bất chính

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Không ngay thẳng, không đoan chính, nghiêng lệch. ◎ Như: "tâm thuật bất chánh" tâm địa không ngay thẳng.
2. Chính trị hỗn loạn. § Cũng như "vô chánh" .
3. Không chuẩn xác. ◇ Lí Bạch : "Thanh đại họa mi hồng cẩm ngoa, Đạo tự bất chánh kiều xướng ca" , (Thanh san độc chước ) Lông mày kẻ phấn xanh, giày ủng thêu gấm đỏ, Nói chữ không chuẩn nhưng hát rất hay.
4. Không thuần, pha tạp. ◇ Lang Anh : "Dư dĩ nhị tửu tương hòa vị thả bất chánh, kiêm chi thạch hôi khổ liệt, hà hảo chi hữu?" , , ? (Thất tu loại cảo 稿, Biện chứng cửu , Điềm tửu hôi tửu ).
5. Không đánh thuế, không trưng thuế. § Thông "chinh" . ◇ Quản Tử : "Quan cơ nhi bất chinh, thị chánh nhi bất bố" , (Giới ) Kiểm tra các cửa quan nhưng không trưng thuế, thị trường quan lại xét hỏi nhưng không thu tiền.
trinh
zhēn ㄓㄣ, zhēng ㄓㄥ

trinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái cột góc tường
2. cội, gốc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột gỗ đóng làm cốt hai đầu tường.
2. (Danh) Cỗi gốc, trụ cột, cơ sở. ◎ Như: "quốc chi trinh cán" người làm căn bản cho nhà nước.
3. (Danh) Cây "trinh", thuộc họ mộc tê, thân cao, lá tròn, hoa trắng, trái đen hình bầu dục dùng làm thuốc, gỗ dùng đóng thuyền.

Từ điển Thiều Chửu

① Trinh cán cái cột góc tường. Trước khi xây tường, đóng cọc làm cốt cho vững rồi mới xây, gọi là trinh.
② Cỗi gốc, như quốc chi trinh cán người làm căn bản cho nhà nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cọc (đóng để xây tường thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gỗ cứng — Tên người, tức Chu Mạnh Trinh, danh sĩ đời Nguyễn, người làng Phú Thị huyện Đông Yên tỉnh Hưng Yên, đậu tiến sĩ năm 1892, niên hiệu Thành Thái thứ tư, làm quan tới chức Án sát. Tác phẩm có Thanh Tâm Tài Nhân thi tập và các bài Hương Sơn nhật trình ca, Hương Sơn phong cảnh ca.

Từ điển trích dẫn

1. Ở chỗ khác biệt. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Đồng gia quá hoạt, bất tằng phân cư" , (Quyển tam thập tam) Cùng một nhà sinh sống, chưa từng ở chỗ khác.
2. Chia gia sản, mỗi người ra sống riêng. ◇ Lão Xá : "Ngã môn ca nhi lưỡng phân cư lánh quá, thùy dã bất quản thùy đích sự" , (Tứ thế đồng đường , Tứ lục ) Nhưng mà hai anh em chúng tôi đã chia nhau ra sống riêng rồi, ai lo phận nấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở riêng ra.
diệc
yì ㄧˋ

diệc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cũng, lại

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cũng, cũng là. ◎ Như: "trị diệc tiến, loạn diệc tiến" trị cũng tiến lên, loạn cũng tiến lên. ◇ Lí Thương Ẩn : "Tương kiến thì nan biệt diệc nan" (Vô đề kì tứ ) Gặp gỡ nhau khó, chia lìa nhau cũng khó.
2. (Phó) Lại. § Tương đương với "hựu" . ◎ Như: "diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ" lại cũng có lấy lợi nước ta ư?
3. (Phó) Chỉ có, chỉ, chẳng qua. ◇ Đỗ Phủ : "Giang hồ hậu diêu lạc, Diệc khủng tuế tha đà" , (Kiêm gia ) Rồi khi tàn tạ linh lạc ở sông hồ, Chỉ là sợ cho năm tháng lần lữa.
4. (Phó) Đã, rồi. § Tương đương với "dĩ kinh" . ◇ Đỗ Phủ : "Thảo lộ diệc đa thấp, Chu ti nhưng vị thu" , (Độc lập ) Sương móc trên cỏ đã ẩm ướt nhiều rồi, Nhưng tơ nhện vẫn chưa rút về.
5. (Phó) Suy cho cùng, rốt cuộc. § Tương đương với "tất cánh" .
6. (Liên) Dù cho, tuy nhiên. ◇ Đỗ Phủ : "Họa sư diệc vô số, Hảo thủ bất khả ngộ" , (Phụng tiên lưu thiếu phủ tân họa san thủy chướng ca ) Họa sư mặc dù đông vô số, Tay giỏi không thể gặp.
7. (Trợ) Đặt ở giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí.
8. (Tính) Tích lũy, chồng chất, nhiều đời. § Thông "dịch" . ◎ Như: "diệc thế" nhiều đời, lũy thế.
9. (Danh) Họ "Diệc".

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng, tiếng giúp lời nói, như trị diệc tiến, loạn diệc tiến trị cũng tiến lên, loạn cũng tiến lên.
② Lại, lời trợ ngữ, như diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ lại cũng có lấy lợi nước ta ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cũng, cũng là: Cò cũng là một trong những loài có lông vũ (Thơ Nguyễn Công Trứ); , 退 Thế thì tiến cũng lo, thoái cũng lo (Phạm Trọng Yểm: Nhạc Dương lâu kí)
② Trợ từ đầu câu, để tạo sự hài hòa cân xứng cho câu: Ô! Hành vi của người ta có chín đức (Thượng thư); , Đã trông thấy rồi, đã được gặp rồi (người quân tử) (Thi Kinh: Thiệu Nam, Thảo trùng);
③ Trợ từ giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí: Ta vụng tính (Thượng thư: Bàn Canh thượng); ? Thái tử ra sao? (Hàn Phi tử);
④ [Yì] (Họ) Diệc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lại. Lại nữa — Cũng — Cái nách. Dùng như chữ Dịch .

Từ ghép 4

bí, bỉ, phí, phất, phỉ
bì ㄅㄧˋ, fèi ㄈㄟˋ

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Ấp Bí (thời Xuân thu, Trung Quốc, nay thuộc huyện Bí ở tỉnh Sơn Đông).

bỉ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tiêu tiền. ◎ Như: "hoa phí" tiêu tiền.
2. (Động) Mất, hao tổn. ◎ Như: "phí lực" hao sức. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tào binh thập thất vạn, nhật phí lương thực hạo đại" , (Đệ thập thất hồi) Quân Tào (Tháo) mười bảy vạn, mỗi ngày lương thực tốn rất nhiều.
3. (Động) Lãng phí, hoang phí. ◎ Như: "phí tiền" hoang phí tiền, "phí thì" lãng phí thì giờ.
4. (Tính) Phiền toái, phiền phức, phiền hà. ◎ Như: "phí sự" chuyện rầy rà. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược thải trí biệt xứ địa phương khứ, na canh phí sự, thả đảo bất thành thể thống" , , (Đệ thập lục hồi) Nếu chọn nơi khác, lại thêm phiền toái, mà chưa chắc đã ra thể thống gì.
5. (Danh) Tiền tiêu dùng. ◎ Như: "kinh phí" món tiêu dùng. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã đẳng minh nhật hạ san, đãn đắc đa thiểu, tận tống dữ ca ca tác lộ phí" , , (Đệ ngũ hồi) Chúng em ngày mai xuống núi, kiếm được bao nhiêu, xin biếu anh hết để làm lộ phí.
6. (Danh) Họ "Phí".
7. Một âm là "bỉ". (Danh) Tên một ấp của nước "Lỗ" về đời Xuân Thu.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiêu phí.
② Kinh phí món tiêu dùng.
③ Phiền phí, tiêu dùng quá độ gọi là phí.
④ Hao tổn, như phí lực hao sức.
⑤ Một âm là bỉ, tên một ấp của nước Lỗ về đời Xuân Thu.

phí

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chi phí, lệ phí, tiêu phí
2. phí phạm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tiêu tiền. ◎ Như: "hoa phí" tiêu tiền.
2. (Động) Mất, hao tổn. ◎ Như: "phí lực" hao sức. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tào binh thập thất vạn, nhật phí lương thực hạo đại" , (Đệ thập thất hồi) Quân Tào (Tháo) mười bảy vạn, mỗi ngày lương thực tốn rất nhiều.
3. (Động) Lãng phí, hoang phí. ◎ Như: "phí tiền" hoang phí tiền, "phí thì" lãng phí thì giờ.
4. (Tính) Phiền toái, phiền phức, phiền hà. ◎ Như: "phí sự" chuyện rầy rà. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược thải trí biệt xứ địa phương khứ, na canh phí sự, thả đảo bất thành thể thống" , , (Đệ thập lục hồi) Nếu chọn nơi khác, lại thêm phiền toái, mà chưa chắc đã ra thể thống gì.
5. (Danh) Tiền tiêu dùng. ◎ Như: "kinh phí" món tiêu dùng. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã đẳng minh nhật hạ san, đãn đắc đa thiểu, tận tống dữ ca ca tác lộ phí" , , (Đệ ngũ hồi) Chúng em ngày mai xuống núi, kiếm được bao nhiêu, xin biếu anh hết để làm lộ phí.
6. (Danh) Họ "Phí".
7. Một âm là "bỉ". (Danh) Tên một ấp của nước "Lỗ" về đời Xuân Thu.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiêu phí.
② Kinh phí món tiêu dùng.
③ Phiền phí, tiêu dùng quá độ gọi là phí.
④ Hao tổn, như phí lực hao sức.
⑤ Một âm là bỉ, tên một ấp của nước Lỗ về đời Xuân Thu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Tiền) chi phí, phí tổn: Tiền điện tiền nước; Tiền thuốc men chữa bệnh; Khỏi phải trả tiền;
② Tiêu phí, tiêu tốn, chi tiêu;
③ Chi tiêu quá độ, lãng phí, hoang phí;
④ Tốn (công, sức): Tốn mất nửa ngày mới làm xong;
⑤ [Fèi] (Họ) Phí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiêu dùng — Số tiền tiêu dùng — Hao tốn tiền của — Ta còn hiểu là dùng quá độ, không tiếc.

Từ ghép 39

phất

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm ngược lại.Ngang ngược — Cũng dùng như chữ Phất — Các âm khác là Bí, Phí, Phỉ. Xem các âm này.

phỉ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Các âm khác là Bí, Phất, Phí. Xem các âm này.
cáo, cảo, hạo
hào ㄏㄠˋ, huī ㄏㄨㄟ

cáo

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm khác là Hạo.

cảo

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

hạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trắng
2. sạch sẽ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trắng. ◎ Như: "hạo phát" tóc trắng. ◇ Đỗ Phủ : "Minh mâu hạo xỉ kim hà tại" (Ai giang đầu ) (Người đẹp) mắt sáng, răng trắng, bây giờ ở đâu?
2. (Tính) Sáng. ◎ Như: "hạo nguyệt" trăng sáng. ◇ Đỗ Mục : "Hàn quang thùy tĩnh dạ, Hạo thải mãn trùng thành" , 滿 (Trường An dạ nguyệt ).
3. (Danh) Mượn chỉ ông già; người già tóc trắng. ◇ Lí Bạch : "Tống nhĩ Trường Giang vạn lí tâm, Tha niên lai phỏng Nam San hạo" , (Kim Lăng ca tống biệt Phạm Tuyên ).
4. (Danh) Họ "Hạo".
5. (Động) Chiếu sáng, soi. ◇ Tạ Huệ Liên : "Tịch âm kết không mạc, Tiêu nguyệt hạo trung khuê" , (Đảo y ).
6. § Xưa dùng như "hạo" .
7. § Thông "hạo" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trắng, sáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trắng, trắng bạch, trắng bốc: Răng trắng;
② Sáng: Trăng vằng vặc giữa trời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Màu trắng — Một âm là Cáo. Xem vần Cáo.

Từ ghép 2

kiều
qiáo ㄑㄧㄠˊ, qiào ㄑㄧㄠˋ

kiều

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lông dài ở đuôi chim
2. nâng lên, cất lên, ngẩng lên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái lông dài ở đuôi chim.
2. (Danh) Đồ trang sức trên đầu phụ nữ, giống như đuôi chim. ◇ Bạch Cư Dị : "Hoa điền ủy địa vô nhân thu, Thúy kiều kim tước ngọc tao đầu" , (Trường hận ca ) Các đồ trang sức vứt bỏ trên mặt đất, ngọc cài đầu màu xanh biếc hình đuôi chim sẻ, không ai nhặt lên.
3. (Động) Cất lên, ngẩng lên. ◎ Như: "kiều thủ" ngẩng đầu, "kiều túc nhi đãi" kiễng chân mà đợi.
4. (Động) Kênh, vểnh, cong lên. ◎ Như: "giá trương bản đắng, lưỡng đầu đô kiều khởi lai liễu" , cái ghế dài này, hai đầu đều vênh lên cả rồi.
5. (Động) Lẻn đi, lẻn trốn. ◎ Như: "kiều gia" lẻn đi khỏi nhà, "kiều khóa" trốn học.
6. (Tính) Vượt trội, đặc xuất. ◎ Như: "kiều tú" tốt đẹp hơn cả, chỉ người tài giỏi đặc xuất. § Cũng như: "kiều sở" người tài năng kiệt xuất.

Từ điển Thiều Chửu

① Lông mã đuôi. Cái lông dài nhất ở đuôi chim gọi là kiều.
② Cất lên, như kiều túc nhi đãi kiễng chân mà đợi.
③ Cái gì trội hơn cả gọi là kiều, như kiều tú tốt đẹp hơn cả. Bạch Cư Dị : Hoa điền ủy địa vô nhân thâu, Thúy kiều kim tước ngọc tao đầu hoa trang sức trên đầu, thoa bằng vàng ngọc hình chim thúy chim tước rớt xuống đất không ai nhặt. Tản Ðà dịch thơ là: Ai người nhặt hoa rơi bỏ đất, Ôi! Thúy kiều ngọc nát vàng phai.
④ Kiều kiều cao ngất nghểu.
⑤ Ngẩng đầu lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngẩng (đầu) lên, cất (đầu, chân...): Ngẩng đầu nhìn bốn phía; Cất chân lên mà chờ;
② Vênh, cong lên: Tấm ván vênh;
③ (văn) Lông dài ở đuôi chim;
④ (văn) Trội bật hơn cả: Tốt đẹp hơn cả;
⑤ (văn) 【】kiều kiều [qiáoqiáo] Cao ngất nghểu. Xem [qiào].

Từ điển Trần Văn Chánh

Vênh lên, cong lên: Chiếc ghế vênh cả lên rồi! Xem [qiáo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đuôi chim có lông dài — Cất lên, ngẩng lên — Vẻ tươi tốt — Trội hơn, vượt lên.

Từ ghép 7

tình nguyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

tình nguyện, tự nguyện, tự giác

Từ điển trích dẫn

1. Cam lòng, cam tâm nguyện ý. ◇ Tuyên Hòa di sự : "Ngã cam thụ kì khổ bất quá, tình nguyện dữ tha giai vong" , (Nguyên tập ).
2. Thà cho, thà rằng. ◇ Lí Quần Ngọc : "Nhược giao thân ngọc thụ, tình nguyện tác kiêm gia" , (Long An tự giai nhân a tối ca ).
3. Lòng mong cầu, tâm nguyện, tâm chí. ◇ Tấn Thư : "Nhiên nhân tâm hệ thường, bất lũy thập niên, hiếu ác vị cải, tình nguyện vị di" , , , (Lưu Tụng truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Do lòng mình muốn, không ai ép buộc.
tập
xí ㄒㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. áo liệm người chết
2. tập kích, lẻn đánh, đánh úp
3. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo liệm người chết.
2. (Danh) Lượng từ: bộ, chiếc (đơn vị áo, chăn, đệm, v.v.). ◇ Sử Kí : "Tứ tướng quốc y nhị tập" (Triệu thế gia ) Ban cho tướng quốc hai bộ áo.
3. (Danh) Họ "Tập".
4. (Động) Mặc thêm áo liệm cho người chết.
5. (Động) Mặc thêm áo ngoài. ◇ Lễ Kí : "Hàn bất cảm tập, dưỡng bất cảm tao" , (Nội tắc ) Lạnh không dám mặc thêm áo ngoài, ngứa không dám gãi.
6. (Động) Mặc (quần áo). ◇ Tư Mã Tương Như : "Tập triều phục" (Thượng lâm phú ) Mặc triều phục.
7. (Động) Chồng chất, trùng lập. ◇ Hoài Nam Tử : "Thử thánh nhân sở dĩ trùng nhân tập ân" (Phiếm luận ) Do đó mà thánh nhân chồng chất đức nhân trùng lập ân huệ.
8. (Động) Noi theo, nhân tuần. ◎ Như: "duyên tập" 沿 noi theo nếp cũ. ◇ Lục Cơ : "Hoặc tập cố nhi di tân, hoặc duyên trọc nhi cánh thanh" , 沿 (Văn phú ) Hoặc theo cũ mà thêm mới, hoặc theo đục mà càng trong.
9. (Động) Kế thừa, nối tiếp, tiếp nhận. ◎ Như: "thế tập" đời đời nối tiếp chức tước. ◇ Tả truyện : "Cố tập thiên lộc, tử tôn lại chi" 祿, (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Cho nên nhận lộc trời, con cháu cậy nhờ.
10. (Động) Đánh bất ngờ, đánh úp. ◎ Như: "yểm tập" đánh úp. ◇ Tả truyện : "Phàm sư hữu chung cổ viết phạt, vô viết xâm, khinh viết tập" , , (Trang Công nhị thập cửu niên ) Phàm binh có chiêng trống gọi là "phạt", không có gọi là "xâm", gọn nhẹ bất ngờ (dùng khinh binh) gọi là "tập".
11. (Động) Đến với, đập vào. ◎ Như: "xuân phong tập diện" gió xuân phất vào mặt. ◇ Khuất Nguyên : "Lục diệp hề tố chi, phương phỉ phỉ hề tập dư" , (Cửu ca , Thiểu tư mệnh ) Lá xanh cành nõn, hương thơm ngào ngạt hề phả đến ta.
12. (Động) Điều hòa, hòa hợp. ◇ Hoài Nam Tử : "Thiên địa chi tập tinh vi âm dương" (Thiên văn ) Trời đất hợp khí làm thành âm dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo lót, một bộ quần áo gọi là nhất tập .
② Noi theo, như duyên tập 沿 noi cái nếp cũ mà theo. Đời nối chức tước gọi là thế tập .
③ Đánh lẻn, đánh úp, làm văn đi ăn cắp của người gọi là sao tập .
④ Áo liệm người chết.
⑤ Mặc áo.
⑥ Chịu nhận,
⑦ Hợp lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập kích, đột kích, đánh úp: Tập kích ban đêm. (Ngr) Thâm nhiễm, xâm nhập: Hơi lạnh thâm nhiễm vào người;
② Kế tục, noi theo, rập theo khuôn sáo cũ: Sao chép lại, quay cóp (văn, thơ của người khác), rập khuôn một cách máy móc; Thế truyền, cha truyền con nối;
③ (văn) Áo lót;
④ (văn) Áo liệm người chết;
⑤ (văn) Mặc áo;
⑥ (loại) Bộ, chiếc: Một chiếc áo bông;
⑦ (văn) Chịu nhận;
⑧ (văn) Hợp lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo mặc chồng ra ngoài — Nhiều lớp chồng chất — Một cái ( nói về quần áo ). Td: Y nhất tập ( một cái áo ) — Noi theo đời trước — Đánh úp.

Từ ghép 19

Từ điển trích dẫn

1. Không có gì là. ◇ Lão tàn du kí : "Cứu dân tức sở dĩ báo quân, tự hồ dã vô sở vị bất khả" , (Đệ thập cửu hồi).
2. Không đáng kể, không quan hệ. ◇ Thanh Xuân Chi Ca : "Ngã ma? Vô sở vị. Tùy tha môn chẩm ma bạn toàn hảo" ? . (Đệ nhất bộ, Đệ nhị tam chương).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.