chước, thược, tiêu
biāo ㄅㄧㄠ, sháo ㄕㄠˊ, shuó ㄕㄨㄛˊ

chước

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chung nhỏ để uống rượu — Một âm khác là thi.

thược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái muôi (cái môi), cái thìa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chuôi sao Bắc Đẩu. § Bắc Đẩu gồm bảy ngôi sao, ngôi thứ nhất tới ngôi thứ tư gọi là "khôi" , ngôi thứ năm tới ngôi thứ bảy gọi là "tiêu" .
2. (Danh) Chuôi, cán.
3. (Động) Gạt ra, kéo ra. ◇ Hoài Nam Tử : "Khổng Tử kính tiêu quốc môn chi quan" (Đạo ứng ) Khổng Tử gạt mạnh cửa quan.
4. (Động) Đánh, kích.
5. Một âm là "thược". (Danh) Cái môi, cái thìa. § Cũng như "thược" . ◇ Lí Khang : "Tắc chấp thược nhi ẩm hà giả, bất quá mãn phúc" , 滿 (Vận mệnh luận ) Thì cầm môi uống nước sông, chẳng qua đầy bụng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chuôi sao bắc đẩu.
② Gạt ra, kéo ra.
③ Trói buộc.
④ Một âm là thược. Cái môi, cái thìa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái thìa, cái môi (muôi): Môi sắt;
② Đơn vị đong (= 1% đấu). Xem [biao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chuôi gáo múc nước thời xưa — Tên của ngôi sao, chuôi sao Bắc đẩu — Đánh đập — Một âm khác là Chước. Xem Chước.

tiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chuôi sao Bắc Đẩu
2. gạt ra, lôi ra

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chuôi sao Bắc Đẩu. § Bắc Đẩu gồm bảy ngôi sao, ngôi thứ nhất tới ngôi thứ tư gọi là "khôi" , ngôi thứ năm tới ngôi thứ bảy gọi là "tiêu" .
2. (Danh) Chuôi, cán.
3. (Động) Gạt ra, kéo ra. ◇ Hoài Nam Tử : "Khổng Tử kính tiêu quốc môn chi quan" (Đạo ứng ) Khổng Tử gạt mạnh cửa quan.
4. (Động) Đánh, kích.
5. Một âm là "thược". (Danh) Cái môi, cái thìa. § Cũng như "thược" . ◇ Lí Khang : "Tắc chấp thược nhi ẩm hà giả, bất quá mãn phúc" , 滿 (Vận mệnh luận ) Thì cầm môi uống nước sông, chẳng qua đầy bụng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chuôi sao bắc đẩu.
② Gạt ra, kéo ra.
③ Trói buộc.
④ Một âm là thược. Cái môi, cái thìa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chuôi sao Bắc Đẩu;
② Gạt ra, kéo ra;
③ Trói buộc. Xem [sháo].
cù, cừ
qú ㄑㄩˊ, qù ㄑㄩˋ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Cừ mạch" một thứ cỏ, có hạt như hạt thóc, dùng làm thuốc (Dianthus superbus).
2. (Danh) Họ "Cừ". ◎ Như: "Cừ Bá Ngọc" .
3. (Phó) Kinh ngạc. ◎ Như: "cừ cừ" kinh động, ngạc nhiên. ◇ Trang Tử : "Tích giả Trang Chu mộng vi hồ điệp, hủ hủ nhiên hồ điệp dã. Tự dụ thích chí dữ! bất tri Chu dã. Nga nhiên giác, tắc cừ cừ nhiên Chu dã. Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư, hồ điệp chi mộng vi Chu dư? Chu dữ hồ điệp, tắc tất hữu phân hĩ. Thử chi vị Vật hóa" , ? ! ?, ? , ? , ? (Tề Vật luận ) Xưa Trang Chu chiêm bao làm bướm, phấp phới là bướm thật. Tự thấy thích chăng, chẳng biết đến Chu nữa. Thoắt mà thức dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết Chu chiêm bao làm bướm chăng, bướm chiêm bao làm Chu chăng? Chu cùng bướm thì có phân biệt rồi. Ấy thế gọi là Vật hóa.
4. Một âm là "cù". § Thông "cù" .

cừ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: cử mạch )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Cừ mạch" một thứ cỏ, có hạt như hạt thóc, dùng làm thuốc (Dianthus superbus).
2. (Danh) Họ "Cừ". ◎ Như: "Cừ Bá Ngọc" .
3. (Phó) Kinh ngạc. ◎ Như: "cừ cừ" kinh động, ngạc nhiên. ◇ Trang Tử : "Tích giả Trang Chu mộng vi hồ điệp, hủ hủ nhiên hồ điệp dã. Tự dụ thích chí dữ! bất tri Chu dã. Nga nhiên giác, tắc cừ cừ nhiên Chu dã. Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư, hồ điệp chi mộng vi Chu dư? Chu dữ hồ điệp, tắc tất hữu phân hĩ. Thử chi vị Vật hóa" , ? ! ?, ? , ? , ? (Tề Vật luận ) Xưa Trang Chu chiêm bao làm bướm, phấp phới là bướm thật. Tự thấy thích chăng, chẳng biết đến Chu nữa. Thoắt mà thức dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết Chu chiêm bao làm bướm chăng, bướm chiêm bao làm Chu chăng? Chu cùng bướm thì có phân biệt rồi. Ấy thế gọi là Vật hóa.
4. Một âm là "cù". § Thông "cù" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cừ mạch một thứ cỏ, có hạt như hạt thóc, dùng làm thuốc.
② Cừ cừ nhơn nhơn tự đắc, kinh động, ngạc nhiên. Trang Tử : Tích giả Trang Chu mộng vi hồ điệp, hủ hủ nhiên hồ điệp dã. Tự dụ thích chí dữ! bất tri Chu dã. Nga nhiên giác, tắc cừ cừ nhiên Chu dã. Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư, hồ điệp chi mộng vi Chu dư? Chu dữ hồ điệp, tắc tất hữu phân hĩ. Thử chi vị Vật hóa. (Tề Vật luận ) Xưa Trang Chu chiêm bao làm bướm, phấp phới là bướm thật. Tự thấy thích chăng, chẳng biết đến Chu nữa. Thoắt mà thức dậy, thì thù lù là Chu. Không biết Chu chiêm bao làm bướm chăng, bướm chiêm bao làm Chu chăng? Chu cùng bướm thì có phân biệt rồi. Ấy thế gọi là Vật hóa.
③ Cùng nghĩa với chữ cù .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kinh ngạc một cách vui vẻ;
② [Qú] (Họ) Cừ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại cây, giống cây cúc nhưng rất lớn — Kinh ngạc.

Từ ghép 3

loan, quan
guān ㄍㄨㄢ

loan

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng (cửa). Đối lại với "khai" . ◎ Như: "quan môn" đóng cửa. ◇ Đào Uyên Minh : "Môn tuy thiết nhi thường quan" (Quy khứ lai từ ) Tuy có cửa nhưng vẫn thường đóng.
2. (Động) Nhốt, giam giữ. ◎ Như: "điểu bị quan tại lung trung" chim bị nhốt trong lồng, "tha bị quan tại lao lí" nó bị giam trong tù.
3. (Động) Ngừng, tắt. ◎ Như: "quan cơ" tắt máy, "quan đăng" tắt đèn.
4. (Động) Liên quan, liên hệ, dính líu. ◎ Như: "quan thư" đính ước, "quan tâm" bận lòng đến, đoái hoài. ◇ Nguyễn Du : "Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy" (Thăng Long ) Bận lòng nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
5. (Động) Lĩnh, phát (lương, tiền). ◎ Như: "quan hướng" lĩnh lương, phát lương. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân nhân vấn Vưu thị: Gia môn xuân tế đích ân thưởng khả lĩnh liễu bất tằng? Vưu thị đạo: Kim nhi ngã đả phát Dung nhi quan khứ liễu" : ? : (Đệ ngũ thập tam hồi) Giả Trân hỏi Vưu thị: Tiền thưởng tế xuân của chúng ta đã lĩnh chưa? Vưu thị đáp: Hôm nay tôi đã sai thằng Dung đi lĩnh rồi.
6. (Danh) Dõi cửa, then cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất dạ, bế hộ độc chước, hốt văn đạn chỉ xao song, bạt quan xuất thị, tắc hồ nữ dã" , , , , (Hà hoa tam nương tử ) Một đêm, đóng cửa uống rượu một mình, chợt nghe có tiếng ngón tay gõ cửa sổ, mở then cửa ra xem, thì chính là nàng hồ li.
7. (Danh) Cửa ải, cửa biên giới. ◎ Như: "biên quan" cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác. ◎ Như: "quan san" cửa ải và núi, ý nói đường đi xa xôi khó khăn. ◇ Vương Bột : "Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân" , (Đằng Vương Các tự ) Quan san khó vượt, nào ai xót thương người lạc lối.
8. (Danh) Cửa ô, các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa. ◇ Mạnh Tử : "Quan cơ nhi bất chinh" (Đằng Văn Công hạ ) Cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
9. (Danh) Bộ phận, giai đoạn trọng yếu. ◎ Như: "nan quan" giai đoạn khó khăn, "quá thử nhất quan, tất vô đại ngại" , vượt qua chặng quan trọng này, tất không còn trở ngại lớn nào nữa, "niên quan tại nhĩ" cuối năm.
10. (Danh) Bộ vị trên thân người. ◎ Như: Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là "mạch quan" .
11. (Danh) Tên đất.
12. (Danh) Họ "Quan".
13. (Trạng thanh) "Quan quan" tiếng kêu của con chim thư cưu.
14. Một âm là "loan". (Động) Giương. ◎ Như: "Việt nhân loan cung nhi xạ chi" người Việt giương cung mà bắn đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Đóng. Như môn tuy thiết nhi thường quan (Ðào Uyên Minh ) tuy có làm cửa đấy nhưng vẫn đóng luôn.
② Cái dõi cửa, dùng một cái trục gỗ cài ngang cửa lại gọi là quan. Cho nên then chốt trên cửa gọi là quan kiện . Nói rộng ra thì các máy móc trong các đồ đều gọi là cơ quan . Phàm các cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi đều gọi là quan kiện hay là cơ quan. Như ta nói cơ quan truyền bá, cơ quan phát hành, v.v.
③ Cửa ải. Như biên quan cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác.
④ Cửa ô. Đặt ở các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa gọi là quan. Ngày xưa đặt cửa ô chỉ để tra xét hành khách, đời sau mới đánh thuế. Như sách Mạnh Tử nói quan cơ nhi bất chinh cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
⑤ Giới hạn. Như thánh vực hiền quan cõi thánh bực hiền. Nay gọi cuối năm là niên quan tại nhĩ cũng bởi nghĩa đó (cái hạn năm nó đã gần hết cũ sang mới).
⑥ Quan hệ. Hai bên cùng có liên thuộc với nhau gọi là quan. Nay gọi sự để lòng thắc mắc nhớ luôn là quan tâm hay quan hoài cũng bởi nghĩa đó. Nguyễn Du : Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy (Thăng Long ) nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
⑦ Cách bức. Như quan thuyết lời nói cách bức, do một người khác nhắc lại, chứ không phải lời nói trước mặt.
⑧ Các văn bằng để đi lãnh lương gọi là quan hưởng . Hai bên cùng đính ước với nhau gọi là quan thư .
⑨ Quan quan tiếng con chim thư cưu kêu.
⑩ Mạch quan. Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là mạch quan.
⑪ Tên đất. Một âm là loan. Dương. Như Việt nhân loan cung nhi xạ chi người Việt dương cung mà bắn đấy.

quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa ải, cửa ô
2. đóng (cửa)
3. quan hệ, liên quan

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng (cửa). Đối lại với "khai" . ◎ Như: "quan môn" đóng cửa. ◇ Đào Uyên Minh : "Môn tuy thiết nhi thường quan" (Quy khứ lai từ ) Tuy có cửa nhưng vẫn thường đóng.
2. (Động) Nhốt, giam giữ. ◎ Như: "điểu bị quan tại lung trung" chim bị nhốt trong lồng, "tha bị quan tại lao lí" nó bị giam trong tù.
3. (Động) Ngừng, tắt. ◎ Như: "quan cơ" tắt máy, "quan đăng" tắt đèn.
4. (Động) Liên quan, liên hệ, dính líu. ◎ Như: "quan thư" đính ước, "quan tâm" bận lòng đến, đoái hoài. ◇ Nguyễn Du : "Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy" (Thăng Long ) Bận lòng nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
5. (Động) Lĩnh, phát (lương, tiền). ◎ Như: "quan hướng" lĩnh lương, phát lương. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân nhân vấn Vưu thị: Gia môn xuân tế đích ân thưởng khả lĩnh liễu bất tằng? Vưu thị đạo: Kim nhi ngã đả phát Dung nhi quan khứ liễu" : ? : (Đệ ngũ thập tam hồi) Giả Trân hỏi Vưu thị: Tiền thưởng tế xuân của chúng ta đã lĩnh chưa? Vưu thị đáp: Hôm nay tôi đã sai thằng Dung đi lĩnh rồi.
6. (Danh) Dõi cửa, then cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất dạ, bế hộ độc chước, hốt văn đạn chỉ xao song, bạt quan xuất thị, tắc hồ nữ dã" , , , , (Hà hoa tam nương tử ) Một đêm, đóng cửa uống rượu một mình, chợt nghe có tiếng ngón tay gõ cửa sổ, mở then cửa ra xem, thì chính là nàng hồ li.
7. (Danh) Cửa ải, cửa biên giới. ◎ Như: "biên quan" cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác. ◎ Như: "quan san" cửa ải và núi, ý nói đường đi xa xôi khó khăn. ◇ Vương Bột : "Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân" , (Đằng Vương Các tự ) Quan san khó vượt, nào ai xót thương người lạc lối.
8. (Danh) Cửa ô, các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa. ◇ Mạnh Tử : "Quan cơ nhi bất chinh" (Đằng Văn Công hạ ) Cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
9. (Danh) Bộ phận, giai đoạn trọng yếu. ◎ Như: "nan quan" giai đoạn khó khăn, "quá thử nhất quan, tất vô đại ngại" , vượt qua chặng quan trọng này, tất không còn trở ngại lớn nào nữa, "niên quan tại nhĩ" cuối năm.
10. (Danh) Bộ vị trên thân người. ◎ Như: Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là "mạch quan" .
11. (Danh) Tên đất.
12. (Danh) Họ "Quan".
13. (Trạng thanh) "Quan quan" tiếng kêu của con chim thư cưu.
14. Một âm là "loan". (Động) Giương. ◎ Như: "Việt nhân loan cung nhi xạ chi" người Việt giương cung mà bắn đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Đóng. Như môn tuy thiết nhi thường quan (Ðào Uyên Minh ) tuy có làm cửa đấy nhưng vẫn đóng luôn.
② Cái dõi cửa, dùng một cái trục gỗ cài ngang cửa lại gọi là quan. Cho nên then chốt trên cửa gọi là quan kiện . Nói rộng ra thì các máy móc trong các đồ đều gọi là cơ quan . Phàm các cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi đều gọi là quan kiện hay là cơ quan. Như ta nói cơ quan truyền bá, cơ quan phát hành, v.v.
③ Cửa ải. Như biên quan cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác.
④ Cửa ô. Đặt ở các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa gọi là quan. Ngày xưa đặt cửa ô chỉ để tra xét hành khách, đời sau mới đánh thuế. Như sách Mạnh Tử nói quan cơ nhi bất chinh cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
⑤ Giới hạn. Như thánh vực hiền quan cõi thánh bực hiền. Nay gọi cuối năm là niên quan tại nhĩ cũng bởi nghĩa đó (cái hạn năm nó đã gần hết cũ sang mới).
⑥ Quan hệ. Hai bên cùng có liên thuộc với nhau gọi là quan. Nay gọi sự để lòng thắc mắc nhớ luôn là quan tâm hay quan hoài cũng bởi nghĩa đó. Nguyễn Du : Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy (Thăng Long ) nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
⑦ Cách bức. Như quan thuyết lời nói cách bức, do một người khác nhắc lại, chứ không phải lời nói trước mặt.
⑧ Các văn bằng để đi lãnh lương gọi là quan hưởng . Hai bên cùng đính ước với nhau gọi là quan thư .
⑨ Quan quan tiếng con chim thư cưu kêu.
⑩ Mạch quan. Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là mạch quan.
⑪ Tên đất. Một âm là loan. Dương. Như Việt nhân loan cung nhi xạ chi người Việt dương cung mà bắn đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đóng, khép, tắt, đậy kín, bịt kín: Đóng cửa sổ; Tắt đèn; Khép cửa lại; Cửa tuy có nhưng thường khép luôn (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
② Giam, bỏ tù: Giam tên lưu manh này lại;
③ Cửa ải, cửa biên giới, quan: Vượt qua cửa ải;
④ Cửa ô (ngày xưa), hải quan, hàng rào hải quan (thời nay): Cửa ô chỉ tra xét hành khách mà không đánh thuế (Mạnh tử);
⑤ Dính dáng, liên quan, quan hệ: Tôi chịu trách nhiệm, không liên quan đến các anh. 【】quan vu [quanyú] Về: Về vấn đề công nghiệp hóa;
⑥ Dàn xếp, làm môi giới;
⑦ Lãnh (lương, tiền...): Lãnh lương;
⑧ (văn) Dõi cửa;
⑨ (văn) Điểm then chốt, bước quyết định;
⑩ (y) Mạch quan;
⑪ 【】 quan quan [guanguan] (thanh) Quan quan (tiếng chim kêu): Quan quan cái con thư cưu, con sống con mái cùng nhau bãi ngoài (Thi Kinh);
⑫ [Guan] Tên đất: Quan Trung;
⑬ [Guan] (Họ) Quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy thanh gỗ ngang mà chặn cửa lại — Đóng lại — Đường hiểm yếu đi vào lĩnh thổ một nước. Cửa ải. Cửa quan. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá quan này khúc chiêu quân, Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia « — Ràng buộc, liên lạc với nhau — Bộ phận trong thân thể người — Nơi mà việc làm có tổ chức liên lạc chặt chẽ. Td: Cơ quan.

Từ ghép 40

hĩnh, kinh
jǐng ㄐㄧㄥˇ

hĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

lấy dao cắt cổ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy dao cắt cổ. ◇ Sử Kí : "Đại tư mã Cữu, trưởng sử Ế, Tắc Vương Hân giai tự hĩnh Tỉ thủy thượng" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Đại tư mã Cữu, trưởng sử Ế và Tắc Vương Hân đều tự vẫn trên sông Tỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy dao cắt cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cắt cổ tự tử, tự vẫn (bằng dao).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao mà cắt cổ. Chặt đầu. Một hình phạt thời cổ.

kinh

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy dao cắt cổ. Cũng đọc Hĩnh.
cương
gāng ㄍㄤ

cương

phồn thể

Từ điển phổ thông

dây cáp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giềng lưới (tức sợi dây to làm đầu mối trong lưới). ◇ Đỗ Phủ : "Thương giang ngư tử thanh thần tập, Thiết võng đề cương thủ ngư cấp" , (Hựu quan đả ngư ) Ở trên sông xanh những người đánh cá tụ tập buổi sớm, Xếp đặt giềng lưới bắt cá vội vàng.
2. (Danh) Phần chủ yếu của sự vật. ◎ Như: "đề cương khiết lĩnh" nắm giữ những phần chủ yếu.
3. (Danh) Phép tắc, trật tự. ◎ Như: "cương kỉ" giềng mối, "cương thường" đạo thường của người gồm: "tam cương" ("quân thần, phụ tử, phu phụ" , , ) và "ngũ thường" ("nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" ).
4. (Danh) Nhóm người tụ tập cùng nhau để chuyên chở hàng hóa buôn bán. ◎ Như: "trà cương" bọn buôn trà.
5. (Danh) Một cấp của hệ thống phân loại trong sinh vật học: "giới, môn, cương, mục, khoa, thuộc, chủng" , , , , , , . ◎ Như: "bộ nhũ cương" loài có vú (cho bú).

Từ điển Thiều Chửu

① Giềng lưới. Lưới có giềng mới kéo được các mắt, cho nên cái gì mà có thống hệ không thể rời được đều gọi là cương. Cương thường đạo thường của người gồm: tam cương là quân thần, phụ tử, phu phụ , ngũ thường là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín .Cương kỉ giềng mối, v.v.
② Phàm sự gì lấy một cái làm cốt rồi chia ra các ngành đều gọi là cương. Như sử cương mục nghĩa là lối chép sử theo cách này.
③ Vận tải hàng hóa kết từng bọn đi cũng gọi là cương, như trà cương tụi buôn chè (trà).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái rường (giềng) của lưới;
② Những phần (điểm) chủ yếu: Nắm những điểm chủ yếu;
③ Cương lĩnh: Cương lĩnh chung;
④ (sinh) Lớp: Lớp động vật có vú;
⑤ (văn) Bọn người chở hàng đi buôn: Bọn buôn trà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giây lớn ở miệng lưới đánh cá, để kéo cả cái lưới lên — Phần chủ yếu.

Từ ghép 16

tiễu
qiào ㄑㄧㄠˋ

tiễu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cao chót vót
2. tính nóng nảy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chót vót, dựng đứng, hiểm trở (thế núi). ◎ Như: "tiễu bích" thế núi chon von. ◇ Trần Thái Tông : "Tứ sơn tiễu bích vạn thanh tùng" (Tứ sơn kệ ) Bốn núi cao chót vót, muôn khóm xanh.
2. (Tính) Hiểm hóc (văn thế). ◇ Vương Sung : "Ngữ cam văn tiễu, ý vụ thiển tiểu" , (Luận hành , Tự kỉ ) Lời ngọt ngào văn hiểm hóc, ý chỉ nông cạn hẹp hòi.
3. (Tính) Nóng nảy. ◎ Như: "tiễu cấp" nóng nảy. ◇ Tam quốc chí : "Tính tiễu cấp, hỉ nộ khoái ý" , (Công Chu Trị truyện ) Tính nóng nảy, vui giận tùy thích.
4. (Tính) Nghiêm khắc, hà khắc. ◇ Tân Đường Thư : "Cao tính tiễu ngạnh, luận nghị vô sở khuất" , (Lí Cao truyện ) (Lí) Cao tính cương ngạnh, biện luận cứng cỏi.
5. (Tính) Lạnh lẽo. ◇ Lục Du : "Lộ khí xâm liêm dĩ tiễu thâm" (Thu tứ ) Hơi sương lấn vào rèm lạnh đã sâu.
6. (Động) Tăng cường, làm cho nghiêm khắc hơn. ◇ Hàn Phi Tử : "Tiễu kì pháp nhi nghiêm kì hình dã" (Ngũ đố ) Làm cho phép tắc và hình phạt nghiêm khắc hơn nữa vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Chót vót, chỗ núi cao chót vót chơm chởm gọi là tiễu bích .
② Tính nóng nẩy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dựng đứng, chót vót: Thế núi dựng đứng;
② Nghiêm khắc, nóng nảy: Cương trực nghiêm khắc.

Từ ghép 4

gě ㄍㄜˇ, gè ㄍㄜˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái, quả, con

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ: cái, tấm, quả, người, v.v. ◎ Như: "nhị cá man đầu" hai cái bánh bột, "tam cá bình quả" ba quả táo. § Lượng từ "cá" nhiều khi không cần trong tiếng Việt. ◎ Như: "tam cá nguyệt" ba tháng.
2. (Danh) Lượng từ: Dùng trước một con số ước chừng. ◎ Như: "tha nhất thiên bào cá bách nhi bát thập lí dã bất giác đắc lụy" anh ấy một ngày đi chừng tám chục trăm dặm đường mà vẫn không thấy mệt.
3. (Danh) Lượng từ: Dùng giữa động từ và bổ ngữ, làm cho bổ ngữ mang tính chất của tân ngữ. ◇ Thủy hử truyện : "Cao Liêm quân mã thần binh, bị Tống Giang, Lâm Xung sát cá tận tuyệt" , , (Đệ ngũ thập tứ hồi) Quân mã và thần binh của Cao Liêm bị Tống Giang, Lâm Xung giết sạch hết cả.
4. (Tính) Đơn, lẻ, riêng. ◎ Như: "cá nhân" một người riêng biệt, "cá tính" tính riêng của mỗi một người.
5. (Đại) Cái này, cái đó. ◎ Như: "cá trung tư vị" trong mùi vị đó.
6. (Trợ) Đặt giữ động từ và bổ từ, để tăng cường ngữ khí. ◎ Như: "kiến cá diện" gặp mặt (một chút), "khốc cá bất đình" khóc không thôi.
7. (Trợ) Dùng sau định ngữ. Tương đương với "đích" : của. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Kim niên thị nhĩ sư mẫu cá chánh thọ" (Đệ tứ thập hồi).
8. (Trợ) Dùng sau "ta" , biểu thị số lượng không xác định: những. ◎ Như: "na ta cá hoa nhi" những bông hoa ấy, "giá ma ta cá thư na khán đắc hoàn" những bấy nhiêu sách thì xem sao hết được.
9. (Trợ) Dùng sau từ chỉ thời gian, biểu thị vào thời gian đó. ◇ Vô danh thị : "Ý huyền huyền phán bất đáo lai nhật cá" (Tạ Kim Ngô , Đệ nhị chiệp ) Lòng canh cánh không yên chẳng biết rồi ngày mai ra sao.
10. § Tục dùng như "cá" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ cá .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (loại) a. Cái, quả, câu... (đặt trước danh từ): Ba quả táo; Một câu chuyện; Hai tuần lễ. b. Đứng trước con số ước chừng: Công việc này chừng hai ba ngày sẽ làm xong; Anh ấy một ngày đi độ trăm dặm đường cũng không thấy mệt; c. Đứng sau động từ có tân ngữ: Anh ấy tắm một cái là mất nửa tiếng. d. Đứng giữa động từ và bổ ngữ: Mưa không ngớt; Đập tan tành; Ăn cho no; Chạy mất hết;
② Riêng lẻ: Cá biệt; Cá thể;
③ (văn) Xem (2) (bộ );
④ (văn) Xem (3). Xem [gâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Tự mình. Xem [gè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một cái. Một chiếc. Tiếng dùng để đếm vật — Xem cá nhân — Cái. Chiếc. Chẳng hạn — Giá cái ( cái này ).

Từ ghép 16

yên, át
è , yān ㄧㄢ, yè ㄜˋ, yù ㄩˋ

yên

phồn thể

Từ điển phổ thông

(tên riêng)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chẹn, lấp, bưng bít. ◇ Liệt Tử : "Phù nhĩ chi sở dục văn giả âm thanh, nhi bất đắc thính, vị chi át thông" , , (Dương Chu ) Tai muốn nghe âm thanh, mà nghe không được, là vì thích giác bị bưng bít.
2. Một âm là "yên". (Danh) "Yên Chi" tên hiệu vợ chính của vua "Hung Nô" , thời Hán.

Từ điển Thiều Chửu

① Chẹn, lấp.
② Một âm là yên. Yên chi tên hiệu vợ chính vua rợ Hung Nô , thời Hán .

Từ điển Trần Văn Chánh

】 yên chi [yanzhi] Vợ (chính thức) của vua Hung Nô (trong đời Hán).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Yên thị — Một âm là Át ( lấp lại, bếp tắc ).

Từ ghép 1

át

phồn thể

Từ điển phổ thông

chẹn, lấp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chẹn, lấp, bưng bít. ◇ Liệt Tử : "Phù nhĩ chi sở dục văn giả âm thanh, nhi bất đắc thính, vị chi át thông" , , (Dương Chu ) Tai muốn nghe âm thanh, mà nghe không được, là vì thích giác bị bưng bít.
2. Một âm là "yên". (Danh) "Yên Chi" tên hiệu vợ chính của vua "Hung Nô" , thời Hán.

Từ điển Thiều Chửu

① Chẹn, lấp.
② Một âm là yên. Yên chi tên hiệu vợ chính vua rợ Hung Nô , thời Hán .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Chẹn, lấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chặn lấp.

cảnh nội

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trong phạm vi đất nước, trong nước

Từ điển trích dẫn

1. Quốc nội. ◇ Hàn Phi Tử : "Kim trinh tín chi sĩ, bất doanh vu thập, nhi cảnh nội chi quan dĩ bách sổ, tất nhậm trinh tín chi sĩ, tắc nhân bất túc quan" , , , , (Ngũ đố ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trong vùng đất của mình, không ra ngoài.
thầm, tiêm, trạm, trầm, đam
chén ㄔㄣˊ, dān ㄉㄢ, jiān ㄐㄧㄢ, jìn ㄐㄧㄣˋ, tán ㄊㄢˊ, zhàn ㄓㄢˋ

thầm

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Sâu dày, trạm trạm móc nhiều. Kinh Thi có thơ trạm lộ nói về sự thiên tử thết đãi chư hầu tử tế chung hậu lắm, vì thế ân trạch nặng nề gọi là trạm ân .
② Thanh, trong, như thần chí trạm nhiên thân chí thanh thú sáng suốt.
③ Một âm là đam. Sông Ðam.
④ Ðam, vui.
⑤ Lại một âm là thầm. Chìm.
⑥ Sâu.
⑦ Một âm nữa là tiêm. Ngâm.

tiêm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sâu, dày. ◎ Như: "trạm ân" ơn sâu, "công phu trạm thâm" công phu thâm hậu.
2. (Tính) Thanh, trong. ◎ Như: "thần chí trạm nhiên" thần chí thanh thú sáng suốt.
3. (Danh) Họ "Trạm".
4. Một âm là "đam". (Danh) Sông "Đam".
5. (Tính) Vui. ◇ Thi Kinh : "Cổ sắt cổ cầm, Hòa lạc thả đam" , (Tiểu nhã , Lộc minh 鹿) Gảy đàn sắt đàn cầm, Vui hòa thỏa thích.
6. Lại một âm là "trầm". (Động) Chìm, đắm chìm. ◇ Hán Thư : "Dĩ độ, giai trầm hang, phá phủ tắng, thiêu lư xá" , , , (Trần Thắng Hạng Tịch truyện ) Qua sông rồi, đều nhận chìm thuyền, đập vỡ nồi niêu, đốt nhà cửa.
7. Một âm nữa là "tiêm". (Động) Ngâm, tẩm. ◇ Lễ Kí : "Tiêm chư mĩ tửu" (Nội tắc ) Ngâm vào rượu ngon.

Từ điển Thiều Chửu

① Sâu dày, trạm trạm móc nhiều. Kinh Thi có thơ trạm lộ nói về sự thiên tử thết đãi chư hầu tử tế chung hậu lắm, vì thế ân trạch nặng nề gọi là trạm ân .
② Thanh, trong, như thần chí trạm nhiên thân chí thanh thú sáng suốt.
③ Một âm là đam. Sông Ðam.
④ Ðam, vui.
⑤ Lại một âm là thầm. Chìm.
⑥ Sâu.
⑦ Một âm nữa là tiêm. Ngâm.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngâm: Ngâm vào rượu ngon (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước ngấm vào — Các âm khác là Đam, Trậm, Trầm. Xem các âm này.

trạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sâu
2. trong, sạch

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sâu, dày. ◎ Như: "trạm ân" ơn sâu, "công phu trạm thâm" công phu thâm hậu.
2. (Tính) Thanh, trong. ◎ Như: "thần chí trạm nhiên" thần chí thanh thú sáng suốt.
3. (Danh) Họ "Trạm".
4. Một âm là "đam". (Danh) Sông "Đam".
5. (Tính) Vui. ◇ Thi Kinh : "Cổ sắt cổ cầm, Hòa lạc thả đam" , (Tiểu nhã , Lộc minh 鹿) Gảy đàn sắt đàn cầm, Vui hòa thỏa thích.
6. Lại một âm là "trầm". (Động) Chìm, đắm chìm. ◇ Hán Thư : "Dĩ độ, giai trầm hang, phá phủ tắng, thiêu lư xá" , , , (Trần Thắng Hạng Tịch truyện ) Qua sông rồi, đều nhận chìm thuyền, đập vỡ nồi niêu, đốt nhà cửa.
7. Một âm nữa là "tiêm". (Động) Ngâm, tẩm. ◇ Lễ Kí : "Tiêm chư mĩ tửu" (Nội tắc ) Ngâm vào rượu ngon.

Từ điển Thiều Chửu

① Sâu dày, trạm trạm móc nhiều. Kinh Thi có thơ trạm lộ nói về sự thiên tử thết đãi chư hầu tử tế chung hậu lắm, vì thế ân trạch nặng nề gọi là trạm ân .
② Thanh, trong, như thần chí trạm nhiên thân chí thanh thú sáng suốt.
③ Một âm là đam. Sông Ðam.
④ Ðam, vui.
⑤ Lại một âm là thầm. Chìm.
⑥ Sâu.
⑦ Một âm nữa là tiêm. Ngâm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điêu luyện: Kĩ thuật biểu diễn điêu luyện;
② Trong, thanh: Trong suốt, trong vắt; Thần chí sáng sủa;
③ (văn) Sâu dày, dày đặc: Ơn sầu dày; Sương dày đặc;
④ [Zhàn] (Họ) Trạm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước thật yên lặng — Dày dặn — Nước sâu — Xem Trầm.

Từ ghép 3

trầm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sâu, dày. ◎ Như: "trạm ân" ơn sâu, "công phu trạm thâm" công phu thâm hậu.
2. (Tính) Thanh, trong. ◎ Như: "thần chí trạm nhiên" thần chí thanh thú sáng suốt.
3. (Danh) Họ "Trạm".
4. Một âm là "đam". (Danh) Sông "Đam".
5. (Tính) Vui. ◇ Thi Kinh : "Cổ sắt cổ cầm, Hòa lạc thả đam" , (Tiểu nhã , Lộc minh 鹿) Gảy đàn sắt đàn cầm, Vui hòa thỏa thích.
6. Lại một âm là "trầm". (Động) Chìm, đắm chìm. ◇ Hán Thư : "Dĩ độ, giai trầm hang, phá phủ tắng, thiêu lư xá" , , , (Trần Thắng Hạng Tịch truyện ) Qua sông rồi, đều nhận chìm thuyền, đập vỡ nồi niêu, đốt nhà cửa.
7. Một âm nữa là "tiêm". (Động) Ngâm, tẩm. ◇ Lễ Kí : "Tiêm chư mĩ tửu" (Nội tắc ) Ngâm vào rượu ngon.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Trầm — Xem Trạm.

Từ ghép 1

đam

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sâu, dày. ◎ Như: "trạm ân" ơn sâu, "công phu trạm thâm" công phu thâm hậu.
2. (Tính) Thanh, trong. ◎ Như: "thần chí trạm nhiên" thần chí thanh thú sáng suốt.
3. (Danh) Họ "Trạm".
4. Một âm là "đam". (Danh) Sông "Đam".
5. (Tính) Vui. ◇ Thi Kinh : "Cổ sắt cổ cầm, Hòa lạc thả đam" , (Tiểu nhã , Lộc minh 鹿) Gảy đàn sắt đàn cầm, Vui hòa thỏa thích.
6. Lại một âm là "trầm". (Động) Chìm, đắm chìm. ◇ Hán Thư : "Dĩ độ, giai trầm hang, phá phủ tắng, thiêu lư xá" , , , (Trần Thắng Hạng Tịch truyện ) Qua sông rồi, đều nhận chìm thuyền, đập vỡ nồi niêu, đốt nhà cửa.
7. Một âm nữa là "tiêm". (Động) Ngâm, tẩm. ◇ Lễ Kí : "Tiêm chư mĩ tửu" (Nội tắc ) Ngâm vào rượu ngon.

Từ điển Thiều Chửu

① Sâu dày, trạm trạm móc nhiều. Kinh Thi có thơ trạm lộ nói về sự thiên tử thết đãi chư hầu tử tế chung hậu lắm, vì thế ân trạch nặng nề gọi là trạm ân .
② Thanh, trong, như thần chí trạm nhiên thân chí thanh thú sáng suốt.
③ Một âm là đam. Sông Ðam.
④ Ðam, vui.
⑤ Lại một âm là thầm. Chìm.
⑥ Sâu.
⑦ Một âm nữa là tiêm. Ngâm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vui: Vui vẻ và thỏa thích (Thi Kinh);
② Chìm đắm: Chìm đắm trong rượu chè (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui sướng — Các âm khác là Tiêm, Trạm, Trầm. Xem các âm này.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.