tường
xiáng ㄒㄧㄤˊ

tường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. điềm xấu tốt
2. điềm lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiếm chỉ sự vật tốt lành phúc lợi.
2. (Danh) Điềm (tốt hay xấu). ◇ Tả truyện : "Thị hà tường dã? Cát hung yên tại?" ? ? (Hi Công thập lục niên ) Thế là điềm gì? Lành hay gở vậy?
3. (Danh) Tên gọi tang lễ tế tự ngày xưa. ◎ Như: "tiểu tường" tang tế một năm, "đại tường" tang tế hai năm.
4. (Danh) Họ "Tường".
5. (Tính) Tốt lành. ◎ Như: "tường vân" mây lành, "tường thụy" điềm lành. ◇ Đạo Đức Kinh : "Phù giai binh giả bất tường chi khí" (Chương 31) Binh khí tốt là vật chẳng lành.
6. (Tính) Lương thiện. ◎ Như: "tường hòa xã hội" xã hội lương thiện yên ổn.
7. (Động) Thuận theo. ◇ Hoài Nam Tử : "Thuận ư thiên địa, tường ư quỷ thần" , (Phiếm luận ) Thuận với trời đất, thuận theo quỷ thần.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðiềm, điềm tốt gọi là tường , điềm xấu gọi là bất tường .
② Tang ba năm, tới một năm gọi là tiểu tường , tới một năm nữa gọi là đại tường .
③ Phúc lành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lành: Điềm không lành;
② Phúc lành;
③ Xem [xiăoxiáng], [dàxiáng];
④ [Xiáng] (Họ) Tường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt lành — Điều phúc — Tên người, tức Tôn Thọ Tường, 1825-1877, người phủ Tân bình tỉnh Gia định, thi Hương không đậu, sau ra làm quan với Pháp, làm tới Đốc Phủ sứ, từng dạy học tại trường Hậu bổ. Tác phẩm chữ Nôm có 10 bài Tự thuật và một số thơ Đường luật khác, nội dung bào chữa cho chủ trương hợp tác với Pháp.

Từ ghép 10

mại
mài ㄇㄞˋ

mại

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đi xa
2. quá, hơn
3. già

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi xa. ◇ Thi Kinh : "Ngã nhật tư mại, Nhi nguyệt tư chinh" , (Tiểu nhã , Tiểu uyển ) Ta thì ngày phải đi xa, Em thì tháng phải đi xa.
2. (Động) Đi qua, trôi qua. ◇ Thư Kinh : "Ngã tâm chi ưu, nhật nguyệt dũ mại" , (Thái thệ ) Lòng ta âu lo, ngày tháng trôi qua.
3. (Động) Quá hơn, vượt qua. ◎ Như: "đăng tam mại ngũ" hơn cả năm đời Ngũ đế trước, "siêu cổ mại kim" vượt qua cả xưa lẫn nay.
4. (Động) Đi, bước. ◎ Như: "mại bộ" cất bước.
5. (Tính) Già yếu. ◎ Như: "lão mại" già cả. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Hữu đại trưởng giả, kì niên suy mại" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Có vị đại trưởng giả, tuổi đã già yếu.
6. (Tính) Hào phóng. ◎ Như: "sảng mại" hào sảng, "hùng mại" hào hùng.
7. (Phó) Gắng sức, cần cù, chăm chỉ. § Thông "mại" . ◇ Thư Kinh : "Cao Dao mại chủng đức" (Đại vũ mô ) Ông Cao Dao cần cù trồng đức.
8. (Phó) Hăng hái. ◎ Như: "dũng vãng mại tiến" mạnh mẽ hăng hái đi tới trước.
9. (Danh) Lượng từ: dặm Anh (phiên âm chữ "mile"). ◎ Như: "thì tốc lục thập mại" vận tốc giờ sáu mươi dặm Anh.
10. (Danh) Họ "Mại".

Từ điển Thiều Chửu

① Đi xa.
② Quá hơn. Như đăng tam mại ngũ hơn cả năm đời Ngũ đế trước.
③ Già. Như lão mại già cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi, bước: Bước chân; Bước qua ngạch cửa;
② (văn) Đi xa;
③ (văn) Quá, vượt hơn: Hơn cả đời Tam hoàng và Ngũ đế;
④ Già: Già cả; Già nua tuổi tác;
⑤ Dặm Anh (mile): Một giờ đi 20 dặm Anh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi xa — Thiên tử tuần thú nơi xa — Già cả — Hơn. Quá. Vượt qua — Gắng sức.

Từ ghép 1

minh
míng ㄇㄧㄥˊ

minh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bài minh (khắc chữ vào bia để tự răn mình hoặc ghi chép công đức)
2. ghi nhớ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên một thể văn. Bài "minh" thường được khắc chữ vào đồ vật, hoặc để tự răn mình, hoặc ghi chép công đức. Ngày xưa khắc vào chuông, đỉnh, đời sau hay khắc vào bia. ◎ Như: "tọa hữu minh" , Thôi Viện đời Đông Hán làm bài minh để bên phải chỗ ngồi của minh. ◇ Nguyễn Trãi : "Hỉ đắc tân thi đáng tọa minh" (Thứ vận Hoàng môn thị lang ) Mừng được bài thơ mới đáng khắc làm bài minh để (bên phải) chỗ ngồi.
2. (Động) Ghi nhớ không quên. ◎ Như: "minh tâm" ghi khắc trong lòng, "minh kí" ghi nhớ không quên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim thạch chi ngôn, đáng minh phế phủ" , (Đệ lục thập hồi) (Thật là) lời vàng đá, đáng đem ghi lòng tạc dạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Bài minh. Khắc chữ vào đồ, hoặc để tự răn mình, hoặc ghi chép công đức gọi là minh. Ngày xưa khắc vào cái chuông cái đỉnh, đời sau hay khắc vào bia.
② Ghi nhớ không quên. Như minh cảm cảm in vào lòng không bao giờ quên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chữ khắc vào đồ vật để tự răn mình, bài minh: Mộ chí; Câu cách ngôn viết để bên phải cạnh chỗ ngồi (để răn mình);
② Nhớ, không quên, khắc sâu: Ghi nhớ công lao; Mối cảm kích in sâu trong lòng; Khắc sâu vào tim phổi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao khắc vào đá — Thể văn bia, thường được khắc vào bia đá để ghi nhớ. Khắc vào lòng, ý nói nhớ mãi không quên.

Từ ghép 4

nháo, náo
nào ㄋㄠˋ

nháo

phồn thể

Từ điển phổ thông

ầm ĩ

Từ điển Thiều Chửu

① Huyên náo, rầm rĩ không yên tĩnh gọi là nháo. Chỗ người tụ họp chen chúc rầm rĩ gọi là nhiệt nháo . Ta quen đọc là náo.

náo

phồn thể

Từ điển phổ thông

ầm ĩ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ồn. ◎ Như: "huyên náo" làm ồn ào, "sảo náo" nói ầm ĩ.
2. (Động) Phát sinh, xảy ra. ◎ Như: "náo cơ hoang" sinh ra đói kém, "náo thủy tai" xảy ra nạn lụt, "náo ôn dịch" phát sinh dịch bệnh.
3. (Động) Bị, mắc. ◎ Như: "náo bệnh" bị bệnh, mắc bệnh.
4. (Động) Tung ra, bùng ra, phát tác. ◎ Như: "náo biệt nữu" hục hặc với nhau, "náo tình tự" lấy làm thắc mắc (bất mãn). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc thính liễu nhất cá Lâm tự, tiện mãn sàng náo khởi lai" , 便滿 (Đệ ngũ thập thất hồi) Bảo Ngọc nghe nói đến chữ "Lâm" (Đại Ngọc), liền bùng ra kêu ầm cả lên.
5. (Động) Nhiễu loạn, quấy rối, quấy. ◎ Như: "náo sự" gây rối. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiên na Triệu bất tử đích hựu hòa ngã náo liễu nhất tràng" (Đệ lục thập hồi) Cái mụ Triệu mắc dịch ấy lại vừa cãi nhau với tôi một trận.
6. (Động) Đùa bỡn. ◎ Như: "náo đỗng phòng" bạn bè trêu đùa vợ chồng mới cưới tối tân hôn.
7. (Động) Làm, tiến hành. ◎ Như: "náo cách mệnh" làm cách mạng, "náo đắc đại gia bất hoan" làm cho mọi người không vui. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đô thị nhĩ náo đích, hoàn đắc nhĩ lai trị" , (Đệ ngũ thập thất hồi) (Bệnh này) đều do cô làm ra, thì cô phải đến chữa.
8. (Tính) Ồn ào, rầm rĩ, không yên tĩnh. ◎ Như: "nhiệt náo" chen chúc rầm rĩ, "náo thị" chợ búa ồn ào.
9. (Tính) Mậu thịnh, rộn ràng. ◇ Tống Kì : "Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo" (Ngọc lâu xuân ) Trên đầu cành cây hồng hạnh, ý xuân rộn ràng.

Từ điển Thiều Chửu

① Huyên náo, rầm rĩ không yên tĩnh gọi là nháo. Chỗ người tụ họp chen chúc rầm rĩ gọi là nhiệt nháo . Ta quen đọc là náo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ồn ào, om sòm, huyên náo, gây huyên náo: Nhà này ồn quá; Khóc la om sòm; Chợ búa ồn ào;
② Quấy, vòi, nghịch: Bảo các em đừng quấy nữa;
③ Đòi, tranh giành: Đòi danh dự và địa vị;
④ Bị, mắc: Bị bệnh, mắc bệnh;
⑤ Xảy ra: Xảy ra nạn lụt;
⑥ Làm, tiến hành: Làm cách mạng; Tiến hành đổi mới kĩ thuật; Làm cho ai nấy đều phì cười.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ồn ào — Rối loạn — Làm cho ồn ào rối loạn. Td: Đại náo ( quấy phá lung tung ).

Từ ghép 6

linh
líng ㄌㄧㄥˊ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tinh nhanh
2. linh hồn, tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cô đồng cốt ("nữ vu" ) thờ cúng thần. ◇ Khuất Nguyên : "Linh yển kiển hề giảo phục, Phương phỉ phỉ hề mãn đường" , 滿 (Cửu ca , Đông hoàng thái nhất ) Bà đồng cốt cao kiêu hề mặc quần áo đẹp, Hương thơm phức hề khắp nhà.
2. (Danh) quỷ thần. ◎ Như: "bách linh" trăm thần, "sơn linh" thần núi.
3. (Danh) Hồn phách. ◎ Như: "linh hồn" hồn phách.
4. (Danh) Tinh thần con người.
5. (Danh) Bậc tinh anh có khả năng cao cả nhất. ◇ Thư Kinh : "Duy nhân, vạn vật chi linh" , (Thái thệ thượng ) Chỉ người là bậc tinh anh trên hết muôn loài.
6. (Danh) Người chết. ◎ Như: "thiết linh" đặt bài vị thờ người chết.
7. (Danh) Tiếng gọi tắt của "linh cữu" quan tài. ◎ Như: "thủ linh" túc trực bên quan tài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân, Vưu Thị tịnh Giả Dung nhưng tại tự trung thủ linh, đẳng quá bách nhật hậu, phương phù cữu hồi tịch" , , (Đệ lục thập tứ hồi) Giả Trân, Vưu thị cùng Giả Dung ở lại chùa túc trực bên quan tài. Qua một trăm ngày mới rước linh cữu về nguyên quán.
8. (Danh) Họ "Linh".
9. (Động) Hiểu rõ sự lí. ◇ Trang Tử : "Đại hoặc giả chung thân bất giải, đại ngu giả chung thân bất linh" , (Thiên địa ) Kẻ mê lớn suốt đời không tỉnh ngộ, hạng đại ngu suốt đời không thông hiểu.
10. (Động) Che chở, giúp đỡ.
11. (Tính) Thần diệu, kì dị. ◎ Như: "linh vật" vật thần kì, đồ vật kì diệu.
12. (Tính) Ứng nghiệm. ◎ Như: "linh dược" thuốc hiệu nghiệm.
13. (Tính) Nhanh nhẹn, không ngu ngốc xuẩn trệ. ◎ Như: "tâm linh thủ xảo" khéo tay nhanh trí.
14. (Tính) Tốt, lành. ◇ Phan Nhạc : "Trúc mộc ống ái, linh quả sâm si" , (Nhàn cư phú ) Tre trúc cây cỏ um tùm, trái tốt lành tạp loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần linh. Khí tinh anh của khí dương gọi là thần , khí tinh anh của khí âm gọi là linh , ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả trong các vật cùng loài với nó vậy. Như người là giống linh hơn cả muôn vật, con kì lân, con phượng hoàng, con rùa, con rồng gọi là tứ linh bốn giống linh trong loài vật.
② Thần. Như bách thần gọi là bách linh , thần núi gọi là sơn linh , v.v.
③ Người chết gọi là linh, ý nói hình chất tuy nát, tinh thần thường còn vậy. Ðặt bài vị thờ kẻ chết gọi là thiết linh .
④ Uy phúc không hiện rõ gọi là linh. Như thanh linh cảm đến là ta thấy thấu ngay, hình như có cái gì soi xét bênh vực cho không cần phải dùng đến thực lực vậy.
⑤ Ứng nghiệm. Như bói toán thuốc thang mà thấy hiệu nghiệm ngay đều gọi là linh.
⑥ Linh hoạt, lanh lẹ, không ngu ngốc xuẩn trệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh nhẹn, linh hoạt, lanh lẹ, tinh, thính: Khéo tay nhanh trí; Tai rất thính;
② Tâm thần, linh hồn: Tâm thần; Anh linh;
③ (cũ) Linh thiêng, thiêng liêng: Thần linh; Thiêng quái;
④ Kì diệu, thần kì;
⑤ Thần linh, thần, yêu tinh: Các thần (trong núi);
⑥ Hiệu nghiệm, ứng nghiệm, kết quả: Thuốc hiệu nghiệm; Làm theo cách này rất có kết quả;
⑦ Linh cữu, quan tài: Túc trực bên linh cữu; Dời linh cữu; 滿 Vòng hoa đặt đầy trước linh cữu;
⑧ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thần — Phần vô hình thiêng liêng của người chết. Hồn người chết — Thiêng liêng. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn thành có câu: » Niềm tôn thân dù sinh tử chớ nề, linh thời hộ Hoàng triều bể lặng sóng trong, duy vạn kỉ chửa đời ngôi bảo tộ «.

Từ ghép 44

cai
gāi ㄍㄞ

cai

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bao quát hết thảy
2. còn thiếu

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Hết, khắp, tất cả, bao quát hết thẩy. ◎ Như: "tường cai" biết rõ hết cả. ◇ Lão tàn du kí : "Ngã môn giá thì cai thụy liễu" (Đệ thập lục hồi) Chúng tôi lúc đó đều ngủ cả.
2. (Đại) Ấy, đó (dùng làm lời chỉ rõ vào cái gì). ◎ Như: "cai xứ" chỗ đó, "cai án" án đó.
3. (Động) Đáng, nên, phải. ◎ Như: "sự cai như thử" việc nên phải như thế. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá lưỡng cá nhân tất hữu lai lịch, cai thí nhất vấn, như kim hối khước vãn dã" , , (Đệ nhất hồi) Hai người này tất có lai lịch, nên hỏi (mới phải), bây giờ ăn năn đã muộn rồi.
4. (Động) Gồm đủ, kiêm. ◇ Thái Ung : "Tín khả vị kiêm tam tài nhi cai cương nhu" (Ti không viên phùng bi ) Tín có thể nói là gồm ba tài và đủ cả cương nhu.
5. (Động) Bao trùm.
6. (Động) Đến phiên, đến lượt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kim nhi bất cai ngã đích ban nhi, hữu trà một trà, biệt vấn ngã" , , (Đệ nhị thập thất hồi) Hôm nay không phải đến phiên tôi, có trà hay không, đừng hỏi đến tôi.
7. (Động) Nợ, thiếu. ◎ Như: "các tồn các cai" (nói trong cửa hàng) cái ấy còn cái ấy thiếu. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Tha cai ngã kỉ lượng ngân tử" (Đệ ngũ thập tam hồi) Nó thiếu nợ tôi mấy lạng bạc.
8. (Động) Tiền định, chú định (mệnh vận). ◇ Kim Bình Mai : "Đắc thất vinh khô mệnh lí cai" (Đệ tứ thập bát hồi) Được mất, thịnh suy, trong mệnh vận đã định trước cả rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cai quát đủ, nghĩa là bao quát hết thẩy. Như tường cai tường tận.
② Đáng nên. Như sự cai như thử việc nên phải như thế.
③ Dùng làm lời chỉ rõ vào cái gì. Như cai xứ chỗ đó, cai án án đó.
④ Tục gọi thứ gì còn thiếu là cai. Như các tồn các cai nói trong cửa hàng, cái ấy còn cái ấy thiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nên, cần phải: Điều cần nói thì nhất định phải nói; Nên nghỉ cái đã; Việc phải như thế;
② Đáng: Đáng đời, đáng kiếp;
③ Ấy, đó: Nơi đó; Vụ án đó;
④ Nợ, thiếu: Tôi nợ anh ấy hai đồng; Các thứ còn và thiếu (trong cửa hàng);
⑤ Như [gai] (bộ ): Tường tận đầy đủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bao gồm. Gồm đủ — Trông nom bao quát công việc — Chức vụ nhỏ trong quân đội thời xưa, trông nom một đơn vị nhỏ.

Từ ghép 10

biều
piáo ㄆㄧㄠˊ

biều

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái bầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một giống bầu. § Cũng gọi là "hồ lô" .
2. (Danh) Đồ đựng rượu hoặc nước, làm bằng vỏ bầu già bổ đôi. Cũng chỉ đồ đựng rượu hoặc nước hình giống trái bầu. ◇ Trang Tử : "Phẫu chi dĩ vi biều, tắc hoạch lạc vô sở dung" , (Tiêu dao du ) Bổ nó ra làm cái bầu thì mảnh vỏ không đựng được vật gì.
3. (Danh) Phiếm chỉ khí cụ làm bằng các loại vỏ dừa, vỏ sò, vỏ ốc... như gáo, môi, muỗng... ◇ Thủy hử truyện : "Nhất cá khách nhân tiện khứ yết khai dũng cái, đâu liễu nhất biều, nã thượng tiện cật" 便, , 便 (Đệ thập lục hồi) Một người khách liền mở nắp thùng, múc một gáo, cầm lên định uống.
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng để đong rượu, nước..., bằng hai "thăng" . ◇ Luận Ngữ : "Hiền tai Hồi dã! Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kì ưu, Hồi dã bất cải kì lạc" ! , , , , (Ung dã ) Hiền thay, anh Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẻm, người khác ưu sầu không chịu nổi cảnh khốn khổ đó, anh Hồi thì vẫn không đổi niềm vui.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bầu, lấy vỏ quả bầu chế ra đồ đựng rượu đựng nước, gọi là biều. Xem chữ hồ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bầu đựng rượu (làm bằng trái bầu);
② Gáo, môi, muôi: Gáo múc nước; Gáo dừa; Muôi xới cơm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bình múc nước, làm bằng quả bầu phơi khô.

Từ ghép 2

bản
bǎn ㄅㄢˇ

bản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bản in
2. lần xuất bản

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ván, tấm gỗ. § Nay viết là "bản" . ◎ Như: "thiền bản" một tấm gỗ được các thiền sinh thời xưa sử dụng.
2. (Danh) Ván gỗ dùng để ghép lại đắp tường thời xưa. ◎ Như: "bản trúc" ván gỗ đắp tường.
3. (Danh) Thẻ gỗ để viết ngày xưa.
4. (Danh) Hộ tịch (sổ kê khai dân số), đồ tịch (bản đồ đất đai quốc gia). ◇ Luận Ngữ : "Thức phụ bản giả" (Hương đảng ) Vịn vào cây ngang ở trước xe cúi chào người mang bản đồ quốc gia và hộ tịch.
5. (Danh) Bản khắc để in. ◎ Như: "mộc bản" bản gỗ khắc để in.
6. (Danh) Sổ sách, thư tịch.
7. (Danh) Cái hốt của các quan cầm tay ngày xưa.
8. (Danh) Số đặc biệt báo chí hay tạp chí. ◎ Như: "quốc tế bản" .
9. (Danh) Bản bổn. § Một tác phẩm có thể có nhiều hình thức kĩ thuật xuất bản khác nhau. ◎ Như: "Tống bản thư" sách bản nhà Tống.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Trang báo chí. (2) Lần xuất bản. ◎ Như: "giá bổn thư dĩ xuất chí thập nhị bản" cuốn sách này đã xuất bản tới mười hai lần.
11. (Danh) Khu thảo luận theo một chủ đề trên trạm Internet. § Cũng viết là "bản" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ván, cùng nghĩa với chữ bản .
② Bản trúc đắp tường.
③ Thủ bản bản khai lí lịch trình với quan trên.
④ Bản đồ bản đồ kê khai số dân và đất đai.
⑤ Sổ sách.
⑥ Cái hốt.
⑦ Tám thước gọi là một bản.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bản để in: Bản kẽm;
② Xuất bản: ) Bản in lần thứ nhất; Tái bản, in lại;
③ Trang: Tin đăng ở trang đầu;
④ Phim chụp ảnh: Sửa phim ảnh;
⑤ Khung gỗ;
⑥ (văn) Ván (dùng như , bộ );
⑦ (văn) Sổ sách;
⑧ (văn) Cái hốt;
⑨ (cũ) Bản (đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 8 thước).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm gỗ mỏng, tấm ván. Như chữ Bản — Tấm gỗ ghép lại để đắp tường. Xem Bản trúc — Chỉ chung sách vở.

Từ ghép 22

pí ㄆㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mỏi mệt, mệt nhọc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mỏi mệt. ◎ Như: "cân bì lực tận" gân cốt mệt nhoài. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thế tôn an lạc, Thiểu bệnh thiểu não, Giáo hóa chúng sanh, Đắc vô bì quyện" , , (Tòng địa dũng xuất phẩm đệ thập ngũ ) Đức Thế Tôn được an vui, Ít bệnh ít phiền não, (để) Giáo hóa chúng sinh, (mà) Được khỏi mệt nhọc.
2. (Tính) Già yếu, suy nhược. ◇ Quản Tử : "Cố sử thiên hạ chư hầu dĩ bì mã khuyển dương vi tệ" 使 (Tiểu Khuông ) Cho nên khiến chư hầu thiên hạ lấy ngựa già yếu, chó, cừu làm tiền.
3. (Tính) Sụt giá, thị trường ế ẩm, yếu kém.
4. (Động) Làm cho nhọc nhằn, lao lụy. ◇ Tả truyện : "Nhi bì dân chi sính" (Thành Công thập lục niên ) Mà mặc tình làm dân khổ nhọc.
5. (Động) Chán nản, chán ngán, cảm thấy mệt mỏi. ◎ Như: "lạc thử bất bì" vui thích làm gì thì không thấy chán nản mệt mỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏi mệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Mệt, mệt mỏi, mỏi mệt, mệt nhoài: Mệt lử, mệt rã người!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt mỏi. Rã rượi.

Từ ghép 6

khôn
kūn ㄎㄨㄣ

khôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắt tóc
2. cây trụi lá

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt tóc (thường dùng về hình phạt). § Ngày xưa có một hình phạt cắt tóc, nhà Hán gọi là "khôn kiềm" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhân trực ngôn xúc ngỗ Lưu Chương, bị Chương khôn kiềm vi đồ lệ, nhân thử đoản phát" , (Đệ lục thập tam hồi) Bởi vì nói thẳng trái ý Lưu Chương, bị Chương bắt gọt đầu làm tội đồ, cho nên tóc ngắn.
2. (Động) Xén trụi cành lá cây.
3. § Cũng viết là "khôn" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gọt đầu, cạo hết tóc. Một hình phạt thời xưa — Cắt đi, xén bớt đi.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.