đáo, đảo
dǎo ㄉㄠˇ, dào ㄉㄠˋ

đáo

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái ngược. Không thuận — Một âm là Đảo. Xem Đảo.

đảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lật ngược, đổ, ngã
2. đổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngã, đổ, té. ◎ Như: "thụ đảo liễu" cây đổ rồi.
2. (Động) Lật đổ, sụp đổ. ◎ Như: "đảo các" lật đổ nội các, "đảo bế" phá sản.
3. (Động) Áp đảo.
4. (Động) Xoay mình, hạ người xuống. ◎ Như: "đảo thân hạ bái" sụp mình làm lễ.
5. (Động) Nằm thẳng cẳng, nằm dài ra, nằm dang tay chân. ◇ Thủy hử truyện : "Na Diêm Bà Tích đảo tại sàng thượng, đối trước trản cô đăng, chánh tại một khả tầm tư xứ, chỉ đẳng giá Tiểu Trương Tam" , , , (Đệ nhị thập nhất hồi) Diêm Bà Tích nằm dài trên giường, đối diện với đĩa đèn, đang mơ mơ màng màng, chỉ trông chờ Tiểu Trương Tam đến.
6. (Động) Khàn (tiếng). ◎ Như: "tha đích tảng tử đảo liễu" giọng anh ấy đã khàn rồi.
7. (Động) Nhượng lại, để lại, bán lại (cửa hàng, tiệm buôn). ◎ Như: "tương phố tử đảo xuất khứ" đem cửa hàng để lại cho người khác.
8. (Động) Đổi, hoán. ◎ Như: "đảo thủ" đổi tay.
9. (Động) Lộn, ngược. ◎ Như: "đảo số đệ nhất" hạng nhất đếm ngược từ cuối lên, "khoái tử nã đảo liễu" cầm đũa ngược, "đảo huyền" treo lộn ngược lên. ◇ Trần Nhân Tông : "Họa kiều đảo ảnh trám khê hoành" (Vũ Lâm thu vãn ) Chiếc cầu chạm vẽ (phản chiếu) ngược bóng, vắt ngang dòng suối.
10. (Động) Rót ra, đổ ra. ◎ Như: "đảo trà thủy" rót nước trà, "đảo lạp ngập" dốc bụi ra.
11. (Động) Lùi, lui. ◎ Như: "đảo xa" lui xe, "đảo thối" 退 lùi lại.
12. (Động) Quay lại, trả lại, thối lại. ◎ Như: "đảo trảo lục giác tiền" thối lại sáu hào.
13. (Tính) Sai lạc. ◎ Như: "đảo kiến" kiến thức không đúng. § Thế gian không có gì là thường mà cho là thường mãi, thế là "đảo kiến".
14. (Phó) Trái lại, ngược lại, lại. ◎ Như: "bổn tưởng tiết ước, bất liệu đảo đa hoa liễu tiền" , vốn định tiết kiệm, không ngờ lại tiêu tiền nhiều hơn.
15. (Phó) Nhưng mà, tuy là. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ đảo thuyết thuyết, ngã hoàn yêu chẩm ma lưu nhĩ? Ngã tự kỉ dã nan thuyết liễu" , ? (Đệ thập cửu hồi) Nhưng như chị nói, thì tôi giữ chị lại làm sao được? Chính tôi cũng chẳng biết nói thế nào nữa.
16. (Phó) Cũng, tuy cũng. § Thường thêm theo sau "chỉ thị" , "tựu thị" ..., biểu thị ý nhượng bộ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hình thể đảo dã thị cá linh vật liễu, chỉ thị một hữu thật tại đích hảo xứ" , (Đệ nhất hồi) Coi hình dáng ngươi thì tuy cũng là vật báu đây, chỉ hiềm một nỗi không có giá trị thực.
17. (Phó) Tỏ ý hỏi gặn, trách móc hoặc thúc giục. ◎ Như: "nhĩ đảo khứ bất khứ nha?" mi có đi hay không đi đây?
18. (Phó) Lại càng, rất là. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phụng Thư khán Tập Nhân đầu thượng đái trước kỉ chi kim thoa châu xuyến, đảo hoa lệ" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Phượng Thư thấy trên đầu Tập Nhân cài mấy cành thoa vàng giắt hạt châu, lại càng đẹp lộng lẫy.
19. (Phó) Coi bộ, tưởng như (nhưng không phải như thế). ◎ Như: "nhĩ thuyết đắc đảo dong dịch, tố khởi lai khả nan lạp" , anh nói coi bộ dễ dàng, nhưng làm thì khó đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngã.
② Lộn, như đảo huyền treo lộn ngược lên.
③ Kiến thức không đúng gọi là đảo kiến , như thế gian không có gì là thường mà cho là thường mãi, thế là đảo kiến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngược, đảo ngược: Hạng nhất đếm ngược từ cuối lên; Cầm đũa ngược;
② Lùi, lui: Cho xe lùi lại một tí;
③ Rót, đổ bỏ, hắt đi, dốc ra: Rót một cốc nước uống; Đổ rác; Dốc kẹo ở trong túi ra;
④ Lộn lại, quay lại, trả lại, thối lại: Thối lại 6 hào;
⑤ (pht) a. Lại, trái lại còn (chỉ kết quả ngược lại): Từ sai lầm rút ra bài học kinh nghiệm thì việc xấu lại trở thành việc tốt; Vốn định tiết kiệm, không ngờ lại tiêu tiền nhiều hơn; b. Coi bộ (nhưng không phải vậy, mà có ý trái lại): ! Anh nói nghe dễ quá, nhưng làm thì khó đấy; c. Tuy là (biểu thị ý nhượng bộ): 西 Hàng thì tốt đấy, nhưng giá cũng khá đắt; d. Có... không nào (tỏ ý thúc giục hoặc hỏi gạn và hơi bực): ! Sao anh chẳng nói năng gì cả!; ! Chú em có đi hay không nào! Xem [dăo].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đổ, ngã, té: Cây đổ rồi; Vấp ngã;
② Lật đổ, sụp đổ: Lật đổ nội các; Nội các (sụp) đổ rồi;
③ (Giọng) khàn: Giọng anh ấy đã khàn rồi;
④ Đổi: Đổi vai;
⑤ Xoay (người): Chỗ chật hẹp quá, không xoay mình được;
⑥ Nhường lại, để lại, bán lại: Cửa hàng đã để lại cho người khác rồi. Xem [dào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngã xuống — Đánh ngã — Ngược lại. Một âm là Đáo. Xem Đáo.

Từ ghép 30

Từ điển trích dẫn

1. Trong câu thơ "Tăng xao nguyệt hạ môn" Sư gõ cửa dưới trăng, trước "Giả Đảo" định dùng chữ "thôi" , đến khi hỏi "Hàn Dũ" bảo nên dùng chữ "xao" hay hơn. Nay ta nói làm việc gì phải suy nghĩ châm chước cho kĩ là "thôi xao" là vì cớ ấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẩy và gõ. Chỉ sự gò gẫm lựa chọn từng chữ trong việc làm thơ.
lương, lường, lượng
liáng ㄌㄧㄤˊ, liàng ㄌㄧㄤˋ

lương

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ đong, khí cụ để đong vật thể, như "đấu" , "hộc" , v.v.
2. (Danh) Sức chứa, khả năng chịu đựng, hạn độ bao dung. ◎ Như: "độ lượng" , "cục lượng" , "khí lượng" đều chỉ tấm lòng rộng chứa, khả năng bao dung.
3. (Danh) Số mục, số lượng. ◎ Như: "hàm lượng" số lượng chứa, "lưu lượng" số lượng chảy, "trọng lượng" số lượng nặng, "giáng vũ lượng" số lượng mưa xuống.
4. Một âm là "lương". (Động) Cân nhắc, thẩm độ, thẩm định, định liệu. ◎ Như: "thương lương" toan lường, "lương lực nhi hành" liệu sức mà làm. § Ghi chú: Ta quen đọc là "lượng".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ đong. Các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả.
② Bao dung, tấm lòng rộng rãi bao dung được gọi là lượng. Như độ lượng , cục lượng , v.v.
③ Một âm là lương. Cân nhắc, cân xem nặng hay nhẹ đo xem dài hay ngắn đều gọi là lương. Vì thế nên châm chước sự khinh hay trọng gọi là thương lương toan lường.
④ Liệu lường. Như lương lực nhi hành liệu sức mà làm. Có khi đọc là lượng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đong, đo. Ta quen đọc Lượng. Một âm khác là Lượng, xem Lượng.

lường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đong, đo
2. bao dung
3. khả năng, dung lượng

lượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đong, đo
2. bao dung
3. khả năng, dung lượng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ đong, khí cụ để đong vật thể, như "đấu" , "hộc" , v.v.
2. (Danh) Sức chứa, khả năng chịu đựng, hạn độ bao dung. ◎ Như: "độ lượng" , "cục lượng" , "khí lượng" đều chỉ tấm lòng rộng chứa, khả năng bao dung.
3. (Danh) Số mục, số lượng. ◎ Như: "hàm lượng" số lượng chứa, "lưu lượng" số lượng chảy, "trọng lượng" số lượng nặng, "giáng vũ lượng" số lượng mưa xuống.
4. Một âm là "lương". (Động) Cân nhắc, thẩm độ, thẩm định, định liệu. ◎ Như: "thương lương" toan lường, "lương lực nhi hành" liệu sức mà làm. § Ghi chú: Ta quen đọc là "lượng".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ đong. Các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả.
② Bao dung, tấm lòng rộng rãi bao dung được gọi là lượng. Như độ lượng , cục lượng , v.v.
③ Một âm là lương. Cân nhắc, cân xem nặng hay nhẹ đo xem dài hay ngắn đều gọi là lương. Vì thế nên châm chước sự khinh hay trọng gọi là thương lương toan lường.
④ Liệu lường. Như lương lực nhi hành liệu sức mà làm. Có khi đọc là lượng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đo, đong, thử: Đo đất; Đo vóc người; Đo nhiệt độ cơ thể; Lấy thước đo vải; Lấy đấu đong gạo;
② Suy xét: Xem xét; Suy tính. Xem [liàng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Dụng cụ đong lường (như: đấu, thăng v.v.);
② Sức chứa đựng, khả năng chịu đựng: Tửu lượng (khả năng uống rượu); Nó ăn khỏe; Độ lượng;
③ (Số) lượng: Lưu lượng; Lượng mưa; Sản xuất hàng loạt; Coi trọng cả chất và lượng;
④ Lượng, lường, liệu, tùy: Lường thu để chi; Tùy tài mà sử dụng. Xem [liáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại đấu lớn thời xưa để đong thóc gạo — Đo. Đong ( với nghĩa này, đáng lẽ đọc Lương, ta vẫn quen đọc Lượng luôn ) — Sức chứa đựng — Chỉ lòng dạ rộng rãi, bao dung được người khác. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trót lòng gây việc chông gai, còn trông lượng bể thương bài nào chăng «.

Từ ghép 35

hức, quắc
guó ㄍㄨㄛˊ, xù ㄒㄩˋ

hức

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngày xưa, cắt được cái tai bên trái của quân địch đem về dâng công gọi là "quắc" .
2. (Động) Cắt đứt. ◇ Ngụy Thu : "Quắc nhĩ tiệt tị" (Vi Hầu Cảnh bạn di Lương triều văn ) Cắt tai xẻo mũi.
3. (Động) Giết, tiêu diệt. ◇ Đường Dần : "Tru long xà dĩ an giang lưu, quắc mị si dĩ định dân sanh" , (Hứa tinh dương thiết trụ kí ) Giết rồng rắn để yên lặng dòng sông, trừ yêu quái cho yên ổn dân sinh.
4. (Danh) Tai trái bị cắt ra.
5. (Danh) Chỉ tù binh.
6. Một âm là "hức". (Danh) Mặt mày. ◇ Trang Tử : "Cảo hạng hoàng hức" (Liệt ngự khấu ) Cổ gầy ngẳng mặt vàng võ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhức đầu — Một âm là Quắc.

quắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tai đã cắt ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngày xưa, cắt được cái tai bên trái của quân địch đem về dâng công gọi là "quắc" .
2. (Động) Cắt đứt. ◇ Ngụy Thu : "Quắc nhĩ tiệt tị" (Vi Hầu Cảnh bạn di Lương triều văn ) Cắt tai xẻo mũi.
3. (Động) Giết, tiêu diệt. ◇ Đường Dần : "Tru long xà dĩ an giang lưu, quắc mị si dĩ định dân sanh" , (Hứa tinh dương thiết trụ kí ) Giết rồng rắn để yên lặng dòng sông, trừ yêu quái cho yên ổn dân sinh.
4. (Danh) Tai trái bị cắt ra.
5. (Danh) Chỉ tù binh.
6. Một âm là "hức". (Danh) Mặt mày. ◇ Trang Tử : "Cảo hạng hoàng hức" (Liệt ngự khấu ) Cổ gầy ngẳng mặt vàng võ.

Từ điển Thiều Chửu

① Tai đã cắt ra, giết được giặc mà đem cái tai bên tay trái về trình gọi là quắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tính số quân địch bị giết dựa vào số tai đã cắt được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xẻo tai.
lạp
lì ㄌㄧˋ

lạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạt gạo, hạt thóc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hạt gạo. ◇ Liệt Tử : "Phẫu lạp vi nhị, dẫn doanh xa chi ngư" , (Thang vấn ) Bổ hạt gạo làm mồi, câu được cá đầy xe.
2. (Danh) Hột, viên. ◎ Như: "sa lạp" hạt cát, "diêm lạp" hột muối.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng chỉ viên, hạt, hột, v.v. ◎ Như: "lưỡng lạp dược hoàn" hai viên thuốc.
4. (Động) Ăn gạo. ◇ Thư Kinh : "Chưng dân nãi lạp, vạn bang tác nghệ" , (Ích tắc ) Dân chúng ăn gạo, muôn nước yên định.

Từ điển Thiều Chửu

① Hạt gạo, hạt lúa, vật gì nhỏ mà rời từng hạt đều gọi là lạp.
② Ăn gạo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạt: Hạt đậu; Hạt muối;
② (loại) Viên, hạt: Một hạt gạo; Ba viên đạn;
③ (văn) Ăn gạo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạt gạo — Viên nhỏ. Hạt nhỏ.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Người cầm đầu, thủ lĩnh, đầu sỏ. § Cũng như "thủ não" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Mạnh Hoạch nãi nam Man cừ khôi, kim hạnh bị cầm, nam phương tiện định; thừa tướng hà cố phóng chi?" , , 便; ? (Đệ bát thập bát hồi) Mạnh Hoạch là đầu sỏ ở nam Man, nay bắt được hắn, phương nam yên ổn; sao thừa tướng (chỉ Khổng Minh) lại tha hắn về?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đứng đầu. Người giỏi nhất — Ta còn hiểu là tài giỏi.
nhĩ
ěr ㄦˇ, nǐ ㄋㄧˇ

nhĩ

giản thể

Từ điển phổ thông

vậy (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. Như chữ "nhĩ" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mày, ngươi: Bọn mày. 【】 nhĩ nhữ [ârrư] (văn) a. Biểu thị sự thân ái: Nễ Hành và Khổng Dung chơi thân với nhau (Văn sĩ truyện); b. Biểu thị ý khinh thường: Nếu người ta không chịu bị khinh thường, thì không đi đâu mà không làm điều nghĩa (Mạnh tử);
② Ấy, đó, cái đó, điều đó: Hồi (lúc, khi) ấy; Chỗ ấy, nơi ấy; ? Phu tử vì sao khen ngợi việc đó? (Lễ kí). 【】nhĩ hậu [ârhòu] (văn) Từ nay về sau, về sau, sau đó;
③ Thế, như thế: Chỉ thế mà thôi; Tuy khô héo như thế, vẫn giữ được nét rực rỡ (Vương Thế Trinh: Thi bình); Chàng như thế mà thiếp cũng như thế (Ngọc đài tân vịnh);
④ Trợ từ cuối câu biểu thị ý khẳng định: Dẹp yên nước Sở, như trở bàn tay vậy (Tuân tử);
⑤ Trợ từ cuối câu biểu thị ý nghi vấn hoặc phản vấn: ? Bệnh gì thế? (Công Dương truyện);
⑥ Vâng, ừ, phải (dùng độc lập trong câu, biểu thị sự đồng ý);
⑦ Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ (tương đương như , nghĩa ⑦, bộ ): Tử Lộ bộp chộp trả lời (Luận ngữ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Tâm hướng về Giác ngộ, một trong những thuật ngữ quan trọng của Ðại thừa. Theo cách định nghĩa của Phật giáo Tây Tạng thì "Bồ-đề tâm" có hai dạng, tương đối và tuyệt đối. Bồ đề tâm tuyệt đối chính là sự chứng ngộ được tính "Không" của mọi hiện tượng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ tấm lòng cầu mong được trở thành đại giác.
quyền
quán ㄑㄩㄢˊ

quyền

giản thể

Từ điển phổ thông

1. quả cân
2. quyền lợi

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quyền, quyền bính, quyền lực, quyền hạn: Quyền định đoạt; Quyền sở hữu;
② (văn) Quả cân;
③ (văn) Xương gò má;
④ Tạm thời, tạm cứ, cứ: Tạm thời để anh ấy phụ trách; Tạm cứ như thế; Nếu làm theo kế đó, thì chỉ tạm cứu đói mà thôi (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Xử trí linh hoạt: Biến đổi linh hoạt, ứng biến, quyền biến;
⑥ Cân nhắc: Cân nhắc hơn thiệt;
⑦ [Quán] (Họ) Quyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 13

án
àn ㄚㄋˋ

án

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái bàn dài
2. bản án

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái mâm gỗ ngày xưa, có chân ngắn, dùng để đựng thức ăn. ◇ Hậu Hán Thư : "Mỗi quy, thê vi cụ thực, bất cảm ư Hồng tiền ngưỡng thị, cử án tề mi" , , , (Lương Hồng truyện ) Mỗi khi về, vợ làm sẵn cơm, không dám ngẩng nhìn Lương Hồng, dâng mâm ngang mày.
2. (Danh) Cái bàn dài. ◎ Như: "phục án" cúi đầu trên bàn, chỉ sự chăm học, "án thư" bàn để sách, để đọc sách.
3. (Danh) Sự kiện liên hệ tới pháp luật hoặc chính trị. ◎ Như: "ngũ tam thảm án" vụ thảm sát ngày 3 tháng 5.
4. (Danh) Văn thư, thể lệ, các bản kiện tụng đã quyết định xong. ◎ Như: "công án" , "án bản" .
5. (Danh) Hồ sơ. ◎ Như: "đề án" hồ sơ đề nghị kế hoạch, "thảo án" hồ sơ dự thảo kế hoạch.
6. (Động) Đè lên. § Thông "án" . ◇ Sử Kí : "Tịch Phúc khởi vi tạ, án Quán Phu hạng, lệnh tạ" , , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Tịch Phúc đứng dậy xin lỗi, đè lên gáy Quán Phu, bắt tạ tội. § Ghi chú: Tịch Phúc ép buộc Quán Phu phải tạ tội với Vũ An Hầu.
7. (Động) Khảo xét, khảo tra. § Thông "án" . ◇ Chiến quốc sách : "Thần thiết dĩ thiên hạ địa đồ án chi, chư hầu chi địa, ngũ bội ư Tần" , , (Triệu sách nhị ) Thần trộm đem địa đồ trong thiên hạ ra xét, đất của chư hầu rộng gấp năm lần Tần.
8. (Động) Chiếu theo, y chiếu. § Thông "án" . ◇ Hàn Phi Tử : "Án pháp nhi trị quan" (Cô phẫn ) Theo phép tắc mà cai trị.
9. (Động) Cầm vững. § Thông "án" . ◎ Như: "án kiếm" cầm vững gươm.
10. (Liên) Bèn, nhân đó. ◇ Tuân Tử : "Cố tiên vương án vi chi chế lễ nghĩa dĩ phân chi, sử hữu quý tiện chi đẳng" , 使 (Vinh nhục ) Cho nên các vua trước bèn chia ra phép tắc lễ nghĩa, khiến cho có bậc sang hoặc hèn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bàn.
② Cái mâm.
③ Khảo xét, làm sách tự phát biểu ý kiến mình ra cũng gọi là án.
④ Các bản thể lệ nhà nước định lại lệ cũ hay các bản kiện tụng đã quyết rồi đều gọi là án, như công án , án bản , v.v.
⑤ Cầm vững, như án kiếm cầm vững gươm.
⑥ Lần lượt, như án đổ như cố vẫn lần lượt yên như cũ, từ nghĩa thứ ba trở xuống cùng một nghĩa như chữ án .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Án, cái bàn dài;
② Hồ sơ: Lập hồ sơ; Có hồ sơ để tra cứu;
③ Án, vụ, vụ án: Đề án, dự thảo nghị quyết; (sử) Vụ thảm sát ngày 30 tháng 5 (Trung Quốc, năm 1925);
④ (cũ) Khay;
⑤ Như [àn] nghĩa ⑤.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại bàn cao — Xem xét. Cũng như chữ Án .

Từ ghép 40

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.