sì ㄙˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bờ sông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất ven nước, vệ sông. ◇ Thi Kinh : "Miên miên cát lũy, Tại Hà chi sĩ" 綿綿, (Vương phong , Cát lũy ) Dây sắn mọc dài không dứt, Ở trên bờ sông Hoàng Hà.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðất ven nước, vệ sông.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bờ, ven (sông): Bờ sông, ven sông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ nước. Bờ sông.
phiêu
piāo ㄆㄧㄠ

phiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thổi (gió)
2. bay nhẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gió lốc.
2. (Động) Thổi. ◎ Như: "phong phiêu diệp lạc" gió thổi lá rụng. ◇ Thi Kinh : "Phong kì phiêu nhữ" (Đại nhã , Quyển a ) Gió thổi mày đi.
3. (Động) Bay phấp phới, bay phất phơ. ◇ Dương Quảng : "Phù hương phiêu vũ y" (Yến đông đường ) Hương bay áo múa phất phới.
4. (Động) Theo gió bay đi. ◎ Như: "phiêu hương" hương bay. ◇ Bạch Cư Dị : "Li cung cao xứ nhập thanh vân, Tiên nhạc phong phiêu xứ xứ văn" , (Trường hận ca ) Li Cung cao vút lẫn vào trong mây xanh, Tiếng nhạc tiên theo gió bay đi, khắp nơi đều nghe thấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Thổi. Như Kinh Thi nói phong kì phiêu nhữ gió thổi mày đi.
② Nhẹ nhàng. Như phiêu phiêu dục tiên nhẹ nhàng muốn lên tiên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phấp phới, phất phơ, bay lộn, tung bay: Cờ đỏ tung bay (phấp phới); Bên ngoài phấp phới mưa bay; Tuyết bay lộn trên không;
② (văn) Bồng bềnh, lềnh bềnh (dùng như , bộ ): Lá cây nổi lềnh bềnh trên mặt nước;
③ (văn) Thổi: Gió thổi lá rụng; Gió thổi mày đi (Thi Kinh);
④ (văn) Lung lay, lay động;
⑤ (văn) Nhẹ nhàng, lâng lâng: Nhẹ nhàng như muốn lên tiên;
⑥ (văn) Gió lốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gió lốc, thổi xoáy tròn — Gió thổi mạnh, làm lay động — Dùng như chữ Phiêu .

Từ ghép 10

thai, đài, đãi
dài ㄉㄞˋ, tāi ㄊㄞ, tái ㄊㄞˊ, zhài ㄓㄞˋ

thai

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Con ngựa hèn. Người hèn dốt cũng gọi là nô đài . Có khi đọc là thai.
② Một âm là đãi. Ðãi đãng quang đãng bao la.

đài

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngựa hèn, ngựa xấu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa hèn, liệt mã.
2. (Danh) Ví dụ người tài năng kém cỏi.
3. (Động) Thoát lạc, rơi rụng.
4. Một âm là "đãi". (Tính, phó) § Xem "đãi đãng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con ngựa hèn. Người hèn dốt cũng gọi là nô đài . Có khi đọc là thai.
② Một âm là đãi. Ðãi đãng quang đãng bao la.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngựa xấu, ngựa hèn: Ngựa xấu, (Ngb) Người bất tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài ngựa dở, kém, xấu. Cũng gọi là Đài phong. Một âm khác là Đãi. Xem Đãi.

đãi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa hèn, liệt mã.
2. (Danh) Ví dụ người tài năng kém cỏi.
3. (Động) Thoát lạc, rơi rụng.
4. Một âm là "đãi". (Tính, phó) § Xem "đãi đãng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con ngựa hèn. Người hèn dốt cũng gọi là nô đài . Có khi đọc là thai.
② Một âm là đãi. Ðãi đãng quang đãng bao la.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Đãi đãng .

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Công bố, tuyên bố (mệnh lệnh, chỉ thị, chánh sách, v.v.). ◇ Trần Khang Kì : "Tự Thuận Trị thập ngũ niên hậu, hội thí cập Thuận Thiên hương thí đầu tràng "Tứ thư" tam đề, do khâm mệnh mật phong, tống nội liêm quan khan ấn ban phát" , "", , (Lang tiềm kỉ văn , Quyển lục).
2. Cấp cho, phân phát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia cho.
mộc
mù ㄇㄨˋ

mộc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lấy da bọc đòn xe cho đẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa chỗ bọc da trên đòn xe cho đẹp gọi là "mộc". ◇ Thi Kinh : "Ngũ mộc lương chu" (Tần phong , Tiểu nhung ) Năm chỗ bọc da trên càng xe.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy da bọc đòn xe cho đẹp gọi là mộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lớp da bọc để trang sức càng xe (thời xưa).
sắc, túc
cù ㄘㄨˋ, qī ㄑㄧ, qì ㄑㄧˋ, sè ㄙㄜˋ

sắc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "túc", giống cây "phong" , thân cao, lá đỏ rất đẹp, trồng làm cây cảnh, gỗ dùng để chế tạo khí cụ.
2. Một âm là "sắc". (Tính) Rớt rụng, tàn tạ (cây cỏ).
3. (Trạng thanh) "Sắc sắc" tiếng gió thổi. ◇ Vương Vạn Chung : "Thu phong sắc sắc đạm lâm huy" (Giang thôn phong vũ đồ ) Gió thu xào xạc, trong rừng ánh mặt trời nhạt.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây túc.
② Một âm là sắc. Lá cây rụng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây túc: Cây túc; Gỗ túc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ tơi tả héo rụng của cây cối. Cũng đọc Sách.

túc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây túc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "túc", giống cây "phong" , thân cao, lá đỏ rất đẹp, trồng làm cây cảnh, gỗ dùng để chế tạo khí cụ.
2. Một âm là "sắc". (Tính) Rớt rụng, tàn tạ (cây cỏ).
3. (Trạng thanh) "Sắc sắc" tiếng gió thổi. ◇ Vương Vạn Chung : "Thu phong sắc sắc đạm lâm huy" (Giang thôn phong vũ đồ ) Gió thu xào xạc, trong rừng ánh mặt trời nhạt.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây túc.
② Một âm là sắc. Lá cây rụng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây túc: Cây túc; Gỗ túc.
vực
yù ㄩˋ

vực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vùng, phạm vi, bờ cõi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cõi, khu, vùng. ◎ Như: "hải vực" vùng biển, "cương vực" bờ cõi.
2. (Danh) Nước, xứ, bang. ◎ Như: "dị vực" nước ngoài, tha hương.
3. (Danh) Đất dành cho mồ mả, mộ địa. ◎ Như: "vực triệu" mồ mả.
4. (Động) Hạn chế, giới hạn. ◇ Mạnh Tử : "Vực dân bất dĩ phong cương chi giới" (Công Tôn Sửu hạ ) Hạn chế nhân dân không phải lấy biên cương phong tỏa mà được.
5. (Động) Cư trú.

Từ điển Thiều Chửu

① Bờ cõi.
② Nước, như Tây-vực 西 nước phía Tây.
③ Trong khu vực mồ mả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cương vực, đất đai, địa hạt, lãnh thổ, bờ cõi, vùng, miền: Khu vực; Lĩnh vực; 西 Tây Vực;
② Khu vực mồ mả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một nước — Một vùng đất. Td: Địa vực — Ranh giới một vùng. Td: Khu vực — Nơi chôn người chết.

Từ ghép 17

ánh
yìng ㄧㄥˋ

ánh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ánh sáng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chiếu sáng. ◇ Ngụy Nguy : "San hạ hữu nhất điều loan loan khúc khúc đích tiểu hà, bị vãn hà ánh đắc thông hồng" , (Đông phương , Đệ lục bộ đệ thập nhất chương) Dưới núi có một dòng sông nhỏ uốn khúc quanh co, ráng chiều chiếu sáng thành màu đỏ.
2. (Động) Phản chiếu. ◎ Như: "đảo ánh" phản chiếu. ◇ Dữu Tín : "Trường kiều ánh thủy môn" (Vịnh họa bình phong ) Cầu dài soi bóng xuống thủy môn (cửa điều hòa lượng nước tại đập nước ngang sông).
3. (Động) Che, ẩn giấu. ◇ Hồng Mại : "(Trần Giáp) văn đường thượng phụ nhân ngữ tiếu thanh, tức khởi, ánh môn khuy quan" (), , (Di kiên giáp chí , Mạnh Thục cung nhân ) (Trần Giáp) nghe tiếng đàn bà cười nói ở trên nhà, liền trổi dậy, núp cửa nhìn trộm.
4. (Động) Giao hòa, ứng đối. ◇ Lãnh nhãn quan : "Viễn viễn hữu chung cổ chi âm, ánh trước tiều lâu canh thác" , (Đệ tứ hồi) Xa xa có tiếng chuông trống, giao hòa cùng tiếng mõ canh chòi gác.
5. (Danh) Ánh sáng mặt trời. ◇ Đỗ Phủ : "Lạc nhật sơ hà thiểm dư ánh" (Ức tích hành ) Mặt trời lặn, ráng chiều mới hiện lóe sáng ánh mặt trời còn sót lại.
6. (Danh) Giờ Mùi . ◇ Lương Nguyên Đế : "Nhật tại Ngọ viết đình, tại Vị viết ánh" , (Toản yếu ) Ngày vào giờ Ngọ gọi là Đình , vào giờ Mùi gọi là Ánh .

Từ điển Thiều Chửu

① Ánh sáng giọi lại.
② Bóng rợp.
③ Ánh sáng mặt trời xế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① In (bóng), (ánh sáng) rọi lại, chiếu lại: In bóng trên mặt nước; Hoa đào rọi với mặt người đỏ tươi (Thôi Hộ: Đề tích sở kiến xứ);
② Chiếu: Chiếu phim mới;
③ Xem [fănyìng];
④ (văn) Bóng rợp;
⑤ (văn) Ánh mặt trời xế bóng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh lên do sự phản chiếu — Buổi xế chiều.

Từ ghép 8

nhạn
yàn ㄧㄢˋ

nhạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chim nhạn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim nhạn. § Cũng viết là "nhạn" . Ta gọi là chim mòng. ◇ Nguyễn Trãi : "Cố quốc tâm quy lạc nhạn biên" (Thần Phù hải khẩu ) Lòng mong về quê cũ theo cánh nhạn sa.
2. (Danh) Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là "hậu điểu" chim mùa.
3. (Danh) Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là "nhạn tự" .
4. (Danh) Chỉ thư tín, tin tức. ◎ Như: "nhạn bạch" thư tín, "nhạn thệ ngư trầm" biệt tăm tin tức.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim nhạn, bay có thứ tự, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu chim mùa. Có khi viết là . Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự . Ta gọi là con chim mòng.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Chim) nhạn, mòng. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ngỗng trời. Ta cũng gọi là con chim nhạn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Buồn trông phong cảnh quê người, đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa « — Nhạn là con ngỗng trời, con mái là nhạn , con trống là hồng , nhưng dùng nhạn là tiếng chung. » Ngày sáu khắc mong tin nhạn vắng, đêm năm canh tiếng lắng chuông rền « ( C. O. N. K ) — Cô nhạn nam phi hồng bắc khứ : ( Nhạn lẻ bay về nam, chim hồng bay về bắc ). Ý nói không dính dáng gì với nhau. » Những là én bắc nhạn nam « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 6

liệu
liáo ㄌㄧㄠˊ, liào ㄌㄧㄠˋ

liệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng inh ỏi, tiếng lanh lảnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trong trẻo, thánh thót, du dương (âm thanh). ◎ Như: "liệu lượng" lanh lảnh, réo rắt, tiếng trong trẻo mà đi xa. ◇ Nguyễn Du : "Đãn giác liệu lượng thù khả thính" (Thái Bình mại ca giả ) Nhưng mà nghe véo von cũng hay.

Từ điển Thiều Chửu

① Liệu lượng ánh ỏi, tiếng trong trẻo mà đi xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

】liệu lượng [liáoliàng] Trong trẻo, réo rắt, lanh lảnh: Tiếng hát trong trẻo; Tiếng kèn xung phong lanh lảnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng hót của chim — Tiếng sáo thổi — Tiếng vẳng từ xa lại.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.