăn bậy sinh bệnh gầy còm gọi là cam tích , chân răng thối nát gọi là nha cam cam răng hay cam tẩu mã.
② Hạ cam , một thứ bệnh tình bộ dái sưng loét ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

(y) Bệnh cam: Cam tẩu mã; Cam răng; Hạ cam.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ bệnh về máu huyết và tiêu hóa của trẻ con.

Từ ghép 3

tì, tỳ
cī ㄘ, jì ㄐㄧˋ, zhài ㄓㄞˋ, zī ㄗ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vết, tật nhỏ, khuyết điểm. ◎ Như: "xuy mao cầu tì" bới lông tìm vết.
2. (Động) Trách móc, chê trách khe khắt. ◇ Tuân Tử : "Chánh nghĩa trực chỉ, cử nhân chi quá, phi hủy tì dã" , , (Bất cẩu ) Ngay chính chỉ thẳng, nêu ra lỗi của người, mà không chê bai trách bị.

Từ ghép 4

tỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bệnh
2. lỗi lầm

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh.
② Lầm lỗi, có ý khắc trách quá gọi là xuy mao cầu tì bới lông tìm vết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vết, tật (nhỏ), khuyết điểm, lầm lỗi, gùn, gút: Bới lông tìm vết; Nói chung thì tốt, chỉ có khuyết điểm nhỏ; Vải không gùn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh tật — Vết bẩn, xấu — Lầm lỗi.

Từ ghép 1

miên
mián ㄇㄧㄢˊ

miên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây bông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây bông, cây gạo hoặc cây gạo rừng. ◎ Như: thứ mọc như cỏ gọi là "thảo miên" quả to như quả đào, chín thì nứt sợi bông ra, người ta dùng guồng kéo ra, xe làm sợi để dệt vải, thứ như thân cây gọi là "mộc miên" (lat. Bombax ceiba) cao bảy tám trượng, mùa xuân nở hoa kết quả, trong quả có bông, dùng làm chăn đệm được.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây bông, thứ mọc như cỏ gọi là thảo miên quả to như quả đào, chín thì nứt sợi bông ra, người ta dùng guồng kéo ra, xe làm sợi để dệt vải, thứ như thân cây gọi là mộc miên cao bảy tám trượng, mùa xuân nở hoa kết quả, trong quả có bông, dùng làm chăn đệm được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây bông;
② Bông. 【】miên bố [miánbù] Bông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây bông ( quả chín thì nứt ra, hột được bao bằng một lớp xơ, kéo ra thành sợi bông để dệt thành vải ).

Từ ghép 6

điểu
niǎo ㄋㄧㄠˇ

điểu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cây điểu (một thứ cây mọc từng bụi như cỏ thố ty)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ cây mọc từng bụi, sống bám vào cây tang, cây du, v.v. § Còn gọi là "thố ti tử" . ◇ Thi Kinh : "Điểu dữ nữ la, Thí ư tùng bách" , (Tiểu nhã , Khuể biền ) Cây điểu cùng cây nữ la, Bám vào cây tùng cây bách. § Vì thế "điểu la" dùng để chỉ các người thân thuộc, ý nói các người họ hèn được nhờ vào chỗ cao môn.

Từ điển Thiều Chửu

① Một thứ cây mọc từng bụi, tức là cây thỏ ti tử . Kinh Thi có câu điểu dữ nữ la thí ư tùng bách cây điểu cùng cây nữ la bám vào cây tùng cây bách. Bây giờ hay dùng chữ điểu la để gọi các người thân thuộc, ý nói như dây điểu dây la được bám vào cây tùng cây bách, cũng như các người họ hàng được nhờ vào chỗ cao môn vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây điểu, thỏ ti tử: Cây điểu và cây nữ la, bám vào cây tùng cây bách (Thi Kinh). 【】điểu la [niăoluó]
① Một loại cây leo;
② Người thân thuộc.
ngao
áo ㄚㄛˊ

ngao

phồn thể

Từ điển phổ thông

con ngao, con trạch

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con ngao, con trạch, con ba ba loại lớn. § Cũng như chữ "ngao" . Xem thêm chữ "kình" . ◇ Nguyễn Trãi : "Ngao phụ xuất sơn, sơn hữu động, Kình du tắc hải, hải vi trì" , (Long Đại nham ) Con ba ba đội núi nổi lên, núi có động, Cá kình bơi lấp biển, biển thành ao.

Từ điển Thiều Chửu

① Con ngao, con trạch, con ba ba loại lớn. Cũng như chữ ngao . Xem thêm chữ kình .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ngao .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.