am
ān ㄚㄋ

am

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái ang

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nắp, vung (để đậy chén, hũ...).
2. (Danh) Cái ang để đựng thức ăn ngày xưa. ◇ Đào Tông Nghi : "Cổ khí chi danh , tắc hữu ... hồ, am, bẫu" ... , , (Nam thôn xuyết canh lục , Quyển thập thất, Cổ đồng khí ).
3. (Danh) Am (nhà tranh mái tròn). § Cũng như "am" . ◇ Từ Kha : "Kí bốc táng kì phụ mẫu ư tây khê nhi lư mộ yên, nãi trúc phong mộc am dĩ tị hàn thử" 西, (Hiếu hữu loại ) Bốc táng cho cha mẹ (tức là xem bói để chọn ngày và đất chôn) ở khe tây và xây mộ (để thủ táng) xong, rồi cất am phong mộc để che mưa nắng. § Ghi chú: Câu văn này mang ý nghĩa của thành ngữ "phong mộc hàm bi" : Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng cha mẹ nhưng cha mẹ không còn nữa (xem: "Hàn Thi ngoại truyện" , Quyển chín).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ang. Một thứ đựng đồ ăn ngày xưa, bây giờ hay mượn dùng như chữ am .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái ang (một thứ đồ đựng thời xưa);
② Am thờ Phật (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nắp, cái vung đậy đồ vật.
kích
jī ㄐㄧ, jí ㄐㄧˊ

kích

phồn thể

Từ điển phổ thông

đánh mạnh, gõ mạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, gõ. ◎ Như: "kích cổ" đánh trống. ◇ Thủy hử truyện : "Trưởng lão tuyển liễu cát nhật lương thì, giáo minh chung kích cổ, tựu pháp đường nội hội đại chúng" , , (Đệ tứ hồi) Trưởng lão chọn ngày lành giờ tốt, cho nổi chuông đánh trống, họp tại pháp đường đủ mọi người.
2. (Động) Đánh nhau, công kích. ◎ Như: "truy kích" đuổi theo mà đánh, "tập kích" đánh lén.
3. (Động) Phát giác, tiết lộ, hạch hỏi.
4. (Động) Giết, đánh chết. ◇ Sử Kí : "Nhật kích sổ ngưu hưởng sĩ" (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Mỗi ngày giết mấy con bò để nuôi quân.
5. (Động) Chạm, đụng. ◇ Sử Kí : "Lâm Tri chi đồ, xa cốc kích, nhân kiên ma, liên nhẫm thành duy, cử mệ thành mạc" , , , , (Tô Tần truyện ) Trên đường Lâm Tri trục xe chạm nhau, vai người cọ xát, vạt áo liền nhau thành màn, tay áo giơ lên thành lều.
6. (Động) Tước bỏ, trừ.
7. (Động) Đập cánh bay lượn. ◇ Đỗ Phủ : "Phi thố bất cận giá, Chí điểu tư viễn kích" , (Tặng Tư không Vương Công Tư lễ ). § "Phi thố" là tên một tuấn mã thời xưa.
8. (Danh) Mũi nhọn, binh khí.
9. (Danh) Tên một nhạc khí cổ, tức là cái "chúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh, như kích cổ đánh trống.
② Công kích, như truy kích đuổi theo mà đánh, tập kích đánh lén, v.v.
③ Chạm biết, như mục kích chính mắt trông thấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh, đập: Đánh trống; Đập mạnh một cái;
② Công kích, đánh bằng võ khí: 西 Dương đông kích tây;
③ Va, va chạm nhau, vỗ: Sóng vỗ bờ;
④ Đập vào: Đập vào mắt, mục kích, trông thấy tận mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy tay mà đánh — Chém giết — Bài bác chê bai. Td: Đả kích.

Từ ghép 30

đấu
dòu ㄉㄡˋ

đấu

phồn thể

Từ điển phổ thông

tranh đấu

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng như "đấu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chiến tranh, đánh nhau, dùng sức mà tranh hơn nhau gọi là đấu.
② Ganh tị. Phàm những sự tranh hơn nhau đều gọi là đấu cả. Như đấu trí , đấu pháp nghĩa là dùng trí dùng phép mà tranh hơn nhau. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh nhau: Đánh nhau bằng giáo mác, gậy gộc; Đấm đá nhau; Chọi bò, chọi trâu; Chọi gà, đá gà; Chọi dế, đá dế; Đấu trí; Cãi nhau; Đánh bài; Đấu không lại hắn;
② Ghép lại với nhau: Ghép mộng; Cái áo cộc này ghép bằng các thứ vải hoa. Xem [dôu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp nhau — Tranh hơn thua — Đánh nhau.

Từ ghép 11

tần, tẫn, tận
jǐn ㄐㄧㄣˇ

tần

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. nhất, lớn nhất, to nhất

Từ ghép 4

tẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. nhất, lớn nhất, to nhất

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Mặc dù, dù cho. ◎ Như: "tẫn đại phong khởi , thuyền nhưng li ngạn" , mặc dù gió lớn nổi lên, thuyền vẫn rời bến.
2. (Phó) Hết tiệt, cùng cực. ◎ Như: "tẫn số" hết cả số, "tẫn khả năng" hết sức mình.
3. (Phó) Cứ, cứ việc. ◎ Như: "nhĩ tẫn quản tố, bất yếu phạ" , anh cứ việc làm, đừng sợ.
4. (Phó) Tùy ý, mặc ý, không hạn chế. ◇ Dương Vạn Lí : "Tác hàn tác thử vô xứ tị, Hoa lạc hoa khai tẫn tha ý" , (Dạ văn phong thanh ) Làm lạnh làm nóng không chỗ tránh, Hoa rụng hoa nở, gió tha hồ mặc ý.
5. (Phó) Cả, đều, tất cả, toàn. ◎ Như: "tẫn trước" tính đủ cách. ◇ Nguyễn Du : "Tẫn hữu du vi ưu tướng tướng" (Bùi Tấn Công mộ ) Có thừa mưu lược làm tướng văn tướng võ. ◇ Tây du kí 西: "Quả độc tự đăng phiệt, tẫn lực sanh khai" , (Đệ nhất hồi) Rồi một mình lên bè, ra sức đẩy sào.

Từ điển Thiều Chửu

① Hết tiệt.
② Hết cữ, như tẫn số hết số, tẫn trước tính hết nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tận, hết, hết sức, cố gắng: Hết sức giúp đỡ các anh; Chúng ta cố làm cho thật nhanh; Hết số; Tính hết nước;
② Trong vòng, dưới mức: Làm trong vòng 3 ngày;
③ Nhường... trước;
④ Mãi... cùng, tít... cùng: Ngồi ở tít trên cùng; Ở mãi dưới cùng; Mãi tận trong cùng;
⑤ (đph) Mãi: Cứ trách anh ấy mãi cũng không ổn. Xem [jìn].

Từ ghép 1

tận

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng cực. Tới chỗ cùng.

Từ ghép 1

khiết
jié ㄐㄧㄝˊ

khiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

trong sạch

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sạch, trong. ◎ Như: "tinh khiết" trong sạch. ◇ Vương Bột : "Thị tri nguyên khiết tắc lưu thanh, hình đoan tắc ảnh trực" , (Thượng lưu hữu tương thư ) Mới biết rằng nguồn sạch thì dòng nước trong, hình ngay thì bóng thẳng.
2. (Tính) Trong sạch, thanh liêm, đoan chính. ◎ Như: "liêm khiết" thanh bạch, không tham lam.
3. (Động) Làm cho sạch. ◎ Như: "khiết tôn" rửa sạch chén (để đón tiếp khách, ý nói rất tôn kính).
4. (Động) Sửa trị, tu dưỡng. ◎ Như: "khiết thân" sửa mình, làm cho mình trong sạch tốt đẹp. ◇ Trang Tử : "Kim thiên hạ ám, Chu đức suy, kì tịnh hồ Chu dĩ đồ ngô thân dã, bất như tị chi, dĩ khiết ngô hạnh" , , , , (Nhượng vương ) Nay thiên hạ hôn ám, đức nhà Chu đã suy, ở lại với nhà Chu để làm nhơ bẩn thân ta, không bằng lánh đi cho sạch nết ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Thanh khiết.
② Giữ mình thanh bạch không thèm làm các sự phi nghĩa gọi là khiết.
③ Sửa trị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sạch, trong sạch: sạch sẽ: Tấm lòng trong trắng;
② (văn) Làm cho sạch, giữ mình trong sạch: Muốn giữ cho mình trong sạch mà làm loạn đại luân (Luận ngữ);
③ (văn) Sửa trị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước trong — Sạch sẽ — Làm cho tốt đẹp.

Từ ghép 10

ngoan
kūn ㄎㄨㄣ, wán ㄨㄢˊ

ngoan

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dốt nát, ngu xuẩn
2. ngoan cố, bảo thủ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngu xuẩn, không biết gì cả. ◇ Thư Kinh : "Phụ ngoan, mẫu ngân, Tượng ngạo" , , (Nghiêu điển ) Cha ngu xuẩn, mẹ đần độn, (em là) Tượng hỗn láo.
2. (Tính) Cố chấp, ương bướng. ◎ Như: "ngoan ngạnh" bướng bỉnh, "ngoan cố" ương ngạnh.
3. (Tính) Tham. ◇ Mạnh Tử : "Cố văn Bá Di chi phong giả, ngoan phu liêm, nọa phu hữu lập chí" , , (Vạn Chương hạ ) Cho nên nghe được tư cách của Bá Di, kẻ tham hóa liêm, người hèn yếu cũng lập chí.
4. (Tính) Nghịch ngợm, tinh nghịch. ◎ Như: "ngoan đồng" đứa trẻ tinh nghịch, ranh mãnh.
5. (Động) Chơi đùa. ◇ Tây du kí 西: "Nhất triêu thiên khí viêm nhiệt, dữ quần hầu tị thử, đô tại tùng âm chi hạ ngoan sái" , , (Đệ nhất hồi) Một hôm khí trời nóng nực, cùng bầy khỉ tránh nắng, nô đùa dưới bóng thông.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu, ương, không biết gì mà lại làm càn gọi là ngoan.
② Tham. Như ngoan phu liêm kẻ tham hóa liêm.
③ Chơi đùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dốt, ngu, đần: Ngu đần;
② Cố chấp, gàn, bướng bỉnh, cứng đầu cứng cổ, ngoan cố: Kẻ địch ngoan cố;
③ Tinh nghịch, nghịch ngợm: Đứa trẻ tinh nghịch;
④ Như [wán] nghĩa ①.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

❶ Ngu dốt, đần độn — Xấu, không tốt lành — Tham lam — Chơi đùa — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là cứng đầu, không chịu nghe ai. ❷ Ương ngạnh, không nên hiểu lầm với tiếng ngoan như ngoan ngoãn, khôn ngoan. » Quan rằng: Bây khéo gian ngoan, truyền đòi chứng tá tiếp bàng hỏi qua «. ( Trê Cóc ).

Từ ghép 13

hồi
huí ㄏㄨㄟˊ

hồi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. về
2. đạo Hồi, Hồi giáo

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng như "hồi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Về, cũng như chữ hồi .
② Nay thông dụng như chữ hồi tị nghĩa là tránh đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Hồi .
soán, thoán
cuān ㄘㄨㄢ

soán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ném, liệng, vứt
2. làm dối, làm ẩu
3. phát cáu, nổi giận
4. dẫn dụ vào bẫy

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Ném, liệng, vứt;
② Làm dối, vội vã đối phó, quơ cào quơ cấu: Không chuẩn bị trước để đến lúc sắp xảy ra mới vội vã đối phó;
③ Phát cáu, nổi giận, tức giận: Nó phát cáu rồi đấy;
④ 【】 thoán xuyết [cuanduo] (khn) Xui, xúi, xúi giục: Chính anh xúi giục nó làm đấy.

thoán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ném, liệng, vứt
2. làm dối, làm ẩu
3. phát cáu, nổi giận
4. dẫn dụ vào bẫy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ném, vứt. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ hành giả bả na lưỡng cá thi thủ, đô thoán tại hỏa lí thiêu liễu" , (Đệ tam thập nhị hồi) Võ hành giả đem hai cái xác chết, quẳng vào lửa đốt cháy đi.
2. (Động) Làm vội, làm quấy quá. ◎ Như: "sự tiền bất chuẩn bị hảo, lâm thì hiện thoán" , không chuẩn bị trước, đến lúc mới làm vội làm vàng.
3. (Động) Xui, xúi giục, khuyến khích. ◎ Như: "thoán xuyết" xúi giục.
4. (Động) Nổi giận, phát cáu. ◎ Như: "tha thoán nhi liễu" nó cáu rồi.
5. (Động) Chạy trốn, đào thoán.
6. (Động) Giao lên trên. Đặc chỉ nộp quyển (nói về khảo thí thời khoa cử).
7. (Động) Tụ tập,
8. (Động) Pha trộn, trộn lẫn, hỗn hợp. ◇ Cố Viêm Vũ : "Kì giảo giả đa dụng nhạn ngân, hữu thoán đồng ... quán duyên" , ... (Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư , Giang Nam bát ).
9. (Động) Mọc ra, nhú ra.
10. (Động) (Hơi khí nồng mạnh) xông vào mũi. ◇ Thang Hiển Tổ : "Thiêu hạ ta đại vĩ tử dương hảo bất thoán nhân đích tị" (Tử thoa kí , Hà Tây khoản hịch 西).
11. (Động) Chần. § Đem thức ăn nhúng vào nước sôi thật nhanh rồi vớt ra ngay. ◎ Như: "thoán tiểu kê" .
12. (Danh) Gậy dài dùng trong trò chơi đánh cầu (thời Tống, Kim, Nguyên).

Từ điển Thiều Chửu

① Ném.
② Dẫn dụ người làm bậy gọi là thoán xuyết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Ném, liệng, vứt;
② Làm dối, vội vã đối phó, quơ cào quơ cấu: Không chuẩn bị trước để đến lúc sắp xảy ra mới vội vã đối phó;
③ Phát cáu, nổi giận, tức giận: Nó phát cáu rồi đấy;
④ 【】 thoán xuyết [cuanduo] (khn) Xui, xúi, xúi giục: Chính anh xúi giục nó làm đấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ném xuống. Gieo xuống.
lỗ
lǔ ㄌㄨˇ

lỗ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đất mặn
2. mỏ muối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất mặn, đất hàm có chất mặn không cày cấy được.
2. (Danh) Muối mỏ (thiên nhiên). § Muối sinh ra tự nhiên gọi là "lỗ" , bởi người làm ra gọi là "diêm" .
3. (Danh) Họ "Lỗ".
4. (Danh) Cái mộc, cái thuẫn, cái khiên lớn. § Thông "lỗ" .
5. (Danh) Nghi vệ của thiên tử gọi là "lỗ bộ" 簿 (ý nói số đồ binh áo giáp đều ghi vào sổ sách vậy). ◇ Liêu trai chí dị : "Việt đạo tị chi, nhân phạm lỗ bộ, vi tiền mã sở chấp, trập tống xa tiền" , 簿, , (Tịch Phương Bình ) Vượt qua đường để tránh, vì thế phạm vào nghi trượng, bị quân cưỡi ngựa đi trước bắt được, trói đưa đến trước xe.
6. (Tính) Ngu độn, vụng về, cẩu thả. § Thông "lỗ" . ◎ Như: "lỗ mãng" cẩu thả khinh xuất.
7. (Động) Cướp lấy, đoạt được. § Thông "lỗ" . ◇ Hán Thư : "Lỗ mã ngưu dương thập vạn dư đầu, xa tứ thiên dư lạng" , (Triệu Sung Quốc truyện ) Cướp lấy hơn mười vạn ngựa bò cừu, hơn bốn ngàn cỗ xe.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðất mặn. Ðất hàm có chất mặn không cày cấy được gọi là lỗ.
② Mỏ muối. Muối bởi trời sinh ra tự nhiên gọi là lỗ , bởi người làm ra gọi là diêm .
③ Lỗ mãng cẩu thả khinh xuất. Cũng viết là .
④ Nghi vệ của thiên tử gọi là lỗ bạ 簿 nói số đồ binh áo giáp đều ghi vào sổ sách vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đất mặn;
② Muối mỏ, muối thiên nhiên;
③ (hóa) Halogen;
④ Rim: Gà rim; Vịt rim;
⑤ Nước sốt, nước dùng đặc (nấu bằng thịt, trứng gà và bột lọc, để chan lên mì sợi hoặc thức ăn khác): Mì chan nước sốt;
⑥ Chất uống đậm đặc: Nước chè đặc;
⑦ (văn) Lỗ mãng, thô lỗ (dùng như , bộ );
⑧ (văn) Bắt giữ quân giặc (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đất mặn, đất có chất muối — Chất muối ở dưới đất — Tên một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 1

điệp
dié ㄉㄧㄝˊ, qiè ㄑㄧㄝˋ, zhá ㄓㄚˊ

điệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

cá điệp, cá bơn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cá bơn, thứ cá hai mắt dính liền nhau lệch về một bên. § Còn gọi là "vương dư ngư" . Cũng có tên là "bỉ mục ngư" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cá điệp, cá bơn, thứ cá mắt dính liền nhau lệch về bên hữu. Một tên là vương dư ngư . Cũng có tên là tị mục ngư .

Từ điển Trần Văn Chánh

(động) Cá bơn.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.