bi
bēi ㄅㄟ

bi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buồn
2. thương cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau thương, đau buồn. ◇ Đỗ Phủ : "Vạn lí bi thu thường tác khách" (Đăng cao ) Ở xa muôn dặm, ta thường làm khách thương thu.
2. (Động) Nhớ thương. ◇ Hán Thư : "Du tử bi cố hương" (Cao Đế kỉ hạ ) Kẻ đi xa thương nhớ quê cũ.
3. (Danh) Sự buồn đau, sầu khổ. ◎ Như: "nhẫn bi" chịu đựng đau thương, "hàm bi" ngậm buồn, "nhạc cực sanh bi" vui tới cực độ sinh ra buồn.
4. (Danh) Lòng thương xót, hành vi để diệt trừ khổ đau cho con người (thuật ngữ Phật giáo). ◎ Như: "từ bi" lòng thương xót. § Ghi chú: Đạo Phật lấy "từ bi" làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.
5. (Tính) Đau thương, đau buồn. ◇ Thi Kinh : "Nữ tâm thương bi" (Bân phong , Thất nguyệt ) Lòng người con gái buồn đau.
6. (Tính) Buồn, thảm. ◎ Như: "bi khúc" nhạc buồn, "bi thanh" tiếng buồn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau, khóc không có nước mắt gọi là bi.
② Thương xót, đạo Phật lấy từ bi làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, sầu, bi. 【】bi ai [bei'ai] Bi ai, buồn rầu;
② Thương hại, thương đau, thương xót, lòng thương, lòng trắc ẩn.【】bi thiên mẫn nhân [beitian-mênrén] Buồn trời thương người, khóc hão thương hoài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn thương — Nhớ về. Chẳng hạn Bi cố hương ( buồn nhớ quê xưa ).

Từ ghép 33

oa
wō ㄨㄛ

oa

phồn thể

Từ điển phổ thông

tổ, hang, ổ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tổ, ổ, lỗ (chỗ chim, thú, côn trùng ở). ◎ Như: "phong oa" tổ ong, "điểu oa" tổ chim, "kê oa" ổ gà. ◇ Nguyễn Du : "Nhất thành nhân vật oa trung nghĩ" (Từ Châu đê thượng vọng ) Người vật trong thành như kiến trong tổ.
2. (Danh) Chỗ lõm, chỗ hoắm. ◎ Như: "tửu oa" lúm đồng tiền.
3. (Danh) Chỗ người ở, chỗ người tụ tập. ◎ Như: "tặc oa" ổ giặc, "thổ phỉ oa" ổ cướp.
4. (Danh) Lượng từ: lứa, ổ. ◎ Như: "nhất oa mã nghĩ" một ổ kiến càng, "mẫu cẩu tạc vãn sanh liễu nhất oa tiểu cẩu" chó mẹ tối hôm qua sinh được một lứa chó con.
5. (Động) Chứa chấp, tàng trữ. ◎ Như: "oa tàng tội phạm" chứa chấp kẻ tội phạm.
6. (Động) Uốn, cuốn. ◎ Như: "bả thiết ti oa cá viên khuyên" uốn dây thép thành một cái vòng tròn. ◇ Tây du kí 西: "Tu du, thế hạ phát lai, oa tác nhất đoàn, tắc tại na quỹ cước hột lạc lí" , , (Đệ tứ thập lục hồi) Giây lát, cạo tóc xong, cuốn thành một nắm, nhét vào một xó trong hòm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ở lỗ, ở ổ. Như phong oa tổ ong.
② Oa tàng , chứa chấp các kẻ vô lại cùng của ăn cắp gọi là oa tàng. Tục gọi là oa gia . Cũng gọi là oa chủ .
③ Tục gọi các chỗ lõm xuống là oa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ổ, tổ: Ổ gà; Tổ ong;
② Oa trữ, chứa chấp, chứa: Chứa kẻ gian;
③ Chỗ lõm, chỗ hoắm, lúm: Lúm đồng tiền;
④ Uốn: Uốn dây thép thành một cái vòng tròn;
⑤ (loại) Lứa, ổ: Một ổ gà con; Một lứa đẻ mười con lợn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hang — Sống trong hang — Chỗ thấp xuống, lõm xuống — Giấu đi. Cất kín đi.

Từ ghép 9

Từ điển trích dẫn

1. Người đã chết.
2. Người trốn chạy ra nước ngoài.
3. Tiếng để chửi mắng người khác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người chết. Ca dao: » Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân «.
ai
āi ㄚㄧ

ai

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buồn
2. thương cảm
3. tưởng nhớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thương, lân mẫn. ◇ Sử Kí : "Đại trượng phu bất năng tự tự, ngô ai vương tôn nhi tiến thực, khởi vọng báo hồ" , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Bậc đại trượng phu không tự nuôi nổi thân mình, tôi thương cậu nên cho ăn, chứ có mong báo đáp đâu.
2. (Động) Thương xót. ◇ Nguyễn Du : "Thế sự phù vân chân khả ai" (Đối tửu ) Việc đời như mây nổi thật đáng thương.
3. (Động) Buồn bã. ◎ Như: "bi ai" buồn thảm.
4. (Động) Thương tiếc. ◎ Như: "mặc ai" yên lặng nhớ tiếc người đã mất.
5. (Tính) Mất mẹ. ◎ Như: "ai tử" con mất mẹ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thương.
② Không có mẹ gọi là ai. Kẻ để tang mẹ mà còn cha gọi là ai tử .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn: Buồn thảm, đau xót, bi ai;
② Thương tiếc, thương nhớ: Mặc niệm, yên lặng tưởng nhớ người đã mất;
③ Thương hại, thương xót.【】ai liên [ailián] Thương hại, thương xót, động lòng trắc ẩn;
④ (văn) Mất mẹ: Kẻ mất mẹ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bi thương, buồn rầu — Lo lắng, lo buồn — Quý mến thương xót — Họ người, hậu duệ của Ai Công nước Lỗ.

Từ ghép 54

nô tì

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ có tội, phải vào làm đày tớ trong phủ quan — Kẻ đày tớ. » Bọt bèo là phận nô tì, dạy nghiêm, ở thảo hai bề vẹn hai « ( Gia huấn ca ).

nô tỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đứa hầu gái
hoãn, hoản
huǎn ㄏㄨㄢˇ, huàn ㄏㄨㄢˋ

hoãn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mắt lồi ra — Đẹp đẽ.

hoản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tốt đẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tròn xoe, tròn trịa. ◇ Thi Kinh : "Hữu đệ chi đỗ, Hữu hoản kì thật" , (Tiểu nhã , Đệ đỗ ) Có cây đỗ lẻ loi, Có trái tròn trịa.
2. (Tính) Sáng, lấp lánh. ◇ Vương An Thạch : "Hoản bỉ thiên thượng tinh" (Hòa nông cụ ) Sao trời kia lấp lánh.
3. (Tính) Tốt đẹp.
4. (Tính) Vẻ mỉm cười.
5. (Động) Lồi mắt ra.
6. (Động) Nhìn.
7. (Danh) Tên một nước chư hầu ngày xưa.
8. (Danh) Tên huyện, thời Xuân Thu, nay ở vào tỉnh An Huy. § Thông "hoàn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tốt đẹp.
② Hiển hoản vui hòa uyển chuyển. Hiển hoản hoàng điểu, tái hảo kì âm (Thi Kinh ) vui vui con chim vàng, đem lại tiếng ca hay.
③ Chắc.
④ Sao sáng lấp lánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mắt to (như );
② Sáng sủa;
③ Đẹp đẽ;
④ Chắc thịt (nói về cây trái);
⑤ Sao sáng lấp lánh;
⑥ Xem .
oanh
yīng ㄧㄥ

oanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

chim oanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim oanh. ◎ Như: "hoàng oanh" chim vàng anh.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim oanh. Hoàng oanh chim vàng anh.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Chim) oanh, vàng anh: Hoàng oanh, vàng anh, chim oanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim nhỏ, hót hay, lông vàng, nên còn gọi là Hoàng oanh. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lơ thơ tơ liễu buông mành, con oanh học nói trên cành mỉa mai « — Đừng lẫn con Oanh với con Hoàng oanh; Oanh là một thứ chim nhỏ lông rằn, hay hót trong bụi; Hoàng oanh là thứ chim lông vàng, mỏ phơn phớt đỏ và tiếng hót khác tiếng con Oanh. » Lơ thơ tơ liễu buông mành, con oanh học nói trên cành mỉa mai « ( Kiều ).

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Một ngày (thời gian một ngày và một đêm). ◎ Như: "nhất nhật bất kiến như tam thu hề" một ngày không thấy mặt lâu bằng ba mùa thu.
2. Một hôm (vào một ngày trong quá khứ). ◇ Nho lâm ngoại sử : "Nhất nhật, chính hòa Tần lão tọa trứ, chỉ kiến ngoại biên tẩu tiến nhất cá nhân lai" , , (Đệ nhất hồi).
3. Một ngày nào, bỗng một ngày, nhất đán. ◇ Chiến quốc sách : "Nhất nhật san lăng băng, thái tử dụng sự, quân nguy ư luy noãn" , , (Tần sách ngũ ) Ngày nào mà vua băng, thái tử lên nối ngôi, thì ông nguy như trứng để đầu đẳng (như trứng chất cao).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một ngày. Ca dao ta có câu: » Bây giờ kẻ bắt người nam, nhất nhật bất kiến như tam thu hề « — Hôm qua — Một ngày nào đó — Nhất nhật bất kiến như tam thu hề ( kinh thi

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khen ngợi, ca tụng.

tiểu ốc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

buồng nhỏ, ca-bin

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.