phá
pò ㄆㄛˋ

phá

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rách nát
2. phá vỡ, bổ ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm vỡ, làm hư hỏng, hủy hoại. ◎ Như: "phá hoại" làm hư đổ, "phá toái" làm vỡ vụn, "gia phá nhân vong" nhà tan người mất. ◇ Đỗ Phủ : "Quốc phá san hà tại, Thành xuân thảo mộc thâm" , (Xuân vọng ) Nước đã bị tàn phá, núi sông còn đây, Trong thành xuân cây cỏ mọc đầy.
2. (Động) Đánh bại. ◎ Như: "phá trận" phá thế trận, "phá thành" đánh thắng thành.
3. (Động) Bổ ra, bửa ra. ◎ Như: "phá qua" bổ dưa, "phá lãng" rẽ sóng. § Ghi chú: Tục nói quả dưa bổ ra như hai chữ "bát" , nên con gái 16 tuổi là tuổi có tình rồi cũng gọi là "phá qua" .
4. (Động) Giải thích nghĩa văn cho vỡ vạc. ◎ Như: "phá đề" mở đề.
5. (Động) Làm cho minh bạch, làm lộ ra. ◎ Như: "phá án" tra xét ra sự thật của án kiện.
6. (Động) Phí, tiêu hao. ◎ Như: "phá tài" phí của, "phá trái" vỡ nợ.
7. (Tính) Hư, rách, nát. ◎ Như: "phá thuyền" thuyền hư nát, "phá hài" giày rách, "phá bố" vải rách.

Từ điển Thiều Chửu

① Phá vỡ, như phá hoại , phá toái , phá trận , phá thành , v.v.
② Bổ ra, bửa ra, như phá qua bổ dưa, phá lãng rẽ sóng, v.v.
③ Giải thích nghĩa văn cho vỡ vạc, như trong văn có đoạn phá đề . Sự bí mật mà làm cho bại lộ ra gọi là phá, như phá án .
④ Phí, như phá tài phí của, phá trái vỡ nợ.
⑤ Tục nói quả dưa bổ ra như hai chữ bát , nên con gái 16 tuổi là tuổi có tình rồi cũng gọi là phá qua .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vỡ, bể, rách, thủng, sứt: Chén bể; Kéo rách áo; Đi thủng cả giày; Lốp thủng, săm thủng; Tay bị sứt một miếng;
② Đổi, ngăn ra, tách ra, xé ra, phá ra: Ngăn làm hai gian; Tờ 5 đồng đổi (xé ra) thành năm tờ một đồng;
③ Tan, phá, đập phá: Mây tan trăng mọc; Cửa nhà tan nát; Cửa nát nhà tan; Đánh tan quân Tống; Phá sản; Phá kỉ lục;
④ Nói trúng, nói toạc ra, phá ra: Nói toạc; Nói trúng điều bí ẩn trong lòng; Đã khám phá ra vụ án này;
⑤ Bổ, chẻ: 西 Bổ quả dưa hấu ra làm đôi; Chẻ tre; Trận Bồ Đằng sấm vang sét dậy, miền Trà Lân trúc phá (chẻ) tro bay (Bình Ngô đại cáo);
⑥ Bỏ, hi sinh: Bỏ ra cả ngày mới thu xếp xong; Hi sinh tính mạng để cứu người;
⑦ Tồi: Ai còn xem cái vở tuồng tồi ấy làm gì?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hư hỏng. Rách. Tan nát — Làm cho hư hỏng, làm vỡ, làm rách, làm cho tan nát không còn gì.

Từ ghép 46

giới
jiè ㄐㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phòng, tránh, cấm đoán
2. điều răn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khuyên răn. ◎ Như: "khuyến giới" răn bảo.
2. (Động) Phòng bị, đề phòng. ◎ Như: "dư hữu giới tâm" ta có lòng phòng bị. ◇ Tuân Tử : "Gia phú nhi dũ kiệm, thắng địch nhi dũ giới" , (Nho hiệu ) Nhà giàu thì càng cần kiệm, thắng địch thì càng đề phòng.
3. (Động) Cẩn thận, thận trọng. ◇ Mạnh Tử : "Vãng chi nữ gia, tất kính tất giới, vô vi phu tử" , , (Đằng Văn Công hạ ) Về nhà chồng, phải cung kính, phải cẩn thận, không được trái lời chồng.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Nghi lễ : "Chủ nhân giới tân" (Sĩ quan lễ ) Chủ nhân báo với khách.
5. (Động) Cai, chừa, từ bỏ. ◎ Như: "giới tửu" cai rượu, "giới đổ" chừa cờ bạc.
6. (Động) Cấm. ◎ Như: "giới tửu" cấm uống rượu.
7. (Danh) Điều ước thúc hoặc hành vi phải ngăn cấm trong tôn giáo. ◎ Như: Trong đạo Phật có "ngũ giới" năm điều ngăn cấm: sát sinh (sát ), trộm cắp (đạo ), tà dâm (dâm ), nói sằng (vọng ), uống rượu (tửu ).
8. (Danh) Tên thể văn, dùng để cảnh giới cho chính mình hoặc cho người khác.
9. (Danh) Chiếc nhẫn. ◎ Như: "toản giới" nhẫn kim cương, "kim giới" nhẫn vàng, "ngân giới" nhẫn bạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Răn, như khuyến giới .
② Phòng bị, như dư hữu giới tâm ta có lòng phòng bị.
③ Trai giới, trước khi cúng giỗ ăn chay tắm sạch để làm lễ cho kính gọi là giới.
④ Lấy làm răn, như giới tửu răn uống rượu, giới yên răn hút thuốc, v.v. Người nào không giữ các điều răn gọi là phá giới . Ðạo Phật cho kiêng: sát sinh (sát ), trộm cắp (đạo ), tà dâm (dâm ), nói sằng (vọng ), uống rượu (tửu ) là ngũ giới .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đề phòng, phòng bị, canh phòng: Canh phòng nghiêm mật; Ta có ý phòng bị;
② Răn: Khuyến giới. (Ngr) Chớ, tránh: Chớ kiêu căng nóng nảy;
③ Lấy làm răn. (Ngr) Cai, chừa: Cai thuốc; Cai rượu, chừa rượu;
④ Cấm, cấm chỉ: Cấm uống rượu;
⑤ (tôn) Giới luật của Phật giáo: Thụ giới; Phá giới;
⑥ Nhẫn: Nhẫn kim cương;
⑦ (văn) Cõi (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo trước đầy đủ. Phòng bị — Thận trọng giữ gìn — Bảo cho biết. Răn bảo — Giữ sự trai tịnh — Tiếng nhà Phật, có nghĩa là bó buộc, ngăn cấm.

Từ ghép 19

đản
dàn ㄉㄢˋ

đản

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nói toáng lên, nói xằng bậy
2. ngông nghênh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Càn, láo, viển vông, không thật. ◎ Như: "quái đản" quái dị, không tin được, "hoang đản bất kinh" láo hão không đúng, vô lí, "phóng đản" ngông láo, xằng bậy.
2. (Tính) Cả, lớn. ◇ Hậu Hán Thư : "Tán viết: Quang Vũ đản mệnh" : (Quang Vũ đế kỉ ) Khen ngợi rằng: Vua Quang Vũ mệnh lớn.
3. (Danh) Lời nói hư vọng, không đúng thật. ◇ Lưu Hướng : "Khẩu duệ giả đa đản nhi quả tín, hậu khủng bất nghiệm dã" , (Thuyết uyển , Tôn hiền ) Kẻ lanh miệng nói nhiều lời hư vọng ít đáng tin, sợ sau không đúng thật.
4. (Danh) Ngày sinh. ◎ Như: "đản nhật" sinh nhật. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ti đồ quý đản, hà cố phát bi?" , (Đệ tứ hồi) (Hôm nay) là sinh nhật của quan tư đồ, vì cớ gì mà lại bi thương như vậy?
5. (Động) Sinh ra. ◎ Như: "đản sanh" sinh ra.
6. (Phó) Rộng, khắp. ◇ Thư Kinh : "Đản cáo vạn phương" (Thang cáo ) Báo cho khắp muôn phương biết.
7. (Trợ) Dùng làm tiếng đệm đầu câu. ◇ Thi Kinh : "Đản di quyết nguyệt, Tiên sanh như đạt" , (Đại nhã , Sanh dân ) Mang thai đủ tháng (chín tháng mười ngày), Sinh lần đầu (dễ dàng) như sinh dê con.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói láo, nói toáng. Như hoang đản bất kinh láo hão không đúng sự.
② Ngông láo, người không biết sự xét nét mình cứ ngông nghênh, xằng gọi là phóng đản .
③ Nuôi. Nay gọi ngày sinh nhật là đản nhật .
④ Rộng.
⑤ Cả, lớn.
⑥ Dùng làm tiếng đệm đầu câu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sinh ra, ra đời: Xưa một bà vợ của vua Văn vương đã đẻ (sinh) mười đứa con (Hậu Hán thư);
② Ngày sinh: Ngày Thiên Chúa giáng sinh, lễ Nô-en;
③ Viển vông, vô lí: Hoang đường; Vô lí;
④ (văn) Rộng, lớn, to: Sao lá và đốt của nó to rộng hề (Thi Kinh: Bội phong, Mao khâu);
⑤ (văn) Lừa dối;
⑥ Phóng đãng: Đời ta tính phóng đãng (Đỗ Phủ: Kí đề giang ngoại thảo đường);
⑦ (văn) Trợ từ dùng ở đầu câu: Mang thai tròn mười tháng (Thi Kinh: Đại nhã, Sinh dân).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói láo, nói chuyện không có thật — To lớn — Rộng lớn — Sinh đẻ — Lừa dối.

Từ ghép 12

độc
dú ㄉㄨˊ

độc

giản thể

Từ điển phổ thông

1. một mình
2. con độc (một giống vượn)

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ "độc" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ độc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một , độc: Con một; Cầu độc mộc, cầu khỉ;
② Độc, một mình: Độc tấu; Uống rượu một mình; Mà tôi nhờ nghề bắt rắn mà một mình được sống sót (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ Cô độc, lẻ loi, người cô độc, người lẻ loi: Những người góa bụa không con và sống cô độc; Già mà không con gọi là cô độc (Mạnh tử);
④ Chỉ có một mình, chỉ riêng: Nay chỉ một mình thần có thuyền (Sử kí); Mọi người đều đến đông đủ cả rồi, chỉ còn mình anh ấy chưa đến. 【】độc độc [dúdú] Chỉ: Anh xưa nay rất quyết đoán, mà sao chỉ riêng vấn đề này lại đâm ra do dự?;【】 độc duy [dúwéi] (văn) Chỉ có: Những thành của Tề còn chưa bị đánh hạ, chỉ có các thành Liêu, Cử và Tức Mặc, ngoài ra đều bị Yên chiếm hết (Sử kí: Yên Triệu công thế gia). Cg. [wéidú]; 【】 độc tự [dúzì] Tự mình, một mình;
⑤ Con độc (giống con vượn nhưng to hơn);
⑥ (văn) Há, riêng ... lại ư? (phó từ, biểu thị sự phản vấn, dùng như , bộ ): ? Nhà vua há không trông thấy con chuồn chuồn kia sao? (Chiến quốc sách); ? Ông há không nghe nói con rắn ở trong đầm cạn ư? (Hàn Phi tử); ? Tương Như tuy hèn thật, há lại sợ Liêm tướng quân ư? (Sử kí);
⑦ (văn) Vẫn, vẫn còn, còn, mà còn: ? Bậc thánh nhân còn bị nghi ngờ, huống gì người hiền? (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑧ [Dú] (Họ) Độc.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lối viết tắt của chữ Độc .

Từ ghép 4

xương
chāng ㄔㄤ

xương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sáng sủa
2. thịnh, tốt đẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thích đáng, hay. ◎ Như: "xương ngôn" lời nói thích đáng. § Ghi chú: "xương ngôn" cũng có nghĩa là lời nói thẳng, không kị húy. ◇ Thượng Thư : "Vũ bái xương ngôn" (Đại Vũ mô ) Vua Vũ nghe lời nói hay thì kính tạ.
2. (Tính) Sáng sủa. ◎ Như: "xương minh" sáng láng rõ rệt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhiên hậu hảo huề nhĩ đáo na xương minh long thịnh chi bang, thi lễ trâm anh chi tộc, hoa liễu phồn hoa địa, ôn nhu phú quý hương khứ an thân lạc nghiệp" , , , (Đệ nhất hồi) Rồi sau sẽ mang ngươi đến xứ sáng láng thịnh vượng, dòng họ thi lễ trâm anh, chốn hoa cỏ phồn vinh, nơi giàu sang êm ấm, để được an cư lạc nghiệp.
3. (Tính) Hưng thịnh. ◇ Nguyễn Trãi : "Xương kì nhất ngộ hổ sinh phong" (Đề kiếm ) Khi gặp đời thịnh thì hổ sinh ra gió.
4. (Tính) Tốt đẹp, đẫy đà. ◇ Thi Kinh : "Y ta xương hề" (Quốc phong , Tề phong ) Ôi đẹp đẽ đẫy đà.
5. (Danh) Vật được thỏa sự sinh sản gọi là "xương". § Vì thế, trăm vật gọi là "bách xương" .
6. (Danh) Họ "Xương".
7. (Động) Sống còn. ◇ Sử Kí : "Thuận chi giả xương, nghịch chi giả bất tử tắc vong" , (Thái Sử Công tự tự ) Người thuận theo thì sống còn, kẻ làm trái lại, nếu không chết thì cũng bị tiêu diệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Tương đang, lời nói hay, như Vũ bái xương ngôn vua Vũ nghe lời nói hay thì kính tạ. Nói thẳng không kị húy gì gọi là xương ngôn .
② Sáng sủa, như xương minh sáng láng rõ rệt.
③ Thịnh, như bang nãi kì xương nước mới được thịnh.
④ Tốt đẹp, đẫy đà.
⑤ Vật được thỏa sự sinh sản gọi là xương, vì thế nên trăm vật gọi là bách xương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phồn vinh, phát đạt, thịnh vượng: Nước mới được thịnh vượng;
② (văn) Đẫy đà đẹp đẽ: Ôi đẹp đẽ đẫy đà (Thi Kinh);
③ (văn) Hay: Vua Vũ lạy và nhận lời nói hay (Thượng thư);
④ (văn) Chỉ chung các sinh vật: Nay trăm vật (muôn vật) đều sinh ra ở đất và trở về với đất (Trang tử: Tại hựu);
⑤ [Chang] (Họ) Xương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẹp đẽ rực rỡ — Hưng thịnh tốt đẹp.

Từ ghép 7

não
nǎo ㄋㄠˇ, nào ㄋㄠˋ

não

phồn thể

Từ điển phổ thông

não, óc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Óc.
2. (Danh) Đầu. ◎ Như: "diêu đầu hoảng não" gật gà gật gù, đầu lắc la lắc lư (có vẻ tự đắc hoặc thích thú). ◇ Đỗ Phủ : "Trắc não khán thanh tiêu" (Họa cốt hành ) Nghiêng đầu nhìn trời xanh.
3. (Danh) Bộ phận trung tâm của vật thể. ◇ Đạo Tiềm : "Quỳ tâm cúc não" (Thứ vận Tử Chiêm phạn biệt ) Tim hoa quỳ đọt hoa cúc.
4. (Danh) Chỉ vật gì có màu sắc hoặc hình trạng như óc tủy. ◎ Như: "chương não" long não, "đậu hủ não" tàu hủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Óc. Phần ở khắp cả bộ đầu gọi là óc lớn: đại não , chủ về việc tri giác vận động, phần ở sau óc lớn hình như quả bóng nhỏ tiểu não: , chuyên chủ về vận động, ở dưới đáy óc lớn gọi là óc giữa trung não: , dưới liền với tủy xương sống, gọi là duyên tủy , đều chủ sự thở hút. Do óc giữa xuống tủy chia ra các dây nhỏ đi suốt cả mình gọi là não khí cân dây gân óc, hay là não thần kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

Óc, não: Máy tính điện tử.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Óc, tức chất mềm, màu trắng xám ở tỏng sọ.

Từ ghép 24

trí
shì ㄕˋ, zhì ㄓˋ

trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đặt, để, bày

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tha cho, thả, phóng thích. ◇ Quốc ngữ : "Vương toại trí chi" (Trịnh ngữ ) Vương bèn tha cho.
2. (Động) Vứt bỏ. ◎ Như: "phế trí" bỏ đi, "các trí" gác bỏ. ◇ Quốc ngữ : "Thị dĩ tiểu oán trí đại đức dã" (Chu ngữ trung ) Đó là lấy oán nhỏ mà bỏ đức lớn vậy.
3. (Động) Đặt để, để yên. ◎ Như: "trí ư trác thượng" đặt trên bàn, "trí tửu thiết yến" bày tiệc.
4. (Động) Thiết lập, dựng nên. ◎ Như: "trí huyện" đặt ra từng huyện, "trí quan" đặt chức quan.
5. (Động) Mua, sắm. ◎ Như: "trí nhất ta gia cụ" mua sắm ít đồ đạc trong nhà.
6. (Danh) Nhà trạm, dịch trạm. ◇ Mạnh Tử : "Đức chi lưu hành, tốc ư trí bưu nhi truyền mệnh" , (Công Tôn Sửu thượng ) Sự lan truyền của đức, còn nhanh chóng hơn là đặt nhà trạm mà truyền lệnh nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðể, cầm đồ gì để yên vào đâu đều gọi là trí.
② Vứt bỏ, như phế trí bỏ đi, các trí gác bỏ.
③ Yên để, như thố trí đặt để, vị trí ngôi ở, nghĩa là đặt để ngôi nào vào chỗ ấy.
④ Ðặt dựng, như trí huyện đặt ra từng huyện, trí quan đặt quan, v.v.
⑤ Nhà trạm, như Ðức chi lưu hành, tốc ư trí bưu nhi truyền mệnh (Mạnh Tử ) sự lưu hành của đức, còn chóng hơn đặt trạm mà truyền tin tức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bỏ, đặt, đặt ra, dựng ra, để, bày: Bỏ (đặt) trên bàn; Sắp đặt; Bỏ đi; Gác bỏ; Đặt để; Thản nhiên không để bụng; Bày tiệc; Đặt ra huyện (mới); Đặt ra chức quan (mới);
② Lắp, lắp đặt, (thiết) bị: Lắp điện thoại; Thiết lập một số trạm gác;
③ Sắm, mua: Sắm một số bàn ghế; Mua (sắm) một bộ quần áo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đặt để. Sắp đặt. Td: Bài trí — Để ở yên. Td: An trí — Tha tội.

Từ ghép 22

hoang, hoảng
huāng ㄏㄨㄤ, huǎng ㄏㄨㄤˇ

hoang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vội vã, vội vàng
2. hoảng sợ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gấp rút, nóng nảy — Khốn quẫn — Một âm là Hoảng. Xem Hoảng.

Từ ghép 1

hoảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vội vã, vội vàng
2. hoảng sợ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vội vàng, hấp tấp. ◎ Như: "hoảng mang" vội vàng hấp tấp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thủ phàn khúc lan, vọng hà hoa trì tiện khiêu. Lã Bố hoảng mang bão trụ" , 便. (Đệ bát hồi) (Điêu Thuyền) tay vịn bao lơn, mắt nhìn ra ao sen định nhảy xuống, Lã Bố vội vàng ôm lấy.
2. (Động) Sợ hãi. ◎ Như: "khủng hoảng" hãi sợ, "kinh hoảng" kinh sợ. ◇ Thủy hử truyện : "Hưu hoảng! Thả khán bần đạo đích bổn sự" ! (Đệ thập bát hồi) Chớ có hoảng sợ! Hãy xem tài của bần đạo đây.
3. (Trợ) Quá, lắm, không chịu được. ◎ Như: "muộn đắc hoảng" buồn quá, "luy đắc hoảng" mệt không chịu được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đầu kỉ thiên háo tử nháo đắc hoảng" (Đệ nhất ○ tam hồi) Mấy hôm trước đây, chuột phá dữ lắm.

Từ điển Thiều Chửu

① Lờ mờ, như hoảng hốt .
② Vội vàng, như hoảng mang vội vàng hấp tấp.
③ Sợ hoảng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lật đật, tất tả, vội vàng, hấp tấp, bấn: Bấn cả chân tay; Vội vàng hấp tấp;
② Bối rối, hoảng hốt: Trong lòng bối rối; Hãy bình tĩnh, đừng hoảng hốt;
③ Quá, không chịu được: Mệt không chịu được; Đói không chịu được; Buồn quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Hoảng , .

Từ ghép 3

lục
liù ㄌㄧㄡˋ, lù ㄌㄨˋ

lục

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đất liền
2. đường bộ
3. sao Lục
4. sáu, 6 (dùng trong văn tự, như: )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất cao khỏi mặt nước mà bằng phẳng. ◎ Như: "đại lục" cõi đất liền lớn, chỉ năm châu trên mặt địa cầu ("Á châu" , "Âu châu" , "Phi châu" , "Mĩ châu" và "Úc châu" ).
2. (Danh) Đường bộ, đường cạn. ◎ Như: "đăng lục" đổ bộ, lên cạn, "thủy lục giao thông" giao thông thủy bộ.
3. (Danh) Số sáu, cũng như chữ "lục" dùng để viết giấy tờ quan hệ cho khỏi chữa được, ta gọi là chữ "lục" kép.
4. (Danh) Sao "Lục".
5. (Danh) Họ "Lục". ◎ Như: "Lục Vân Tiên" .
6. (Động) Nhảy. ◇ Trang Tử : "Hột thảo ẩm thủy, kiều túc nhi lục, thử mã chi chân tính dã" , , (Mã đề ) Gặm cỏ uống nước, cất cao giò mà nhảy, đó là chân tính của ngựa.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồng bằng cao ráo, đất liền. Vì nói phân biệt với bể nên năm châu gọi là đại lục (cõi đất liền lớn).
② Đường bộ. Đang đi đường thủy mà lên bộ gọi là đăng lục đổ bộ, lên cạn, lục hành đi bộ.
③ Lục tục liền nối không dứt.
④ Lục li sặc sỡ, rực rỡ.
⑤ Lục lương nguyên là tiếng chỉ về cái điệu bộ chồm nhảy của giống mãnh thú, vì thế nên trộm giặc cũng gọi là lục lương.
⑥ Lục trầm chìm nổi, nói sự tự nhiên mà bị chìm đắm tan lở. Sách Trang Tử nói người hiền dấu họ dấu tên để trốn đời gọi là lục trầm. Bây giờ thường mượn dùng để nói sự mất nước.
⑦ Sáu, cũng như chữ lục dùng để viết giấy má quan hệ cho khỏi chữa được, ta gọi là chữ lục kép.
⑧ Sao Lục.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sáu (chữ viết kép). Xem [lù].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trên đất, trên cạn, trên bộ, đất liền, đường bộ, bằng đường bộ: Lục địa, trên bộ; Đại lục; Đổ bộ; Hoa của các loài thảo mộc dưới nước và trên cạn; Giao thông đường thủy và đường bộ; Đường bộ;
② 【】lục li [lùlí] Màu sắc hỗn tạp, sặc sỡ, rực rỡ, lòe loẹt: Màu sắc sặc sỡ;
③ 【】lục tục [lùxù] Lần lượt, lục tục: Khách đã lần lượt (lục tục) đến;
④ [Lù] Sao Lục;
⑤ [Lù] (Họ) Lục. Xem [liù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Miền đất thật lớn. Cũng là Đại lục, chẳng hạn Mĩ châu gọi là Tân đại lục ( miền đất liền to lớn mới được tìm thấy ) — Trên đất. Trên bộ — Một lối viết trịnh trọng của chữ Lục .

Từ ghép 19

bồi
péi ㄆㄟˊ

bồi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. theo bên
2. tiếp khách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gò đất chồng chất.
2. (Danh) Người phụ tá, chức quan phó. ◇ Thi Kinh : "Nhĩ đức bất minh, dĩ vô bồi vô khanh" , (Đại nhã , Đãng ) Đức hạnh nhà vua không sáng tỏ, Không có quan giúp việc và khanh sĩ (xứng đáng).
3. (Danh) Người được mời để tiếp khách. ◎ Như: "kim thiên năng thỉnh nhĩ lai tác bồi, thập phần quang vinh" , hôm nay mời được ông đến (làm người) tiếp khách cho, thật là vinh hạnh.
4. (Động) Làm bạn, theo cùng, tiếp. ◎ Như: "phụng bồi" kính tiếp, "bồi khách" tiếp khách.
5. (Động) Giúp đỡ, phụ trợ.
6. (Động) Đền trả. § Thông "bồi" .
7. (Động) Mất, tổn thất. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chu lang diệu kế an thiên hạ, Bồi liễu phu nhân hựu chiết binh" , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Chu Du mẹo giỏi yên thiên hạ, Đã mất phu nhân lại thiệt quân (Phan Kế Bính dịch).
8. (Tính) Hai lần, chồng chất. ◎ Như: Bầy tôi vua chư hầu đối với thiên tử tự xưng là "bồi thần" , nghĩa là bầy tôi của kẻ bầy tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Bạn, tiếp giúp. Như phụng bồi kính tiếp, bồi khách tiếp khách, v.v.
② Chức phụ, phàm chức sự gì có chánh có phó thì chức phó gọi là bồi, nghĩa là chức phụ thêm, khi nào chức chánh khuyết thì bổ vào vậy.
③ Hai lần, bầy tôi vua chư hầu đối với Thiên tử tự xưng là bồi thần , nghĩa là bầy tôi của kẻ bầy tôi.
④ Đền trả. Như bồi thường . Có khi viết .
⑤ Tăng thêm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cùng, theo: Tôi cùng đi với anh; Nơi đó anh ấy chưa đi qua, phải có người đi cùng mới được; Anh ấy có thể đi theo anh;
② (văn) Tiếp giúp, giúp đỡ, tiếp: Kính tiếp; Tiếp khách;
③ (văn) (Chức) phụ, phó;
④ (văn) Tăng thêm;
⑤ (văn) Bồi thường (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đống đất lớn. Cái gò lớn — Lớn lao. Nặng nề — Giúp đỡ. Phụ tá — Làm bạn — Gia tăng. Thêm lên.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.