ca, dát, kiết
gā ㄍㄚ, gá ㄍㄚˊ, gǎ ㄍㄚˇ

ca

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [gă] (bộ ). Xem [ga].

Từ điển Trần Văn Chánh

①【】ca ba [gaba] (thanh) Cốp, răng rắc, tách, đốp, đen đét, tanh tách, nổ giòn. Cv. ;
②【】ca ba [ga ba] (đph) Dính lại, kết lại, khô và đóng chắc lại. Xem [gă].

dát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. một thứ binh khí như mâu
2. gõ bằng gươm giáo

kiết

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tượng thanh) Tiếng kêu của vịt, chim nhạn...
2. (Tượng thanh) Tiếng ngắn mà vang lớn.
3. (Tính) Ngang, chướng (tính tình...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chim hót. Cũng nói: Kiết kiết .
biêm
biān ㄅㄧㄢ

biêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái kim bằng đá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kim bằng đá, ngày xưa dùng để chữa bệnh.
2. (Động) Dùng kim bằng đá châm vào các huyệt đạo để chữa bệnh.
3. (Động) Chữa trị, răn dạy. ◇ Hàn Dũ : "Hựu như tâm trung tật, Châm thạch phi sở biêm" , (Hỉ Hầu Hỉ chí tặng Trương Tịch Trương Triệt 西) Lại như bệnh trong lòng, Kim đá không chữa trị được.
4. (Động) Đâm, chích làm cho đau buốt. ◇ Âu Dương Tu : "Kì khí lật liệt, biêm nhân cơ cốt" , (Thu thanh phú ) Hơi thu lạnh run, chích buốt xương thịt người ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kim bằng đá. Ngày xưa có một khoa chữa bệnh, dùng kim đá tiêm vào da thịt gọi là biêm. Nay mượn dùng làm lời nói bóng về sự khuyên ngăn điều lầm lỗi nhau, như châm biêm can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kim đá (miếng đá nhọn dùng để châm cứu);
② Lể, châm (phương pháp chữa bệnh bằng miếng đá nhọn thời xưa). (Ngr) Buốt (như kim châm): Gió lạnh buốt xương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phiến đá mài nhọn như cái kim — Lấy đầu đá nhọn mà khêu để chữa bệnh. Cũng nói Biêm cứu, hoặc châm cứu — Chỉ sự can răn điều lỗi.

Từ ghép 1

bính, tính
bìng ㄅㄧㄥˋ

bính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bỏ, ruồng đuổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bỏ, vứt, bài trừ. ◎ Như: "bính khí" vứt bỏ. ◇ Phật Quang Đại Từ Điển : "Ư tư tưởng tằng diện nhi ngôn, bính trừ ngữ ngôn văn tự chi cát đằng, kiến lập "tức tâm thị Phật", "bình thường tâm thị đạo" chi tinh thần" , , "", "" (Thiền tông ) Về mặt tư tưởng thì loại bỏ sắn bìm ngôn ngữ văn tự mà kiến lập tinh thần "Tức tâm thị Phật", "Bình thường tâm thị đạo" (Thích Quảng Độ dịch).
2. (Động) § Xem "bính đáng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ, ruồng đuổi.
② Bính đáng thu nhặt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trừ bỏ: Loại bỏ, vứt bỏ, bỏ đi;
② Thu thập: Thu dọn, dọn dẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trừ bỏ đi.

Từ ghép 1

tính

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trừ bỏ: Loại bỏ, vứt bỏ, bỏ đi;
② Thu thập: Thu dọn, dọn dẹp.
giác, giáo
jiào ㄐㄧㄠˋ, jué ㄐㄩㄝˊ

giác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra. Biết rõ — Tìm ra được — Tỉnh dậy, thức dậy. Với nghĩa này đáng lẽ đọc Giáo. Ta quen đọc Giác luôn.

Từ ghép 29

giáo

phồn thể

Từ điển phổ thông

thức dậy, tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỉnh ngủ. Thức dậy. Chẳng hạn Thụy giáo ( ngủ dậy ). Ta quen đọc Giác — Một âm là Giác. Xem Giác.
chử, xử
chǔ ㄔㄨˇ

chử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái chầy, cái chày

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Cái) chày, vồ: Chày cối; Chày tán thuốc;
② (đph) Chọc, cù: Lấy ngón tay cù nó một cái.

xử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái chầy, cái chày

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái chày. ◇ Dịch Kinh : "Đoạn mộc vi xử, quật địa vi cữu" , (Hệ từ hạ ) Bửa gỗ làm chày, đào đất làm cối. § "Xử cữu giao" bạn bè giao hảo không phân biệt sang hèn.
2. (Danh) Một thứ binh khí, hình như cái chày.
3. (Động) Chọc, xỉa. ◎ Như: "nã chỉ đầu xử tha nhất hạ" lấy ngón tay chọc nó một cái.
4. (Động) Đứng ngẩn ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chầy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chày để giã — Cái chày để giặt quần áo thời xưa.

Từ ghép 3

cức
jí ㄐㄧˊ

cức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây gai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây gai, một thứ cây gỗ dắn ruột đỏ nhiều gai. § Cây "cức" hay móc áo người, người đi đường rất sợ, cho nên đường xá hiểm trở gọi là "kinh cức" .
2. (Danh) Vũ khí cán dài. § Thông "kích" .
3. (Danh) § Xem "tam hòe cửu cức" .
4. (Danh) Họ "Cức".
5. (Tính) Khó khăn, nguy khốn. ◇ Thi Kinh : "Duy viết vu sĩ, Khổng cức thả đãi" , (Tiểu nhã , Vũ vô chánh ) Chỉ nói việc đi làm quan, Rất khốn khó và nguy hiểm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây gai, một thứ cây gỗ dắn ruột đỏ nhiều gai, hay móc áo người, người đi đường rất sợ, cho nên đường xá hiểm trở gọi là kinh cức , như kinh thiên cức địa trời đất chông gai, ý nói loạn lạc không chỗ nào yên vậy, sự gì khó làm được cũng gọi là cức thủ . Ðời Ngũ Ðại học trò vào thi hay làm rầm, quan tràng bắt trồng gai kín cả xung quang tràng thi, cấm ra vào ồn ào, nên gọi thi hương thi hội là cức vi .
② Ngày xưa gọi là ba quan công chín quan khanh là tam hòe cửu cức , vì thế đời sau mới gọi các quan to là cức, như cức khanh , cức thự dinh quan khanh, v.v.
③ Kíp, Kinh Thi có câu: Khổng cức thả đãi rất kíp và nguy, vì thế những người đang có tang tự xưng là cức nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gai;
② Cây táo gai;
③ (văn) Quan to: Quan khanh; Dinh quan khanh;
④ (văn) Kíp, gấp: Rất gấp và lại nguy (Thi Kinh); Người đang có tang (đang có việc gấp).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gai của cây.

Từ ghép 11

tiêm, tiềm, tiệm
chán ㄔㄢˊ, jiān ㄐㄧㄢ, jiàn ㄐㄧㄢˋ, qián ㄑㄧㄢˊ

tiêm

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. § Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ngâm, thấm vào: Ngâm trong nước; Tiêm nhiễm;
② Tràn vào, chảy vào: Phía đông tràn vào biển;
③ Dối trá, giả dối: Dối trá. Xem [jiàn].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

tiềm

giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhúng vào nước
2. thấm, tẩm

Từ điển trích dẫn

1. § Giản thể của chữ .

tiệm

giản thể

Từ điển phổ thông

1. dần dần
2. sông Tiệm

Từ điển trích dẫn

1. § Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dần dần, từ từ: Trời đã lạnh dần; Đã tiến bộ dần. 【】tiệm thứ [jiàncì] (văn) Dần dần;【】tiệm tiệm [jiàn jiàn] Dần dần, từ từ, thong thả: Khí trời đã ấm dần; Ngoài đường người qua lại đã ít dần; Tiến dần dần về phía trước (Tấn thư);
② Nặng thêm: Bệnh nặng thêm nhiều (Thượng thư);
③ [Jiàn] Sông Tiệm. Xem [jian].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

yêm
yān ㄧㄢ

yêm

giản thể

Từ điển phổ thông

hoạn, thiến

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thiến, hoạn: Thiến lợn; Gà thiến;
② (văn) Hoạn quan, thái giám;
③ (văn) Khí dương thịnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
thanh
shēng ㄕㄥ

thanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiếng, âm thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng. ◎ Như: "tiếu thanh" tiếng cười, "lôi thanh" tiếng sấm. ◇ Nguyễn Trãi : "Chung tiêu thính vũ thanh" (Thính vũ ) Suốt đêm nghe tiếng mưa.
2. (Danh) Đời xưa chia ra năm thứ tiếng là "cung, thương, giốc, chủy, vũ" , , , , . Âm nhạc cứ noi đấy làm mẫu mực.
3. (Danh) Tiếng người chia ra bốn thứ tiếng là "bình, thượng, khứ, nhập" , , , . Âm chữ cứ noi đấy làm mẫu mực.
4. (Danh) Âm nhạc. ◎ Như: "thanh sắc" âm nhạc và sắc đẹp.
5. (Danh) Lời nói. ◇ Sử Kí : "Thần văn cổ chi quân tử, giao tuyệt bất xuất ác thanh" , (Nhạc Nghị truyện ) Thần nghe bậc quân tử đời xưa, tuyệt giao với ai rồi, không nói ra lời xấu ác (về người đó).
6. (Danh) Tin tức, âm hao. ◇ Hán Thư : "Giới thượng đình trường kí thanh tạ ngã" (Triệu Quảng Hán truyện ) Đình trưởng trong vùng gởi tin đến tạ lỗi với ta.
7. (Danh) Tiếng tăm, danh dự. ◎ Như: "danh thanh đại chấn" tiếng tăm vang dội.
8. (Động) Nêu rõ, tuyên bố. ◎ Như: "thanh minh" nêu rõ việc làm ra, "thanh tội trí thảo" kể tội mà đánh.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng. Nguyễn Trãi : Chung tiêu thính vũ thanh suốt đêm nghe tiếng mưa.
② Ðời xưa chia ra năm thứ tiếng là cung, thương, giốc, chủy, vũ . Âm nhạc cứ noi đấy làm mẫu mực. Còn tiếng người thì chia ra bốn thứ tiếng là bình, thượng, khứ, nhập . Âm chữ cứ noi đấy làm mẫu mực.
③ Âm nhạc, như thanh dong tiếng tăm dáng dấp, thanh sắc tiếng hay sắc đẹp.
④ Lời nói, như trí thanh gửi lời đến.
⑤ Tiếng khen.
⑥ Kể, như thanh tội trí thảo kể tội mà đánh.
⑦ Nêu rõ, như thanh minh nêu rõ việc làm ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiếng, tăm: Nói lớn tiếng; Không tin tức qua lại, biệt tăm;
② Thanh: Bốn thanh; Thanh bằng;
③ Thanh điệu. Xem 調 [diào] nghĩa ④;
④ Tuyên bố, nói rõ, nêu rõ: Tuyên bố, thanh minh; Kể rõ tội mà đánh dẹp;
⑤ Tiếng tăm: Thanh vọng, tiếng tăm, danh dự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng. Tiếng động. Tiếng nói — Tiếng tăm.

Từ ghép 45

tộ
zuò ㄗㄨㄛˋ

tộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngôi vua, triều vua
2. vận nước
3. phúc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phúc khí, vận hạnh. ◇ Thiền Uyển Tập Anh : "Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lí thái bình. Vô vi cư điện các, Xứ xứ tức đao binh" , . 殿, (Pháp Thuận ) Vận nước như dây cuốn, Trời Nam sống thái bình. Rảnh rang trên điện các, Chốn chốn dứt đao binh.
2. (Danh) Ngôi vua. ◎ Như: "đế tộ" ngôi vua. ◇ Ban Cố : "Vãng giả Vương Mãng tác nghịch, Hán tộ trung khuyết" , (Đông đô phú ) Ngày trước Vương Mãng làm phản, ngôi vua Hán nửa chừng suy vi.
3. (Danh) Phúc lành. ◎ Như: "thụ tộ" nhận phúc.
4. (Danh) Năm. ◇ Tào Thực : "Sơ tuế nguyên tộ" (Chánh hội ) Năm mở đầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Lộc, ngôi. Vận nước nối đời thịnh vượng gọi là tộ, như Hán tộ đời nhà Hán.
② Phúc, như thụ tộ chịu phúc.
③ Năm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Phúc: Chịu phúc;
② (cũ) Ngai vàng, ngôi: Ngai vàng của vua; Ngôi nhà Hán;
③ (văn) Năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều phúc. Điều tốt lành trời cho — Tuổi. Năm — Ngôi vị. Ngôi vua. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành: » Duy vạn kỉ chửa dời ngôi bảo tộ «.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.