Từ điển trích dẫn

1. Hiến thân. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Bá Di, Thúc Tề thử nhị sĩ giả, giai xuất thân khí sanh dĩ lập ý" , (Thành liêm ).
2. Thân phận, gia cảnh, lai lịch. ◎ Như: "công nhân xuất thân" .
3. Ra làm quan. ◇ Vương Trọng Văn : "Lão phu nãi Vương Tiêu Nhiên thị dã. Tự xuất thân dĩ lai, cân tùy lang chủ, lũy kiến công" . , , (Cứu hiếu tử , Đệ nhất chiệp).
4. Ra làm việc nào đó. ◇ Từ Vị : "Tòng yêm đa đa tang quá, hoạn nang tiêu tác, nhật cùng nhất nhật, trực lộng đáo ngã nhất cá thân nữ nhi xuất thân vi xướng, truy hoan mại tiếu" , , , , (Túy hương mộng , Đệ nhị xích).
5. Sinh ra. ◇ Kim Bình Mai : "Nguyên lai na tự lí hữu cá đạo trưởng lão, nguyên thị Tây Ấn Độ quốc xuất thân, nhân mộ Trung Quốc thanh hoa, phát tâm yêu đáo thượng phương hành cước" , 西, , (Đệ ngũ thất hồi).
6. Cải giá.
7. Ngày xưa gọi nha hoàn đi lấy chồng là "xuất thân" .
8. Lên đường, đi tới trước. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Dĩ thử giá tha, đồ cá nhật tiền an dật, nhật hậu xuất thân" , , (Mại du lang độc chiếm hoa khôi ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt đầu từ địa vị xã hội nào.

Từ điển trích dẫn

1. Thân thuộc. ◇ Sử Kí : "Toại án tiền sự, khiển lại phân tào trục bộ chư Quán thị chi thuộc, giai đắc khí thị tội" , , (Ngụy Vũ An Hầu truyện ) (Vũ An) bèn xét những việc (Quán Phu) đã làm (trái phép) từ trước, sai quan lại chia nhau lùng bắt thân thuộc họ Quán, và đều đem buộc vào tội "chém đầu bỏ chợ".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung họ hàng.
tào
cáo ㄘㄠˊ

tào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hai bên nguyên bị (trong vụ kiện)
2. nước Tào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa, trong việc tố tụng, bên nguyên và bên bị gọi là "lưỡng tào" . § Nay thông dụng "lưỡng tạo" .
2. (Danh) Thời xưa, quan thự chia ngành hoặc quan chức làm việc, gọi là "tào". ◎ Như: "bộ tào" các bộ quan. ◇ Liêu trai chí dị : "Tịch niệm âm tào chi muội ám vưu thậm vu dương gian" (Tịch Phương Bình ) Tịch nghĩ rằng những chuyện mờ ám của các quan nha dưới cõi âm lại còn tệ hơn ở trên trần thế.
3. (Danh) Bầy, đàn. ◇ Đỗ Phủ : "Ai hồng độc khiếu cầu tào" (Khúc giang tam chương ) Chim hồng lẻ loi đau thương kêu tìm đàn.
4. (Danh) Nhóm, phe. ◇ Lí Thương Ẩn : "Phân tào xạ phúc lạp đăng hồng" (Vô đề ) Chia hai phe chơi trò "xạ phúc" (bắn lại) dưới ánh nến hồng.
5. (Danh) Nước "Tào" thời nhà Chu ngày xưa, nay ở vào khoảng tỉnh Sơn Đông.
6. (Danh) Họ "Tào". ◎ Như: "Tào Tháo" (155-220).
7. (Đại) Lũ, bọn. ◎ Như: "nhĩ tào" lũ mày, chúng mày, "ngã tào" bọn ta. ◇ Nguyễn Dư : "Ngã tào du thử cận bát vạn niên, nam minh dĩ tam dương trần hĩ" , (Từ Thức tiên hôn lục ) Chúng tôi chơi ở chốn này mới tám vạn năm, mà bể Nam đã ba lần tung bụi.
8. (Phó) Cùng nhau, cộng đồng, nhất tề.

Từ điển Thiều Chửu

① Bên nguyên bên bị, nay thông dụng chữ lưỡng tạo .
② Ðối, người đối địch với mình, như phân tào xạ phúc chia đôi cánh bắn lại.
③ Lũ, bọn, như nhĩ tào lũ mày, chúng mày, chúng mày, ngã tào bọn ta.
④ Nha quan, phân chức làm việc gọi là tào, như bộ tào các bộ quan.
⑤ Nước Tào.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bọn, lớp, lứa: Lớp người chúng tôi (ta), bọn chúng ta; Bọn các anh, chúng bây;
② Bầy: Chim muông sợ hãi hề lạc bầy tan chạy (Sở từ);
③ Đôi, cặp, nhóm (trong trò chơi): Chia nhóm cùng tiến lên (Tống Ngọc: Chiêu hồn);
Quan thự chia ngành làm việc thời xưa, nha quan: Ngồi ở nha quan xử lí công việc (Hán thư);
⑤ [Cáo] Nước Tào (một nước chư hầu thời nhà Chu, nay thuộc huyện Định Đào, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc);
⑥ [Cáo] (Họ) Tào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bộ phận của cơ quan triều đình — Bọn. Lũ. Td: Nhữ tào ( bọn bay, chúng mày ) — Họ người.

Từ ghép 6

dụ
tǒu ㄊㄡˇ, yù ㄩˋ

dụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ bảo, hiểu dụ
2. tỏ rõ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lương nãi triệu cố sở tri hào lại, dụ dĩ sở vi khởi đại sự, toại cử Ngô Trung binh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Lương bèn triệu tập hào kiệt và quan lại quen biết cũ, thông báo tại sao khởi nghĩa, rồi trưng dụng quân ở Ngô Trung.
2. (Động) Hiểu rõ. ◇ Tuân Tử : " ngôn đa đáng hĩ, nhi vị dụ dã" , (Nho hiệu ) Lời đó thường đúng, mà chưa hiểu rõ vậy.
3. (Động) Tỏ rõ, biểu minh. ◇ Hoài Nam Tử : "Thôi điệt gian lũ, tích dũng khốc khấp, sở dĩ dụ ai dã" , , (Chủ thuật huấn ) Mặc áo gai đi giày cỏ, đấm ngực nhảy lên khóc lóc, là để biểu thị lòng thương tiếc.
4. (Động) Ví, sánh. ◇ Chiến quốc sách : "Thỉnh dĩ thị dụ, thị triêu tắc mãn, tịch tắc hư, phi triêu ái thị nhi tịch tăng chi dã, cầu tồn cố vãng, vong cố khứ" , 滿, , , , (Tề sách tứ ) Xin lấy chợ để ví dụ, chợ sáng thì đông, chiều thì vắng, không phải vì sáng (người ta) yêu chợ mà chiều ghét chợ, (chỉ vì) còn nhu cầu thì tới, hết nhu cầu thì bỏ đi.
5. (Danh) Lời truyền bảo, chỉ thị (bề trên bảo người dưới). ◎ Như: "thượng dụ" dụ của vua.
6. (Danh) Họ "Dụ".

Từ điển Thiều Chửu

① Bảo, người trên bảo người dưới gọi là dụ. Như thượng dụ dụ của vua.
② Hiểu dụ, tỏ rõ ý nghĩa.
③ Tỏ.
④ Thí dụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dụ, lời truyền bảo, chỉ thị (của bề trên đối với bề dưới): Dụ của vua;
② Truyền xuống bằng dụ, chỉ thị xuống (cấp dưới);
③ (văn) Thí dụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời người trên nói cho người dưới hiểu — Các nghĩa khác dùng như chữ Dụ .

Từ ghép 5

xuất khẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mở miệng nói
2. xuất khẩu

Từ điển trích dẫn

1. Đem hàng hóa chuyển vận ra nước ngoài hoặc bên ngoài. § Cũng nói là "thâu xuất" .
2. Đời Thanh lưu đày người phạm tội ra ngoài quan ải, gọi là "xuất khẩu" . ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Tương lai tha tam nhân đích tội danh, trọng tắc sát đầu, khinh tắc xuất khẩu" , , (Đệ tứ thập bát hồi) Đem ba tên tội phạm lại, nặng thì chém đầu, nhẹ thì đày ra quan ải.
3. Đi ra vùng biên ải.
4. Ra cửa miệng, nói ra. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ vô vị" , (Chương 35) Đạo ra cửa miệng, lạt lẽo vô vị.
5. Lối đi ra, cổng ra. ★ Tương phản: "nhập khẩu" .
6. Thuyền bè đi ra cửa nhánh sông hoặc cửa biển (cảng khẩu). ◇ Văn minh tiểu sử : "Thứ nhật xuất khẩu, phong bình lãng tĩnh, lưỡng nhân bằng lan khán khán hải trung cảnh trí" , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Hôm sau thuyền ra cửa biển, gió yên sóng lặng, hai người dựa lan can ngắm phong cảnh trên biển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Xuất cảng — Nói ra khỏi miệng. Td: Xuất khẩu thành thi ( nói ra khỏi miệng là đã thành thơ rồi, không cần phải suy nghĩ gì, chỉ người giỏi thơ ).

Từ điển trích dẫn

1. Tổ miếu. ◇ Cựu Đường Thư : "Truy tôn Tuyên Hoàng Đế vi Hiến Tổ, phục liệt ư chánh thất" , (Lễ nghi chí ngũ ).
2. Vợ cả, đích thê. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vũ Thôn đích phối hốt nhiễm tật hạ thế, Vũ Thôn tiện tương tha phù tác chánh thất phu nhân" , 便 (Đệ nhị hồi) Vợ cả Vũ Thôn đột ngột mắc bệnh chết, Vũ Thôn đưa nàng (Kiều Hạnh) lên làm chánh thất.
3. Con của vợ cả, đích tử. ◇ Chu Lễ : "Chưởng tam tộc chi biệt dĩ biện thân sơ, chánh thất giai vị chi môn tử" , (Xuân quan , Tiểu tông bá ). § "Trịnh Huyền" chú: "Chánh thất, đích tử dã" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người vợ cả, vợ chính thức.
lãnh
lěng ㄌㄥˇ

lãnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lạnh lẽo
2. lặng lẽ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lạnh, rét. ◎ Như: "kim thiên thiên khí hảo lãnh" hôm nay trời lạnh thật. ◇ Bạch Cư Dị : "Uyên ương ngõa lãnh sương hoa trọng, Phỉ thúy khâm hàn thùy dữ cộng?" , (Trường hận ca ) Ngói uyên ương lạnh mang nặng giọt sương, Chăn phỉ thúy lạnh, cùng ai chung đắp?
2. (Tính) Thờ ơ, dửng dưng. ◇ Vũ Đế : "Tâm thanh lãnh nhược băng" (Tịnh nghiệp phú ) Lòng lãnh đạm như băng giá.
3. (Tính) Thanh nhàn. ◎ Như: "lãnh quan" chức quan nhàn nhã.
4. (Tính) Lặng lẽ, hiu quạnh, tịch mịch. ◎ Như: "lãnh lạc" đìu hiu, "lãnh tĩnh" lặng lẽ. ◇ Lỗ Tấn : "Hựu thì thì khắc khắc cảm trước lãnh lạc" (A Q chánh truyện Q) Lại thường hay cảm thấy hiu quạnh.
5. (Tính) Lạnh lùng, nhạt nhẽo. ◎ Như: "lãnh tiếu" cười nhạt, "lãnh ngữ" lời lạnh nhạt, lời nói đãi bôi.
6. (Tính) Không ai màng đến, ế ẩm. ◎ Như: "lãnh hóa" hàng ế.
7. (Tính) Ngầm, ẩn. ◎ Như: "lãnh tiến" tên bắn lén.
8. (Phó) Đột nhiên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lãnh bất phòng ngoại diện vãng lí nhất xuy, bả Tiết Khoa hách liễu nhất đại khiêu" , (Đệ cửu thập nhất hồi) Bất thình lình ở ngoài có người thổi phụt vào một cái, làm Tiết Khoa giật nẩy người.
9. (Danh) Họ "Lãnh".
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Lạnh.
② Nhạt nhẽo, như lãnh tiếu cười nhạt, lãnh ngữ nói đãi bôi, v.v.
③ Thanh nhàn, như lãnh quan chức quan nhàn, ít bổng.
④ Lặng lẽ, như lãnh lạc đìu hiu, lãnh tĩnh lạnh ngắt, v.v. Lại như nói bàn không tục tĩu gọi là lãnh tuấn . Có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lạnh, rét: Nước lạnh; ? Anh có rét không?
② (đph) Để nguội (thức ăn): Nóng quá, để nguội một chút hãy ăn;
③ Lạnh nhạt, nhạt nhẽo, thờ ơ: "" Anh ấy chỉ buông mộtc câu lạnh nhạt "ừ được";
④ Lặng lẽ, yên tĩnh: Lặng phăng phắc; Đìu hiu;
⑤ Ít thấy, lạ: Ít thấy, ít có;
⑥ Không thiết, không ai màng đến, ế ẩm: Hàng ế;
⑦ Ngầm, trộm: Tên ngầm; Bắn trộm;
⑧ [Lâng] (Họ) Lãnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạnh lẽo — Xa xôi vắng vẻ, ít được biết. Td: Lãnh tự ( chữ ít gặp, ít dùng, ít người biết ) — Một âm là Linh.

Từ ghép 18

thụ
shù ㄕㄨˋ

thụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dựng đứng, chiều dọc
2. nét dọc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dựng đứng. ◎ Như: "thụ can" dựng cột cờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toại ư thành thượng thụ khởi hàng " (Đệ ngũ thập nhị hồi) Bèn dựng cờ hàng trên mặt thành.
2. (Danh) Chiều dọc.
3. (Danh) Tên nét viết dọc trong chữ Hán. § Nét ngang trong chữ Hán gọi là "hoạch" , nét dọc gọi là "thụ" .
4. (Danh) Thằng nhỏ, trẻ hầu trai chưa đến tuổi đội mũ. ◎ Như: "mục thụ" thằng bé chăn trâu, cũng gọi là "mục đồng" . § Vua Tấn Cảnh Công bệnh, nằm mê thấy hai thằng bé con núp ở dưới mạng mỡ, vì thế bây giờ mới gọi bị bệnh là "vi nhị thụ sở khốn" .
5. (Danh) Chức bầy tôi nhỏ ở trong cung. ◎ Như: "nội thụ" quan hầu trong, "bế thụ" quan hầu thân được vua yêu.
6. (Tính) Hèn mọn. ◎ Như: "thụ nho" kẻ học trò hèn mọn.

Từ điển Thiều Chửu

① Dựng đứng, thụ can dựng cột cờ.
② Chiều dọc, nét ngang của chữ gọi là hoạch , nét dọc gọi là thụ .
③ Thằng nhỏ, trẻ hầu trai chưa đến tuổi đội mũ gọi là thụ, như mục thụ thằng bé chăn trâu, cũng gọi là mục đồng . Vua Tấn Cảnh Công ốm, nằm mê thấy hai thằng bé con núp ở dưới mạng mỡ, vì thế bây giờ mới gọi bị bệnh là vi nhị thụ sở khốn .
④ Chức bầy tôi nhỏ ở trong cung, như nội thụ quan hầu trong, bế thụ quan hầu thân được vua yêu.
⑤ Hèn mọn, như thụ nho kẻ học trò hèn mọn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dựng lên: Dựng cái gậy lên; Dựng cột cờ;
② Dọc: Viết dọc;
③ Nét sổ: Chữ thập (trong chữ Hán) là một nét ngang một nét sổ;
④ (văn) Đứa nhỏ, thằng nhỏ, thằng bé: Đứa bé chăn trâu;
⑤ (văn) Chức quan nhỏ trong cung: Quan hầu trong; Quan hầu được vua yêu;
⑥ (văn) Hèn mọn: Kẻ học trò hèn mọn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng thẳng — Dựng lên — Tiếng gọi kẻ chưa trưởng thành. Td: Thụ tử ( đứa trẻ con ).

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Nhìn nghiêng, liếc mắt (có ý khinh thường hoặc không phục).
2. Dòm ngó, nhìn lén, rình chờ (thăm dò động tĩnh, chờ cơ hội ra tay).
3. Xem xét, giám thị. ◇ Tô Triệt : "Tòng quân tây phương, Bễ nghễ lân cảnh; Thủ tham hổ huyệt, Túc tiễn hoang ngạnh" 西, ; , (Đại mao quân châu tế vương quan văn thiều văn ).
4. Tường thấp (trong thành ngày xưa). ◇ Liễu Tông Nguyên : " thượng vi bễ nghễ lương lệ chi hình, bàng xuất bảo ổ, hữu nhược môn yên" , , (Tiểu thạch thành san kí ). § Cũng gọi là "tỉ nghê" , "bì nghê" .
5. Một thứ nghi trượng của vua ngày xưa. ◇ Tống sử : "Bễ nghễ, như hoa cái nhi tiểu" , (Nghi vệ chí lục ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn nghiêng. Nhìn xéo — Dòm ngó.
quy, quý
guī ㄍㄨㄟ, kuì ㄎㄨㄟˋ

quy

phồn thể

Từ điển phổ thông

trở về

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Về, trở về. ◎ Như: "quy quốc" về nước, "quy gia" về nhà.
2. (Động) Trả lại. ◎ Như: "cửu giả bất quy" mượn lâu không trả, "vật quy nguyên chủ" vật trả về chủ cũ.
3. (Động) Đổ, đổ tội. ◎ Như: "quy tội" đổ tội cho người, "tự quy" tự thú tội.
4. (Động) Theo về, nương về. ◇ Sử Kí : "Văn Hán Vương chi năng dụng nhân, cố quy Đại Vương" , (Trần Thừa tướng thế gia ) (Thần) nghe Hán vương bíết dùng người, cho nên về theo Đại Vương.
5. (Động) Con gái đi lấy chồng. ◇ Thi Kinh : "Chi tử vu quy, Bách lạng tương chi" , (Triệu nam , Thước sào ) Cô ấy về nhà chồng, Trăm cỗ xe đưa tiễn.
6. (Động) Đưa làm quà, tặng. § Thông . ◇ Luận Ngữ : "Dương Hóa dục kiến Khổng Tử, Khổng Tử bất kiến, quy Khổng Tử đồn" , , (Dương Hóa ) Dương Hóa muốn gặp Khổng Tử, Khổng Tử không tiếp, y gửi biếu Khổng Tử một con heo sữa.
7. (Động) Góp lại. ◎ Như: "quy tinh" hợp vào, "tổng quy nhất cú thoại" tóm lại một câu.
8. (Giới) Thuộc về, do. ◎ Như: "giá sự bất quy ngã quản" việc đó không do tôi phụ trách.
9. (Phó) Kết cục. ◎ Như: "quy túc" 宿 kết cục. ◇ Hậu Hán Thư : "Tuy giả phù tiếm xưng, quy tương an sở dong tai?" , (Viên Thuật liệt truyện ) Cho dù tiếm xưng danh nghĩa, rốt cuộc sẽ dung thân ở đâu?
10. (Danh) Phép tính chia gọi là "quy pháp" .
11. Một âm là "quý". (Tính) Thẹn, xấu hổ. § Thông "quý" . ◇ Chiến quốc sách : "Diện mục lê hắc, trạng hữu quý sắc" , (Tần sách nhất) Mặt mày xanh xạm, có vẻ xấu hổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Về, như quy quốc về nước.
② Giả (trả) như cửu giả bất quy mượn lâu không giả (trả).
③ Ðưa về, như quy tội đổ tội cho người, có tội tự thú gọi là tự quy .
④ Quy phụ, quy phục.
⑤ Con gái về nhà chồng gọi là vu quy .
⑥ Tính trừ gọi là quy pháp .
⑦ Ðưa làm quà.
⑧ Kết cục, quy túc.
⑨ Thẹn.
⑩ Góp lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Về, trở về, quy: Vinh quy; Hoa kiều về nước (từ nước ngoài về);
② Trả lại, trả về: Mượn lâu không trả; Vật trả về chủ cũ;
③ Dồn lại, dồn vào, quy về: Khác đường nhưng cùng một đích;
④ Thuộc về, do: Mọi việc lặt vặt đều do tổ này phụ trách;
⑤ Đổ, đổ tội (cho người khác);
⑥ Quy phụ, quy phục;
⑦ Đưa làm quà;
⑧ Kết cục. 【宿】quy túc [guisù] Rốt cuộc, kết quả, nơi chốn (gia đình) để trở về, cõi đi về;
⑨ Thẹn;
⑩ Gộp lại;
⑪【】vu quy [yú gui] Xem [yú] nghĩa ⑦ (bộ );
⑫ 【】 quy pháp [guifă] Phép chia, tính chia;
⑬ [Gui] (Họ) Quy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con gái về nhà chồng. Td: Vu quy — Trở về. Td: Sinh kí tử quy ( sống gửi thác về ) — Gom vào một chỗ. Td: Đồng quy — Theo về. Td: Quy hàng — Thú tội — Đàn bà bị chồng đuổi trở về nhà cha mẹ.

Từ ghép 52

quý

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Về, trở về. ◎ Như: "quy quốc" về nước, "quy gia" về nhà.
2. (Động) Trả lại. ◎ Như: "cửu giả bất quy" mượn lâu không trả, "vật quy nguyên chủ" vật trả về chủ cũ.
3. (Động) Đổ, đổ tội. ◎ Như: "quy tội" đổ tội cho người, "tự quy" tự thú tội.
4. (Động) Theo về, nương về. ◇ Sử Kí : "Văn Hán Vương chi năng dụng nhân, cố quy Đại Vương" , (Trần Thừa tướng thế gia ) (Thần) nghe Hán vương bíết dùng người, cho nên về theo Đại Vương.
5. (Động) Con gái đi lấy chồng. ◇ Thi Kinh : "Chi tử vu quy, Bách lạng tương chi" , (Triệu nam , Thước sào ) Cô ấy về nhà chồng, Trăm cỗ xe đưa tiễn.
6. (Động) Đưa làm quà, tặng. § Thông . ◇ Luận Ngữ : "Dương Hóa dục kiến Khổng Tử, Khổng Tử bất kiến, quy Khổng Tử đồn" , , (Dương Hóa ) Dương Hóa muốn gặp Khổng Tử, Khổng Tử không tiếp, y gửi biếu Khổng Tử một con heo sữa.
7. (Động) Góp lại. ◎ Như: "quy tinh" hợp vào, "tổng quy nhất cú thoại" tóm lại một câu.
8. (Giới) Thuộc về, do. ◎ Như: "giá sự bất quy ngã quản" việc đó không do tôi phụ trách.
9. (Phó) Kết cục. ◎ Như: "quy túc" 宿 kết cục. ◇ Hậu Hán Thư : "Tuy giả phù tiếm xưng, quy tương an sở dong tai?" , (Viên Thuật liệt truyện ) Cho dù tiếm xưng danh nghĩa, rốt cuộc sẽ dung thân ở đâu?
10. (Danh) Phép tính chia gọi là "quy pháp" .
11. Một âm là "quý". (Tính) Thẹn, xấu hổ. § Thông "quý" . ◇ Chiến quốc sách : "Diện mục lê hắc, trạng hữu quý sắc" , (Tần sách nhất) Mặt mày xanh xạm, có vẻ xấu hổ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.